Danh sách lãnh đạo chính phủ Estonia

Dưới đây là danh sách những người đứng đầu chính phủ Estonia từ năm 1918, kể cả các chức danh như Chủ tịch Hội đồng Trưởng lão (1918), Thủ tướng (1918–1920; 1934–1940 và từ 1990), Quốc trưởng (1920–1934) hoặc Thủ tướng-Tổng thống (1937–1938). Văn phòng Thủ tướng (Peaminister) được thành lập sau khi Estonia giành độc lập năm 1918. Từ năm 1918 đến năm 1934, Estonia là một quốc gia theo thể chế cộng hòa đại nghị, đây là thể chế mà tổng thống và các bộ trưởng chịu ảnh hưởng từ sự tín nhiệm của hệ thống nghị viện. Tuy nhiên, thay vì là tổng thống thì chức vụ điều hành chính phủ là Thủ tướng và từ năm 1920 đến năm 1934 là Quốc trưởng (Riigivanem).

Hiến pháp năm 1934 cho phép Quốc trưởng đóng vai trò Tổng thống, khi đó thì chức vụ lãnh đạo chính phủ được tách riêng ra và chức vụ Thủ tướng được tái lập. Tuy nhiên, việc này bị ngăn cản bởi cuộc đảo chính của nguời đứng đầu chính phủ khi đó là Konstantin Päts. Trong thời kỳ mà ông điều hành đất nước, ông đảm nhiệm cả hai chức vụ là Quốc trưởng và Thủ tướng. Ông cũng là người cuối cùng tạm giữ chức vụ cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống sau đó được tiến hành. Vào năm 1937, chức vụ Thủ tướng và Tổng thống được sát nhập lại thành chức Thủ hiến-Nhiếp chính (Riigihoidja). Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau khi hiến pháp 1938 được ban hành, khi này Konstantin Päts chấp nhận từ bỏ chức vụ Thủ tướng cho người kế nhiệm tiếp theo.

Sau sự kiện Liên Xô chiếm đóng Estonia năm 1940, Johannes Vares được tuyên bố là tân Thủ tướng Estonia, tuy nhiên tuyên bố này được người Estonia cho là không hợp pháp. Theo hiến pháp năm 1938, Thủ tướng sẽ đảm nhiệm vị trí mà Tổng thống để lại trong trường hợp mà chức vụ Tổng thống bị bỏ ngỏ, giống như động thái của chính phủ lưu vong Estonia thực hiện sau đó. Chính phủ lưu vong khôi phục lại chức vụ Thủ tướng vào năm 1990.

Danh sách lãnh đạo chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích:

