Dãy núi Tam Điệp

Phong cảnh núi rừng Cúc Phương nhìn từ đỉnh Mây Bạc cao nhất dãy Tam Điệp

Dãy núi Tam Điệp là dải núi cuối cùng của khối núi cao đá vôi Hòa Bình - Sơn La đâm nhô ra gần sát biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Điều đặc biệt là dãy núi Tam Điệp cắt ngang vùng đồng bằng duyên hải phía Bắc Việt Nam thành 2 phần châu thổ sông Hồngsông Mã nên nó được xem là ranh giới giữa miền Bắc và miền Trung. Núi Tam Điệp có giá trị như một bức tường thành thiên nhiên lợi hại ngăn cách hai vùng Ninh BìnhThanh Hoá và án ngữ các đường thủy bộ từ Bắc vào Nam từ xa xưa. Đấy là đường Thiên lý qua đèo Tam Điệp; đường thượng đạo từ Đồi Ngang đến Phố Cát và đường thủy qua cửa Thần Phù.[1] Dãy núi Tam Điệp chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa với vai trò là cái nôi của người tiền sử và là căn cứ quân sự nổi tiếng với các địa danh như: Đồi Ngang, Phố Cát, Đồng Giao, cửa Thần Phù; những di tích thuộc phòng tuyến Tam Điệp, khảo cổ học động Người Xưa, hang Con Moong, núi Ba, thung Lang, đền Sòng, đền Dâu, cửa Thần Phù và những danh thắng như rừng Cúc Phương, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, hồ Cánh Chim, hồ Đồng Thái, hồ Yên Thắng, động Từ Thức...

Dãy núi Tam Điệp dài khoảng 80 km, nằm trên ranh giới 9 huyện của 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh BìnhThanh Hóa. Cụ thể sườn Đông Bắc của núi lần lượt là 5 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy (Hòa Bình); Nho Quan, Tam Điệp, Yên Mô (Ninh Bình) còn bên sườn Tây Nam của núi lần lượt là 4 huyện Thạch Thành, Hà Trung, Bỉm Sơn và Nga Sơn (Thanh Hóa). Ranh giới giữa phần đông bắc của dãy núi Tam Điệp với khối núi Tây Bắc là một thung lũng hẹp có đường Hồ Chí Minh và sông Bưởi đi qua.

Dãy núi Tam Điệp gần như nối tiếp với khối núi cao của Hòa Bình - Sơn Larừng Cúc Phương với đỉnh Mây Bạc cao tới 648m, dãy núi này thấp dần về phía tây nam cho tới khi gần ra tới lợi nước Biển Đông, khu vực cửa biển Thần Phù. Riêng trong địa phận thành phố Tam Điệp và huyện Yên Mô (Ninh Bình), giáp giới hai huyện Hà TrungNga Sơn (Thanh Hóa), núi Tam Điệp dài trên 20 km, rộng từ 2 đến 7 km, với những ngọn núi cao trên dưới 200 m. Đây là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh BìnhThanh Hoá.

Dãy núi Tam Điệp xưa

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời tiền sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực Tam Điệp-Tràng An là một vùng đất cổ, những dấu tích người tiền sử ở dãy núi Tam Điệp cho thấy từ xa xưa nơi đây đã là một cái nôi của loài người. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn ở Núi Ba thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá cũ và một số hang động ở Tam Điệp có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình.

Di tích xưa nhất là di tích núi Ba - thuộc phường Bắc Sơn, thành phố Tam Điệp. Trong lớp trầm tích màu vàng dày hàng mét ở một số hang và sườn núi chứa nhiều răng hàm, xương chi đười ươi, xương răng các loại lợn rừng, nhím, voi răng kiếm... Niên đại của các hoá thạch động vật này khoảng 30 vạn năm về trước. Điều này, giúp ta hình dung về môi trường sống cổ xưa, những loài thú hoang dã ăn thịt, ăn cỏ, đây cũng là môi trường sống của người tối cổ. Di tích Thung Lang thuộc phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp. Năm 1941 nhà khoa học người Pháp J. Fromaget khai quật tìm thấy răng gấu tre và 01 hoá thạch răng người vượn (Homo eretus). Các học giả Việt Nam có quay lại địa điểm này tìm thấy hài cốt người và cho rằng là di cốt người tinh khôn (Homo Sapeins Sapiens).[2]

Vùng đất này nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông HồngBắc Trung Bộ. Đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng.

Trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, vùng Tam Điệp giữ một vị trí chiến lược trọng yếu, là “cổ họng Bắc-Nam”, là một bức tường thành tự nhiên án ngữ các đường giao thông thủy bộ Bắc-Nam qua vùng này. Người Việt vừa khai phá các đường giao thông đó nhằm mở rộng giao lưu kinh tế - văn hoá trong nước, vừa triệt để lợi dụng địa thế hiểm yếu để bịt kín các đường giao thông đó khi cần ngăn chặn kẻ thù từ bắc tiến vào. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh vị trí chiến lược của vùng Tam Điệp trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và cả trong một số cuộc nội chiến do các thế lực phong kiến gây ra.[3]

