Yên Mô
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Yên Mô | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đồng bằng sông Hồng | ||
Tỉnh | Ninh Bình | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Yên Thịnh | ||
Trụ sở UBND | Đường Tỉnh 480C, tổ dân phố Trung Yên, thị trấn Yên Thịnh | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 16 xã | ||
Thành lập | 1/9/1994: tái lập | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Đỗ Trọng Luận | ||
Chủ tịch HĐND | Đinh Văn Hậu | ||
Bí thư Huyện ủy | Đinh Thị Thúy Ngần | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 20°4′59″B 106°0′0″Đ / 20,08306°B 106°Đ | |||
| |||
Diện tích | 146,10 km²[1] | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 121.086 người[1] | ||
Mật độ | 829 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 377[2] | ||
Biển số xe | 35-F1 35-AF | ||
Số điện thoại | 0229.3.869.554 | ||
Số fax | 0229.3.869.554 | ||
Website | yenmo | ||
Yên Mô là một huyện vùng trũng nằm ở phía nam tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Huyện Yên Mô nằm ở phía nam của tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 17 km về phía tây nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 110 km[3], có vị trí địa lý:
Huyện Yên Mô là khu vực vùng kinh tế tổng hợp dịch vụ du lịch, nông nghiệp, công nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Là vùng trọng điểm khai thác phát triển du lịch của tỉnh, có tiềm năng phát triển các loại hình du lịch văn hoá; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên đa dạng, hệ thống di tích và truyền thống lịch sử lâu đời. Là đầu mối giao thông quan trọng kết nối Ninh Bình với tỉnh Thanh Hóa.[3]
Yên Mô nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình, địa hình cơ bản chia làm hai vùng:
Với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa hải dương. Về mùa đông dãy núi thấp Tam Điệp nằm ở phía nam chặn đứng và phần nào tụ gió mùa đông bắc mùa đông tràn về nên trong khoảng đầu mùa đông đón nhận được những cơn mưa lượng khá hơn so với vùng lân cận (đây là đặc điểm chung của khí hậu sườn phía Bắc các dãy núi nói chung, dãy núi càng cao thì bản chất này càng thể hiện rõ nét và sâu sắc). Mùa đông nhiệt độ xuống thấp với nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là dưới 17 °C trong tháng 1. Nửa đầu mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 là kiểu thời tiết khô hanh, nửa cuối mùa đông là kiểu thời tiết nồm ẩm giao mùa vào tháng 2 đến tháng 4, lượng nồm ẩm cao hay thấp phụ thuộc vào gió mùa đông bắc cuối mùa thường lệch đông mang hơi ẩm. Độ ẩm cao nhất trong thời gian này có thể đạt tuyệt đối nếu đồng thời kết hợp được các yếu tố sau: gió mùa đông bắc lệch đông, nhiệt độ ngày hôm đó từ lạnh mà tăng dần lên và đang trong khoảng 18 - 26 °C trong đó nhiệt độ 22 °C là thích hợp nhất cho hiện tượng ngưng tụ ẩm từ lạnh sang nóng. Hiện tượng nồm ẩm sẽ tự mất đi khi nhiệt độ không khí không thích hợp (dưới 16 °C hoặc trên 28 °C). Đây cũng là kiểu thời tiết đặc trưng của huyện nói riêng và khu Đông Bắc Bộ nói chung vào tháng 2 đến tháng 4. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa thịnh hành là hướng gió đông nam mang nhiều hơi ẩm từ biển mát mẻ hơn và mưa nhiều, thời kỳ đầu mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 7 xen kẽ vào đó là những đợt gió mùa tây nam hay còn gọi là phơn tràn sang rất nóng và khô với nhiệt độ cao nhất có thể lên tới trên 40 °C.
Huyện Yên Mô có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Thịnh (huyện lỵ) và 16 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Mai Sơn, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Hưng, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Từ, Yên Thái, Yên Thành, Yên Thắng.