  • Các đảng tham gia nội các sau khi nhiệm kỳ bắt đầu sẽ được in nghiêng.
  • Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ sẽ được gạch chân và in nghiêng.
  • Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ nhưng các bộ trưởng vẫn ở lại tại nhiệm tại nội các sẽ được gach chân.
  • Các đảng rời nội các trước khi kết thúc nhiệm kỳ và các bộ trưởng của đảng đó rời nội các trong khoảng thời gian từ sau khi đảng đó rời khỏi nội các (hoặc ra khỏi đảng) cho đến trước khi người đứng đầu nội các kết thúc nhiệm kỳ được gạch ngang và in nghiêng.
  • Ngược lại, khi các bộ trưởng của đảng đó rời đi (hoặc ra khỏi đảng) hết mà đảng vẫn quyết định ở lại mà không giữ chức vụ bộ trưởng nào thì đảng đó sẽ được gạch chân và gạch ngang.
  • Các đảng gia nhập nội các sau khi nội các được thành lập; sau đó toàn bộ bộ trưởng tham gia nội các từ chức nhưng không rời nội các; sau đó nữa thì đảng này tái bổ nhiệm các bộ trưởng mới trở lại nội các thì đảng đó sẽ được gạch chân, gạch ngang và in nghiêng.
  • Các kí hiệu đại diện cho liên minh đảng trong nội các được in đậm và in nghiêng.
Tên Chân dung Nhiệm kỳ tại nhiệm Thời gian nhiệm sở Đảng Nội các Quốc hội
(Tuyển cử)
Nguyên thủ quốc gia
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng của Chính phủ Lâm thời (1918)
Chủ tịch chính phủ Lâm thời (1918 – 1919)
24 tháng 2 năm 1918 12 tháng 11 năm 1918 1 năm, 75 ngày Liên minh Nhân dân Quốc gia
(EMRL)
Tạm quyền Päts I
(EMRLETEEDEESDTP)
Tỉnh vụ viện Tạm quyền
(1917)
Không có
12 tháng 11 năm 1918 27 tháng 11 năm 1918 Tạm quyền Päts II
(EMRLETEEDEESDTP)[a]
27 tháng 11 năm 1918 9 tháng 5 năm 1919 Tạm quyền Päts III
(EMRLETEEDEEREESDTPSEEVKK)[b]
Otto Strandman
(1875 – 1941)
Thủ tướng
9 tháng 5 năm 1919 18 tháng 11 năm 1919 194 ngày Đảng Lao động (ETE) Strandman I
(ETEESDTPERE)[c]
Hội đồng lập hiến
(1919)
Jaan Tõnisson
(1868 – 1941?)
Thủ tướng
18 tháng 11 năm 1919 28 tháng 7 năm 1920 254 ngày Đảng Nhân dân (ERE) Tõnisson I
(EREETEESDTP)[d]
Ado Birk
(1883 – 1942)
Thủ tướng
28 tháng 7 năm 1920 30 tháng 7 năm 1920 3 ngày Đảng Nhân dân (ERE) Birk
(EREETEKRE)
Jaan Tõnisson
(1868 – 1941?)
Thủ tướng
30 tháng 7 năm 1920 26 tháng 10 năm 1920 89 ngày Đảng Nhân dân (ERE) Tõnisson II
ERE
Ants Piip
(1868 – 1941?)
Thủ tướng (1920)
Quốc trưởng (1920 – 1921)
26 tháng 10 năm 1920 20 tháng 12 năm 1920 92 ngày Đảng Lao động (ETE) Piip
ETE
20 tháng 12 năm 1920 25 tháng 1 năm 1921
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Quốc trưởng
25 tháng 1 năm 1921 21 tháng 11 năm 1922 301 ngày Liên hội Nông dân (PK) Päts I
(PKETEEREKRE)[e]
I
(1920)
Juhan Kukk
(1885 – 1942)
Quốc trưởng
21 tháng 11 năm 1922 2 tháng 8 năm 1923 255 ngày Đảng Lao động (ETE) Kukk
(ETEPKERE)[f]
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Quốc trưởng
2 tháng 8 năm 1923 26 tháng 3 năm 1924 238 ngày Liên hội Nông dân (PK) Päts II
(PKKREEREETE)[g]
II
(1923)
Friedrich Karl Akel
(1871 – 1941)
Quốc trưởng
26 tháng 3 năm 1924 16 tháng 12 năm 1924 266 ngày Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo (KRE) Akel
(KREETEERE)
Jüri Jaakson
(1870 – 1942)
Quốc trưởng
16 tháng 12 năm 1924 15 tháng 12 năm 1925 1 năm, 0 ngày Đảng Nhân dân (ERE) Jaakson
(EREPKESDTPESTPETEKRE)[h]
Jaan Teemant
(1872 – 1941?)
Quốc trưởng
15 tháng 12 năm 1925 23 tháng 7 năm 1926 1 năm, 360 ngày Liên hội Nông dân (PK) Teemant I
(PKETEKREARVKRVP)[i]
23 tháng 7 năm 1926 4 tháng 3 năm 1927 Teemant II
(PKARVKKREEREÜMSL)
III
(1926)
4 tháng 3 năm 1927 9 tháng 12 năm 1927 Teemant III
(PKARVKEREKREÜMSL)
Jaan Tõnisson
(1868 – 1941?)
Quốc trưởng
9 tháng 12 năm 1927 4 tháng 12 năm 1928 362 ngày Đảng Nhân dân (ERE) Tõnisson III
(EREPKARVKETE)
August Rei
(1886 – 1963)
Quốc trưởng
4 tháng 12 năm 1928 9 tháng 7 năm 1929 218 ngày Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa (ESTP) Rei
(ESTPARVKETEKRE)
Otto Strandman
(1875 – 1941)
Quốc trưởng
9 tháng 7 năm 1929 12 tháng 2 năm 1931 1 năm, 219 ngày Đảng Lao động (ETE) Strandman II
(ETEARVKPAVKPKKREERE)[j]
IV
(1929)
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Quốc trưởng
12 tháng 2 năm 1931 19 tháng 2 năm 1932 1 năm, 8 ngày Liên hội Nông dân (PK) Päts III
(PK/(PAVK)–ERE/(KRE)→RKEESTP)[k]
Jaan Teemant
(1872 – 1941?)
Quốc trưởng
19 tháng 2 năm 1932 19 tháng 7 năm 1932 152 ngày Liên hội Nông dân (PK) Teemant IV
(PK/(PAVK)→ÜPERKE)[l]
Đảng Liên hiệp Nông dân (ÜPE)
Karl August Einbund
(sau là Kaarel Eenpalu)
(1888 – 1942)
Quốc trưởng
19 tháng 7 năm 1932 1 tháng 11 năm 1932 106 ngày Đảng Liên hiệp Nông dân (ÜPE) Einbund I[m]
(ÜPERKE)
V
(1932)
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Quốc trưởng
1 tháng 11 năm 1932 18 tháng 5 năm 1933 199 ngày Đảng Liên hiệp Nông dân (ÜPE) Päts IV
(ÜPERKEESTP)
Jaan Tõnisson
(1868 – 1941?)
Quốc trưởng
18 tháng 5 năm 1933 21 tháng 10 năm 1933 164 ngày Đảng Trung dung Dân tộc (KRE) Tõnisson IV
(RKEPK)
Konstantin Päts
(1874 – 1956)
Quốc trưởng (1933 – 1934)
Thủ tướng với quyền lực của Quốc trưởng (1934 – 1937)
Thủ hiến-Nhiếp chính (1937 – 1938)
21 tháng 10 năm 1933 24 tháng 1 năm 1934 4 năm, 186 ngày Liên hội Nông dân (PK)[n] Päts V
Không liên minh đảng phái[o]
24 tháng 1 năm 1934 3 tháng 9 năm 1937 Không[p] Quốc hội bị đình chỉ[q] Tổng thống với quyền hạn của Thủ tướng
Konstantin Päts
3 tháng 9 năm 1937 24 tháng 4 năm 1938 Không có
Karl August Einbund
(sau là Kaarel Eenpalu)
(1888 – 1942)
Quyền Thủ tướng (1938)
Thủ tướng (1938 – 1939)
24 tháng 4 năm 1938 9 tháng 5 năm 1938 1 năm, 172 ngày Không[p] Tổng thống
Konstantin Päts

