Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. |
Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. |
– | |
---|---|
Dấu gạch ngang |
Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự dấu gạch nối và dấu trừ nhưng khác với các ký hiệu này về chiều dài và trong một số phông chữ, chiều cao trên đường cơ sở.[1][2]
Dấu gạch ngang được dùng trong đầu mục liệt kê, cụm liên danh, liên số, đánh dấu phần chú thích, đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Giữa nó và các từ, tiếng khác phải có dấu cách (khoảng trắng) ở hai bên.
Lưu ý dấu gạch ngang rất dễ nhầm lẫn với dấu gạch nối, kí hiệu (-). Dấu gạch nối không phải là dấu câu, ngắn hơn dấu gạch ngang, không có dấu cách giữa nó với các tiếng khác trong từ phiên âm có nhiều tiếng và dữ liệu ngày giờ. Một số ví dụ dùng dấu gạch nối như: Lê-nin, Ê-đi-xơn, Ma-ri Quy-ri, 31-01-2020.
Cách phân biệt nhận biết nhưng rất ít được để ý là giữa dấu gạch nối và chữ cái sẽ không có dấu cách (khoảng trắng), còn giữa dấu gạch ngang và chữ cái thì có dấu cách. Ví dụ: văn-thể-mỹ (dấu gạch nối), văn hóa – giáo dục (dấu gạch ngang)
Các công dụng của dấu gạch ngang:
Một số tên địa danh ở Việt Nam sử dụng dấu gạch ngang: Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Rang – Tháp Chàm, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai – Kon Tum.