Dĩnh Quý phi

Thanh Cao Tông Dĩnh Quý phi
清高宗穎貴妃
Càn Long Đế Quý phi
Thông tin chung
Sinh(1731-03-07)7 tháng 3, 1731
Mất14 tháng 3, 1800(1800-03-14) (69 tuổi)
Thọ Khang cung (壽康宮), Tử Cấm Thành, Bắc Kinh
An táng13 tháng 2 năm 1801
Phi viên tẩm của Dụ lăng
Phối ngẫuThanh Cao Tông
Càn Long Hoàng đế
Tước hiệu[Thường tại; 常在]
[Quý nhân; 贵人]
[Dĩnh tần; 颖嫔]
[Dĩnh phi;頴妃]
[Dĩnh Quý phi; 穎貴妃]
Thân phụNạp Thân

Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị (chữ Hán: 穎貴妃巴林氏, 7 tháng 3 năm 1731 - 14 tháng 3 năm 1800), xuất thân Mông Cổ Tương Hồng kỳ, là một phi tần của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà còn là mẹ nuôi của Khánh Hy thân vương Vĩnh Lân.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhập cung làm phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị sinh ngày 29 tháng 1 (âm lịch) năm Ung Chính thứ 9 (1731), con gái của Đô thống Bát kỳ, Khinh xa Đô úy Nạp Thân (納親), thuộc Mông Cổ Tương Hồng kỳ. Bà kém Càn Long Đế tầm 20 tuổi.

Năm Càn Long thứ 13 (1748), tháng giêng, Ba Lâm thị thông qua Bát kỳ tuyển tú nhập cung, vị phân của bà là Thường tại, thường được gọi là Na Thường tại (那常在). Cùng năm, ngày 12 tháng 4 (âm lịch), thăng Quý nhân[1]. Đến năm thứ 16 (1751), ngày 2 tháng 1, tấn Dĩnh tần (穎嬪). Theo Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ soạn thảo, chữ Dĩnh theo Mãn ngữ là 「Susultunga」, có nghĩa là "thông minh". Cùng năm đó, ngày 8 tháng 6 (âm lịch), lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Thượng thư Lương Thư Chính (梁诗正) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Tung Thọ (嵩寿) làm Phó sứ, hành lễ sắc phong Tần vị[2].

Năm Càn Long thứ 24 (1759), ngày 21 tháng 11, ra chỉ dụ tấn phong là Dĩnh phi (穎妃). Ngày 18 tháng 12, mệnh Đại học sĩ Tưởng Phổ (蒋溥) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Trần Đức Hoa (陈德华) làm Phó sứ, hành Phi sắc phong lễ[3]. Bà ở vị trí này đến tận khi Càn Long Đế trở thành Thái thượng hoàng.

Trước ngày diễn ra lễ phong Phi, vào ngày 21 tháng 11, Càn Long Đế ban thưởng cho Dĩnh phi cùng Khánh phiDự tần mỗi người một mâm san hô triều châu. Đầu tháng 12, trước khi cử hành phong Phi, Càn Long Đế lại thưởng ngân lượng cho Dĩnh phi, cùng Lệnh Quý phi, Khánh phi và Dự tần. Dĩnh phi khi tại vị trú ở Cảnh Nhân cung. Năm Càn Long thứ 29 (1764), ngày 22 tháng 3, phong cho nữ tử học quy củ ở Cảnh Nhân cung làm Võ Thường tại.

Năm Càn Long thứ 32 (1767), tháng 9, Càn Long Đế mệnh Trữ Tú cung Hoàng quý phi (tức Hoàng quý phi Ngụy thị), Cảnh Nhân cung Dĩnh phi, Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa cùng Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa đi thăm bệnh con gái của ông là Hòa Thạc Hòa Gia Công chúa. Theo Uy Mã Đương (餵馬檔) ghi lại, ngay trong ngày các vị xuất phát đến thì Hòa Gia Công chúa đã qua đời, thời gian đã muộn. Trong thời điểm Trữ Tú cung Hoàng quý phi Ngụy thị bệnh nặng không thôi, Dĩnh phi thường đến Trữ Tú cung chăm sóc tận tình.

Tấn phong Quý phi

[sửa | sửa mã nguồn]
Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị

Năm Gia Khánh 3 (1798), ngày 15 tháng 4, Thái Thượng hoàng Càn Long ra chiếu chỉ: ["Dĩnh phi tại vị lâu năm, lại quá tuổi thất tuần, nên tấn phong làm Quý phi"]. Tháng 10 năm đó, mệnh Đại học sĩ Tô Lăng A (苏凌阿) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Đức Minh (德明) làm Phó sứ, hành Quý phi sắc phong lễ[4].