(1938 – 1940)
9 tháng 5 năm 1938 12 tháng 10 năm 1939 Eenpalu II
Không liên minh đảng phái[m]
VI
(1938)
Jüri Uluots
(1890 – 1945)
Thủ tướng
12 tháng 10 năm 1939 21 tháng 6 năm 1940[r] 254 ngày Không[p] Uluots
Không liên minh đảng phái
Liên Xô chiếm đóng lần thứ nhất (1940 – 1941)
Đức chiếm đóng (1941 – 1944)
Otto Tief
(1889 – 1976)
Quyền Thủ tướng
18 tháng 9 năm 1944[s] 25 tháng 9 năm 1944[r] 8 ngày Không Tief
Không liên minh đảng phái
Quốc hội bị đình chỉ Tổng thống với quyền hạn của Thủ tướng
Jüri Uluots[t]
Liên Xô chiếm đóng lần thứ hai (1944 – 1991)
(Xem Chính phủ lưu vong Estonia)
Edgar Savisaar
(Sinh 1950)
Thủ tướng chính phủ Lâm thời
Tập tin:Edgar Savisaar (1992) (417648 ERM Fk3051 17387 417648).jpg 3 tháng 4 năm 1990[u] 29 tháng 1 năm 1992 1 năm, 302 ngày Mặt trận Nhân dân Estonia (ERR)[v] Savisaar Tạm quyền
Một vài liên minh đảng phái
Xô Viết Tối cao (1990)[w] Chủ tịch Xô viết Tối cao
Đảng Trung dung Nhân dân Estonia (ERKE) Chủ tịch Hội đồng Tối cao
Arnold Rüütel[w]
Tiit Vähi
(Sinh 1947)
Thủ tướng chính phủ Lâm thời
29 tháng 1 năm 1992 21 tháng 10 năm 1992 267 ngày Không đảng phái Vähi Tạm quyền
Một vài liên minh đảng phái
Tổng thống
Lennart Georg Meri[x]