Vào đầu Công nguyên, nghĩa quân Hai Bà Trưng đã từng dựa vào tuyến địa hình núi rừng Tam Điệp - Thần Phù để chống cự lại cuộc tiến công đàn áp của quân Hán do Mã Viện chỉ huy. Đầu thế kỷ X, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền cũng dựa vào bức tường thành Tam Điệp để xây dựng và bảo vệ lực lượng ở Thanh Hoá, rồi tiến ra đánh bại quân xâm lược Nam Hán, lập nên chiến công lẫy lừng ở Đại La năm 930, Bạch Đằng năm 938. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông hồi thế kỷ XIII, triều Trần đã sử dụng bức tường thành Tam Điệp để bảo vệ hậu phương Ái - Diễn và làm chỗ dựa cho căn cứ Thiên Trường - Trường Yên. Trong kháng chiến chống Minh đầu thế kỷ XV, tuyến phòng thủ chủ yếu của Nhà Hồ đặt ở bờ sông Hồng với hai thành luỹ then chốt là Đông Đô và Đa Bang. Nhưng các đường thủy bộ qua Tam Điệp - Thần Phù cũng được triều Hồ cho lấp, dựng thành để ngăn chặn địch, bảo vệ thành Tây Đô ở Thanh Hoá. Sau khi cuộc kháng chiến do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại, nhiều phong trào yêu nước chống Minh cũng đã sử dụng vị trí và địa thế vùng Tam Điệp làm căn cứ khởi nghĩa hay bàn đạp tiến công địch. Năm 1426 - 1427, nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo cũng nhiều lần qua lại vùng Tam Điệp trên đường tiến ra giải phóng các lộ vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sang thế kỷ XVI, vùng Tam Điệp đã từng đau thương chứng kiến cảnh chia cắt và nội chiến do các phe phái phong kiến Lê - Trịnh và Mạc gây ra. Tam Điệp nằm trên đường phân giới giữa Nam triều - Bắc triều và là chiến trường của nhiều cuộc hỗn chiến phong kiến ấy.

Tam Điệp chứa đựng nhiều di tích lịch sử của nhiều trều đại. Nhưng Tam Điệp nổi tiếng trong lịch sử là với “nước cờ Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm, với phòng tuyến Tam Điệp của quân đội Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống Thanh năm 1788 - 1789, với tài cầm quân của nhà quân sự Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Trong văn thơ

[sửa | sửa mã nguồn]
Hồ Đồng Thái bên dãy núi Tam Điệp lúc hoàng hôn
Một góc hồ Đồng Chương

Quốc Sử quán triều Nguyễn thì viết

“… Đứng ở đỉnh núi trông ra ngoài biển, buồm thuyền như lá tre, hai ngọn phía tả hữu nơi thấp và bằng. Năm Thiệu Trị thứ 3 Vua xa giá tuần du phương Bắc, có làm thơ khắc vào đá dựng nhà bia ở ngọn giữa”.[4]

Hai câu cuối trong bài thơ khắc trên đỉnh đèo Ba Dội của vua Thiệu Trị như sau:

Thanh Ninh hai trấn đây ranh giới
Lên xuống, quanh co lượn khắc vùng.

Phan Huy Chú đã viết về ngọn núi cao, cỏ cây xanh tốt, đứng trên ngọn núi trông thấy biển lớn, là một cửa ải trọng yếu. Núi ở chung quanh, đường đi ở giữa, trông về hai bên tả hữu, núi như chậu úp một loạt, chỗ gần hết núi thì hai bên như bức vách đứng thẳng lên, giữa có một lối đi lại, tục truyền đó là miệng của thầy tu Khổng Lồ (tức sư Minh Không đời Lý, tục gọi là Khổng Lồ). Ngô Thì Sĩ đã có thơ vịnh:

Dãy núi trập trùng tầm mắt thoáng
Tựa đó đơm trời trấn Cửa Chân.[5]

Bài thơ Tam Điệp Sơn của Nguyễn Khuyến do Hoàng Tạo dịch có câu:

Phóng mắt đầu non Tam Điệp rõ,
Ngoảnh đầu dòng nước Cửu Long xa.

Bài thơ "Ký mộng" (Ghi lại giấc mộng) của Nguyễn Du do có câu được dịch nghĩa như sau:[6]

Núi Tam Điệp nhiều hổ báo,
Sông Lam lắm thuồng luồng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Khu 5: Khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Phác họa bức tranh thời tiền sử trên đất Ninh Bình
  3. ^ “Tam Điệp - cửa ải xung yếu trong lịch sử dân tộc”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí” Tập II – Nhà xuất bản KHXH, 1970 – trang 218
  5. ^ Tạm dịch thơ: Đặng Anh - Lịch Triều Hiến Chương loại chí. Tập 1. Sử học 1960 – trang 45
  6. ^ Dịch bài thơ "Ký mộng" của Nguyễn Du

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Đánh giá sơ bộ chung về giá trị của Cyno / Ayaka / Shenhe
Shenhe hiện tại thiên về là một support dành riêng cho Ayaka hơn là một support hệ Băng. Nếu có Ayaka, hãy roll Shenhe. Nếu không có Ayaka, hãy cân nhắc thật kĩ trước khi roll
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Five Elements Overcoming Hay được biết đến với cái tên " Ngũ Hành Tương Khắc " Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Sự kiện
Sự kiện "Di Lặc giáng thế" - ánh sáng giữa Tam Giới suy đồi
Trong Black Myth: Wukong, phân đoạn Thiên Mệnh Hầu cùng Trư Bát Giới yết kiến Di Lặc ở chân núi Cực Lạc là một tình tiết rất thú vị và ẩn chứa nhiều tầng nghĩa.