Quý nhân (chữ Hán: 貴人; Bính âm: guì rén) là một cấp bậc danh phận của phi tần trong hậu cung của Hoàng đế trong khối Đông Á. Đôi khi đây cũng là một cách gọi chung của những người xuất thân quyền quý.
Danh vị Quý nhân đã xuất hiện không chính thức ở thời Tây Hán. Hiếu Thành Hứa Hoàng hậu khi bị phế ở Trường Định cung, đã được gọi là 「Trường Định Quý nhân; 長定貴人」.
Dưới thời Đông Hán, hậu cung có cách sắp xếp thứ bậc, tước vị Quý nhân chính thức trở thành danh hiệu cho phi tần. Hán Quang Vũ Đế thiết lập hậu cung, dưới Hoàng hậu chia thành 4 bậc: [Quý nhân; 貴人], [Mỹ nhân; 美人], [Cung nhân; 宮人] và [Thái nữ; 采女][1]. Hầu hết trước khi phong hậu, các Hoàng hậu Đông Hán đều được phong qua tước vị Quý nhân, ví dụ: Quách Thánh Thông, Âm Lệ Hoa rồi Đặng Tuy.
Tới thời Tào Ngụy, Tây Tấn rồi Nam Bắc triều, Quý nhân được liệt vào hàng cao chỉ sau Hoàng hậu. Như Tống Hiếu Vũ Đế thiết lập Tam phu nhân, bao gồm: [Quý phi; 貴妃], [Quý tần; 貴嬪] và [Quý nhân; 貴人]. Thời Bắc Ngụy ban đầu, dưới Hoàng hậu có Chiêu nghi, Quý nhân rồi Phu nhân. Sang thời nhà Tống, tước vị Quý nhân chỉ thuộc hàng "Chính ngũ phẩm", đã giảm đi đáng kể so với khi trước[2]. Đặc biệt trong hậu cung nhà Thanh, Quý nhân là một trong 3 phân vị kém nhất trong hậu cung nhà Thanh, chỉ trên Thường tại và Đáp ứng[3].
Ở hậu cung nhà Triều Tiên, tước vị Quý nhân thuộc hàng "Tòng nhất phẩm", chỉ dưới Vương phi và Tần. Tại Việt Nam, cấp bậc này được quy định trong nội đình nhà Nguyễn, là bậc thứ 7 trong 9 bậc cung giai, gọi là [Thất giai Quý nhân; 七階貴人].
Minh Ý Trinh tần Triệu thị - sủng thiếp của vua Injo, nổi tiếng độc ác và lũng đoạn triều chính vào thời kì cuối của Injo. Sau bị phế và xử tử. Từng được phong Quý nhân.
Bài viết này cung cấp góc nhìn tổng quát về ba loại thể tạng phổ biến nhằm giúp bạn hiểu rõ cơ thể và xây dựng lộ trình tập luyện, nghỉ ngơi và ăn uống phù hợp.