(1992 – 2001)
Mart Laar
(Sinh 1960)
Thủ tướng
21 tháng 10 năm 1992 8 tháng 11 năm 1994 2 năm, 19 ngày Pro Patria[y] Laar I
(IRKEIMERSPELDP)[z][aa]
VII
(1992)
Đảng Liên minh Dân tộc Pro Patria
Andres Tarand
(Sinh 1940)
Thủ tướng
8 tháng 11 năm 1994 17 tháng 4 năm 1995 250 ngày Phe Ôn hòa (M)[z] Tarand
(MERSPELDP)[z]
Tiit Vähi
(Sinh 1947)
Thủ tướng
17 tháng 4 năm 1995 6 tháng 11 năm 1995 1 năm, 335 ngày Đảng Liên minhLiên minh Nhân dân Tổ quốc (KMÜ) Vähi I
(KMÜEKE)
VIII
(1995)
6 tháng 11 năm 1995 17 tháng 3 năm 1997 Vähi II
(KMÜEREAP)[ab]
Mart Siimann
(Sinh 1942)
Thủ tướng
17 tháng 3 năm 1997 25 tháng 3 năm 1999 2 năm, 9 ngày Đảng Liên minhLiên minh Nhân dân Tổ quốc (KMÜ) Siimann
(KMÜAP)
Mart Laar
(Sinh 1960)
Thủ tướng
25 tháng 3 năm 1999 28 tháng 1 năm 2002 2 năm, 310 ngày Liên minh Pro Patria (IL) Laar II
(ILRMEKE)
IX
(1999)
Tổng thống
Arnold Rüütel[x]

(2001 – 2006)
Siim Kallas
(Sinh 1948)
Thủ tướng
28 tháng 1 năm 2002 10 tháng 4 năm 2003 1 năm, 73 ngày Đảng Cải cách (ERE) Siim Kallas
(EREEKE)
Juhan Parts
(Sinh 1966)
Thủ tướng
10 tháng 4 năm 2003 12 tháng 4 năm 2005 2 năm, 3 ngày Đảng Res Publica (RP) Parts
(RPEREERL)
X
(2003)
Andrus Ansip
(Sinh 1956)
Thủ tướng
12 tháng 4 năm 2005 5 tháng 4 năm 2007 8 năm, 349 ngày Đảng Cải cách (ERE) Ansip I
(EREEKEERL)
Tổng thống
Toomas Hendrik Ilves[x]

(2006 – 2016)
5 tháng 4 năm 2007 6 tháng 4 năm 2011 Ansip II
(EREIRLSDE)[ac]
XI
(2007)
6 tháng 4 năm 2011 26 tháng 3 năm 2014 Ansip III
(EREIRL)
XII
(2011)
Taavi Rõivas
(Sinh 1979)
Thủ tướng
26 tháng 3 năm 2014 9 tháng 4 năm 2015 2 năm, 243 ngày Đảng Cải cách (ERE) Rõivas I
(ERESDE)
9 tháng 4 năm 2015 23 tháng 11 năm 2016 Rõivas II
(ERESDEIRL)
XIII
(2015)
Tổng thống
Kersti Kaljulaid

(2016 – 2021)
Jüri Ratas
(Sinh 1978)
Thủ tướng
23 tháng 11 năm 2016 29 tháng 4 năm 2019 5 năm, 4 ngày Đảng Trung dung (EKE) Ratas I
(EKESDEIRLI)[ad]
29 tháng 4 năm 2019 26 tháng 1 năm 2021 Ratas II
(EKEEKREI)
XIV
(2019)
Kaja Kallas
(Sinh 1977)
Thủ tướng
26 tháng 1 năm 2021 18 tháng 7 năm 2022 1 năm, 170 ngày Đảng Cải cách (ERE) Kaja Kallas I
(EREEKE)[ae]
18 tháng 7 năm 2022 17 tháng 4 năm 2023 274 ngày Đảng Cải cách (ERE) Kaja Kallas II
(ERESDEI)
Tổng thống
Alar Karis

(2021 – )
17 tháng 4 năm 2023 23 tháng 7 năm 2024 1 năm, 98 ngày Đảng Cải cách (ERE) Kaja Kallas III
(ERESDEI)
X
(2023)
Kristen Michal
(Sinh 1975)
Thủ tướng
23 tháng 7 năm 2024 Tại nhiệm 134 ngày Đảng Cải cách (ERE) Michal
(EREE200-SDE

Dòng thời gian

[sửa | sửa mã nguồn]
Kaja KallasJüri RatasTaavi RõivasAndrus AnsipJuhan PartsSiim KallasMart LaarMart SiimannTiit VähiAndres TarandMart LaarTiit VähiEdgar SavisaarOtto TiefJüri UluotsKaarel EenpaluKonstantin PätsJaan TõnissonKonstantin PätsKarl EinbundJaan TeemantKonstantin PätsOtto StrandmanAugust ReiJaan TõnissonJaan TeemantJüri JaaksonFriedrich AkelKonstantin PätsJuhan KukkKonstantin PätsAnts PiipJaan TõnissonAdo BirkJaan TõnissonOtto StrandmanKonstantin Päts

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Estonia gia nhập nội các ngày 16 tháng 11 năm 1918
  2. ^ Đảng Người Đức tại EstoniaĐảng Liên hội Nhân dân Nga lần lượt gia nhập nội các vào các ngày 28 tháng 11 năm 1918 và ngày 28 tháng 2 năm 1919. Đảng Dân chủ Estonia (EDE) và đảng Dân chủ Cấp tiến Estonia (EDRE) hợp nhất thành đảng Nhân dân Estonia (ERE) vào ngày 1 tháng 3 năm 1919 và vẫn tham gia liên minh nội các như cũ.
  3. ^ Đảng Nhân dân Estonia rời nội các vào ngày 20 tháng 9 năm 1919.
  4. ^ Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Estonia (ESDTP) rời nội các vào ngày 1 tháng 7 năm 1920, tuy nhiên các bộ trưởng của đảng vẫn ở lại làm việc cho đến khi kế thúc nhiệm kỳ.
  5. ^ Đảng Lao động Estonia (ETE) rời khỏi nội các vào ngày 13 tháng 10 năm 1921. Các bộ trưởng của đảng này sau đó rời nội các vào ngày 20 tháng 10 cùng năm.
  6. ^ Bộ trưởng Nội vụ Estonia Karl August Einbund, thành viên bộ trưởng duy nhất của đảng Nhân dân Estonia (ERE) rời đảng vào ngày 5 tháng 3 năm 1922, tuy nhiên đảng vẫn tiếp tục ở lại mà không giữ thành viên bộ trưởng nào trong nội các.
  7. ^ Đảng Lao động Estonia (ETE) rời khỏi nội các vào ngày 14 tháng 2 năm 1924. Các bộ trưởng của đảng này sau đó rời nội các vào ngày 19 tháng 2 cùng năm.
  8. ^ Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Estonia (ESDTP) và Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa (ISTP) hợp nhất tạo ra đảng mới Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Estonia (ESTP) vào ngày 29 tháng 4 năm 1925 và đảng mới vẫn tiếp tục nằm trong nội các như cũ.
  9. ^ Đảng Quốc gia Tự do (RVP) gia nhập nội các ngày 16 tháng 11 năm 1918
  10. ^ Đảng Nhân dân Estonia (ERE) xin rút khỏi nội các ngày 23 tháng 1 năm 1931. Nhóm (chính trị) Định cư, Nhà đất công và Nông hộ (ARVK) thành lập Đảng Người định cư và Nông dân (APE) vào ngày 30 tháng 1 năm 1930, còn được biết đến với tên gọi 'Nhóm Người định cư, Nông dân và Nông hộ' (PAVK) trong liên minh nội các.
  11. ^ Nhóm nghị viện Đảng Nhân dân Estonia (ERE) với Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo (KRE) thành lập vào ngày 28 tháng 10 năm 1931, cùng nhóm nghị viện của Liên hội Nông dân Estonia (PK) với Nhóm (chính trị) Định cư, Nhà đất công và Nông hộ thành lập vào ngày 26 tháng 1 năm 1932, và cả hai đảng cũ vẫn nằm trong nội các (ERE và PK). Đảng Nhân dân Estonia (ERE) và Đảng Nhân dân Thiên chúa giáo (KRE), vốn đang nằm chung trong nhóm nghị viện liên minh, sát nhập với Đảng Lao động Estonia (ETE) và tạo nên Đảng Trung dung Dân tộc (KRE) vào ngày 29 tháng 1 năm 1932. Đảng này sau đó vẫn nàm trong liên minh nội các.
  12. ^ Liên hội Nông dân Estonia (PK)) và Liên hội Nông dân Estonia (PK) với Nhóm (chính trị) Định cư, Nhà đất công và Nông hộ, vốn đang nằm chung trong nhóm nghị viện liên minh, sát nhập lại và thành lập nên Đảng Liên hiệp Nông dân (ÜPE) vào ngày 29 tháng 2 năm 1932. Đảng này sau đó vẫn nằm trong liên minh nội các.
  13. ^ a b Khi mà Karl August Einbund Estonia hóa tên mình thành Kaarel Eenpalu, hai nội các của ông lần lượt mang tên Einbund I và Eenpalu II.
  14. ^ Tất cả các đảng phái đều bị cấm hoạt động kể từ ngày 20 tháng 5 năm 1935.
  15. ^ Mặc dù Konstantin Päts từ chức Thủ tướng-Tổng thống của mình để trở thành Tổng thống vào ngày 24 tháng 4 năm 1938, nội các của ông vẫn tồn tại cho tới ngày 9 tháng 5, với người lãnh đạo nội các giữa hai thời điển nêu trên là quyền Thủ tướng Kaarel Eenpalu.
  16. ^ a b c Là thành viên của Liên đoàn Ái Quốc, tổ chức chính trị duy nhất được phép hoạt động, tuy nhiên thực chất tổ chức này không được cho là một đảng phái chính trị thực thụ.
  17. ^ Sau sự kiện tự đảo chính của Konstantin Päts vào ngày 12 tháng 3 năm 1934 (Riigikogu phê chuẩn hiệu lực cuộc đảo chính trước ngày 15 cùng tháng), quốc hội Estonia bị cấm triêu tập sau ngày 2 tháng 10 năm 1934. Khi hiến pháp 1938 được thông qua và có hiệu lực thì quốc hội nước này chính thức giải thể.
  18. ^ a b Liên Xô tiến hành chiếm đóng Estonia từ ngày 17 tháng 6 năm 1940. Ở Estonia, phe thân Xô tiến hành đảo chính dưới sự giúp đỡ của Liên Xô, thay thế nội các của Jüri Uluots bằng Johannes Vares. Cộng hòa Estonia sau này không công nhận nội các của Vares là nội các hợp pháp của Estonia và cho rằng nội các của Uluots tồn tại một cách hợp pháp cho đến 18 tháng 9 năm 1944.
  19. ^ Thủ tướng với quyền Tổng thống Jüri Uluots cố gắng thiết lập nội các mới sau khi quân Đức rút khỏi Estonia, với hi vọng có thể khôi phục lại nền độc lập của nước này trước khi quân đội Xô viết tới.
  20. ^ Thủ tướng hợp hiến Jüri Uluots đảm nhận chức vụ Tổng thống với quyền lực Thủ tướng vào ngày 18 tháng 4 năm 1944, sau khi quân Đức bắt đầu rút khỏi đây và trước khi quân đội Liên Xô tiến tới.
  21. ^ Xô viết Tối cao CHXHCNXV Estonia ngày 30 tháng 3 năm 1990 tuyên bố chế độ Liên Xô cai trị bất hợp pháp kể từ năm 1940 và tuyên bố chuyển giao độc lập hoàn toàn cho Estonia. Estonia sau đó độc lập hoàn toàn vào ngày 20 tháng 8 năm 1991.
  22. ^ Mặt trận Nhân dân Estonia thành lập nên Đảng Trung dung Nhân dân Estonia vào ngày 12 tháng 10 năm 1991.
  23. ^ a b "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Estonia" đổi tên thành "Cộng hòa Estonia" vào ngày 8 tháng 5 năm 1990. Do đó, cụm từ Ülemnõukogu được dịch sang nghĩa mới là "Hội đồng Tối cao" thay vì "Xô viết Tối cao" như trong thời kỳ Cộng sản trước đây.
  24. ^ a b c Rời khỏi đảng để tiếp nhận vị trí Tổng thống.
  25. ^ Liên minh tuyển cử "Pro Patria" thành lập nên đảng Liên minh Dân tộc Pro Patria vào ngày 21 tháng 11 năm 1992.
  26. ^ a b c Liên minh tuyển cử "Trung dung" M bao gồm Đảng Dân chủ Xã hội (ESDP) và Đảng Trung dung Nông thôn Estonia (EMKE).
  27. ^ Đảng Dân chủ Tự do Estonia gia nhập nội các ngày 11 tháng 1 năm 1994. Sau đó các bộ trưởng của đảng này rời khỏi nội các vào ngày 11 tháng 6 cùng năm. Tuy nhiên đảng này sau đó quyết định ở lại nội các và chỉ định các bộ trưởng mới ngày 27 tháng 6 năm 1994
  28. ^ Đảng Cải cách Estonia (ERE) rời nội các vào ngày 1 tháng 12 năm 1996. Đảng Cấp tiến (AP) gia nhập nội các ngày 9 tháng 12 năm 1996.
  29. ^ Đảng Dân chủ Xã hội Estonia (SDE) rời khỏi nội các ngày 21 tháng 5 năm 2009.
  30. ^ Liên minh Pro Patria và Res Publica đổi tên thành Đảng Pro Patria vào ngày 2 tháng 6 năm 2018.
  31. ^ Đảng Trung dung Estonia (EKE) xin rút khỏi nội các ngày 3 tháng 6 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Nhân vật Arche Eeb Rile Furt - Overlord
Arche sở hữu mái tóc vàng cắt ngang vai, đôi mắt xanh, gương mặt xinh xắn, một vẻ đẹp úy phái
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Nhân vật Tooru Mutsuki trong Tokyo Ghoul
Mucchan là nữ, sinh ra trong một gia đình như quần què, và chịu đựng thằng bố khốn nạn đánh đập bạo hành suốt cả tuổi thơ và bà mẹ
Sự độc hại của Vape/Pod
Sự độc hại của Vape/Pod
Juice hay tinh dầu mà người dùng dễ dàng có thể mua được tại các shop bán lẻ thực chất bao gồm từ 2 chất cơ bản nhất đó là chất Propylene Glycol + Vegetable Glycerol