Huyện Yên Mô được hình thành từ rất sớm. Theo kết quả khảo cổ, vùng đất cổ Yên Mô đã có con người sinh sống cách ngày nay hàng vạn năm. Thời nhà Trần gọi là Mô Độ, thời thuộc Minh Yên Mô thuộc châu Trường Yên. Thời vua Lê Thánh Tông (1460- 1469) Yên Mô thuộc phủ Trường Yên. Đầu thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn vẫn gọi là Yên Mô, gồm 8 tổng với 59 xã, thôn, phường, trang, trại. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), cắt tổng Thần Phù thuộc huyện Nga Sơn, Thanh Hoá về huyện Yên Mô thuộc Phủ Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, huyện Yên Mô gồm 9 tổng với 65 xã, thôn: Tổng Yên Mô 10 xã, thôn; tổng Khánh Đàm (Yên Khánh): 9 xã thôn; Tổng Bạch Liên: 9 xã, thôn; Tổng Thổ Mật: 6 xã, thôn; Tổng Thần Phù: 8 xã, thôn; Tổng Yên Vân: 4 xã, thôn
Năm 1948 – 1949 hợp nhất các xã quy mô nhỏ thành lập 8 xã có quy mô lớn: Yên Lạc, Yên Mạc, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành.
Năm 1956, sau cải cách ruộng đất chia tách 8 xã thành lập 14 xã mới: Yên Bình, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành. Tháng 5 – 1961, xã Yên Lạc sáp nhập vào huyện Yên Khánh (nay là xã Khánh Hồng), ba xã Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng thuộc huyện Yên Khánh sáp nhập vào huyện Yên Mô. Huyện Yên Mô vào thời điểm 1961 gồm 16 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Yên Bình, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Sơn, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành.
Ngày 28 tháng 1 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Đồng Giao trực thuộc huyện Yên Mô.[4]
Ngày 23 tháng 2 năm 1974, giải thể thị trấn nông trường Đồng Giao, thành lập thị trấn Tam Điệp trực thuộc tỉnh Ninh Bình.[5]
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, sáp nhập thôn Liên Phương của xã Yên Từ vào xã Yên Nhân, sáp nhập thôn Bình Minh của xã Yên Từ vào xã Yên Phong, sáp nhập thôn Hưng Hiền của xã Yên Phú và xóm Trại Lão của xã Yên Thành vào xã Yên Mỹ, sáp nhập xóm Đông Thôn của xã Yên Thái vào xã Yên Lâm, sáp nhập xóm Giang Khương của xã Yên Thái vào xã Yên Thành, sáp nhập thôn Lam Sơn của xã Yên Hòa vào xã Khánh Thượng.[6]
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Yên Mô hợp nhất với huyện Kim Sơn thành huyện mới lấy tên là huyện Tam Điệp, với huyện lỵ là thị trấn Tam Điệp, thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.[7]
Năm 1982, thị trấn Tam Điệp và 2 xã Yên Bình, Yên Sơn tách khỏi huyện Tam Điệp để trở thành thị xã Tam Điệp (nay là thành phố Tam Điệp).
Ngày 10 tháng 1 năm 1984, chia xã Yên Phong thành 2 xã lấy tên là xã Yên Phong và xã Yên Từ.
Quyết định số 59-CP ngày 4 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ, sáp nhập thôn Đông Thôn của xã Yên Lâm vào xã Yên Thái; tách 10 xã thuộc huyện Yên Khánh trước đây để tái lập huyện Yên Khánh, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô, gồm 15 xã: Khánh Dương, Khánh Thịnh, Khánh Thượng, Yên Đồng, Yên Hòa, Yên Lâm, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, Yên Phong, Yên Phú, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Từ.[8]
Ngày 7 tháng 6 năm 1997, thành lập thị trấn Yên Thịnh, thị trấn huyện lỵ huyện Yên Mô trên cơ sở 56,2 ha diện tích tự nhiên và 1.347 nhân khẩu của xã Yên Phú; 99,32 ha diện tích tự nhiên và 2.776 nhân khẩu của xã Khánh Thịnh.
Ngày 4 tháng 8 năm 2000, tách thôn Hưng Hiền thuộc xã Yên Mỹ để thành lập xã Yên Hưng; chia xã Khánh Thượng thành 2 xã Khánh Thượng và Mai Sơn.