Sau khi Càn Long Thượng hoàng băng hà, Gia Khánh Đế tôn gọi bà là Dĩnh Quý Thái phi (穎貴太妃), cùng một Thái phi khác là Uyển Quý Thái phi ở tại Thọ Khang cung (壽康宮).

Năm Gia Khánh thứ 5 (1800), ngày 29 tháng 1 (âm lịch), em trai của Gia Khánh Đế là Vĩnh Lân, cũng chính là Hoàng tử do Dĩnh Quý Thái phi nuôi dưỡng, đã một mình tổ chức thọ thần cho bà. Vì không có con cái, lại một mình đơn độc trong thâm cung đã lâu, Ba Lâm thị rất vui. Tuy nhiên Gia Khánh Đế lại nổi giận, gọi em trai tới trách mắng vì hành vi tự tung tự tác. Chính vì điều này, mà thọ thần 70 của bà trở nên nặng nề. Khoảng 20 ngày sau đó, tức ngày 19 tháng 2 (âm lịch), Dĩnh Quý phi Ba Lâm thị qua đời, thọ 70 tuổi.

Năm Gia Khánh thứ 6 (1801), ngày 13 tháng 2 (âm lịch), bà được an táng tại Phi viên tẩm trong Dụ lăng, Thanh Đông lăng.

Phim ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim điện ảnh và truyền hình Diễn viên Nhân vật
2018 Như Ý truyện Trương Giai Ninh Ba Lâm Mi Nhược
2018 Diên Hi công lược Lưu Lã Dĩnh quý nhân
2018 Thiên mệnh Lư Uyển Nhân Dĩnh quý thái phi

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裏食肉底賬》陈贵人官女子四人,五月陈嫔官女子四人;慎贵人官女子四人、陆常在官女子三人、五月陆贵人官女子三人;那常在官女子二人,家下女子一人,五月那貴人仍相同;柏常在官女子三人;林常在官女子三人,五月林貴人仍相同;揆常在官女子三人,鄂常在官女子三人。
  2. ^ 《清實錄乾隆朝實錄》卷之三百九十二: 癸卯。冊封穎嬪。慶嬪。命協辦大學士尚書梁詩正為正使。禮部侍郎嵩壽為副使。持節、冊封貴人巴林氏為穎嬪。冊文曰。朕惟協贊椒塗。允賴柔嘉之質。承流瑤殿。宜昭寵錫之榮。式畀龍章。用光令典。爾貴人巴林氏。早侍中闈。克襄內則。矢恪勤而奉職。圖史靡愆。勵淑慎以持躬。珩璜表度。茲仰承皇太后慈諭。以金冊晉封爾為穎嬪。爾其祇膺象服。彌彰婉順之儀。丕荷鴻施。益懋溫恭之範。欽哉。
  3. ^ 命大学士蒋溥为正使。礼部尚书陈德华为副使。持节册封颖嫔巴林氏为颖妃。册文曰。朕惟椒庭赞化。彰恭顺于彤闱。璇殿承恩。广蕃禧于紫掖。爰稽令典。式播温纶。尔颖嫔巴林氏。夙著芳箴。久襄内治。赞玉齍于中壸。淑慎其仪。被褕翟于深宫。柔嘉维则。兹仰奉皇太后懿旨。册封尔为頴妃。尚其舂容琼佩。用襄坤德之含章。左右金根。上介春晖之纯嘏。钦哉。
  4. ^ 命大学士苏凌阿为正使、礼部尚书德明为副使、持节册封颖贵妃。册文曰。朕惟承恩婉顺。芳箴夙著彤闱。锡福康强。令典宜加紫掖。爰颁凤诏。用贲鸾书。尔頴妃巴林氏、淑慎聿彰。柔嘉允协。位崇九御。欣壸职之久襄。年近七旬。应宏阶之递进。兹特晋封为贵妃。锡之册宝。尔其知恩敬受。长符吉于安贞。迪德懋修。倍引和于雍穆。钦哉。
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). Thanh sử cảo (清史稿) (bằng tiếng Trung). quyển 214.
  • Noble Consort Ying
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Nhân vật Bukubukuchagama (ぶくぶく茶釜) - Overlord
Bukubukuchagama là một trong chín thành viên đầu tiên sáng lập guid Ainz Ooal Gown và cũng là 1 trong 3 thành viên nữ của guid.
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là gì?
Bố cục chụp ảnh là cách chụp bố trí hợp lí các yếu tố/ đối tượng khác nhau trong một bức ảnh sao cho phù hợp với ý tưởng người chụp.
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng
Bản vị vàng hay Gold Standard là một hệ thống tiền tệ trong đó giá trị của đơn vị tiền tệ tại các quốc gia khác nhau được đảm bảo bằng vàng (hay nói cách khác là được gắn trực tiếp với vàng.