Ngày 28 tháng 11 năm 2012, theo Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ, sáp nhập toàn bộ 397,97 ha diện tích tự nhiên, 3.288 nhân khẩu của xã Yên Phú và 159,76 ha diện tích tự nhiên, 1.233 nhân khẩu của xã Khánh Thịnh về thị trấn Yên Thịnh quản lý.
Huyện Yên Mô có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
Huyện có rất nhiều làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nghề phụ. Các làng nghề ở Yên Mô chủ yếu là làng nghề chế biến, đan dệt cói chiếm tới 9 làng (riêng xã Yên Lâm có tới 4 làng). Trong số những làng nghề tại huyện thì có tới 11 làng nghề là làng nghề truyền thống. Các làng nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nghề phụ tại huyện:
Yên Mô có các chợ sau là được xếp hạng chợ loại 2, 3 ở Ninh Bình:
|
| ||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Ninh Bình |
Huyện Yên Mô có diện tích 146,10 km², dân số năm 2021 là 121.086 người, mật độ dân số đạt 829 người/km².[1]
Huyện Yên Mô có diện tích 146,10 km², dân số năm 2020 là 119.995 người, mật độ dân số đạt 821 người/km².[9]
Huyện Yên Mô có diện tích 144,74 km², dân số năm 2019 là 118.469 người[10], mật độ dân số đạt 819 người/km².
Yên Mô có khoảng 10% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Yên Mô có hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, hang Trời, cửa biển Thần Phù và Sân golf Yên Thắng là những điểm đến du lịch rất hấp dẫn.
Yên Mô có 3 km quốc lộ 1 chạy qua xã Mai Sơn, quốc lộ 12B chạy dài từ Kim Sơn qua trung tâm huyện nối với Tam Điệp và các tỉnh Tây Bắc. Trên địa bàn huyện cũng có 2 tỉnh lộ là 480 (nối Quốc lộ 1 tới Tân Thành, Kim Sơn) và tỉnh lộ 480B (nối thị trấn Yên Thịnh tới xã Lai Thành, Kim Sơn). Đồng thời, nơi đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn và điểm đầu của đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đi qua.
Theo Quyết định số: 2179/ QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2007 của UBND tỉnh Ninh Bình V/v phê duyệt Quy hoạch giao thông đường thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 thì Yên Mô có các cảng và các bến đò đường thủy sau:
Dưới đây là danh sách các bến đò ở Yên Mô:
Tên bến đò | Vị trí | Sông | Lý trình | Mức độ liên kết | Giai đoạn |
---|---|---|---|---|---|
Bến đò Vạc | Khánh Dương | Sông Vạc | 4 | Liên xã | 2010-2015 |
Bến đò Bâu | Khánh Thượng | Sông Vạc | 10 | Liên xã | 2010-2015 |
Bến đò Đức Hậu 2 | Yên Từ | Sông Hoàng Long | 13+700 | Liên xã | 2010-2015 |
Bến đò Vạc | Khánh An | Sông Vạc | 8 | Liên xã | 2016-2020 |
Bến đò Đức Hậu 2 | Yên Nhân | Sông Vạc | 13 +700 | Liên xã | 2016-2020 |
Yên Mô là quê hương của nhiều danh nhân tiêu biểu như: Trần Triệu Cơ, Ninh Tốn, Vũ Phạm Khải, Phạm Thận Duật, Tạ Uyên, Vũ Xuân Hồng, Nguyễn Thị Thanh...
Đại Nam nhất thống chí có nói đến "Trường Yên thất hào", bảy người Ninh Bình nổi danh đời Lê. Đó là Hiển trung đại phu Hoàng Trọng Cung người huyện Yên Khánh, Tham nghị Nguyễn Tử Dự người Giá Hộ (Hoa Lư), Thừa chính Nguyễn Đoan Tước người Phúc Am (thành phố Ninh Bình), Thị độc Ninh Tốn, người Côi Trì (Yên Mỹ, Yên Mô), Hiến phó sứ Nguyễn Đình Chí, người Bồ Xuyên (Yên Thành, Yên Mô), Thiêm sự Trịnh Xuân người Yên Liêu (Khánh Thịnh, Yên Mô) và Tham chính Phạm Kiêm Huyền người Thiên Trì (Yên Mạc, Yên Mô).
Huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu