Danh sách người đã đặt chân lên Mặt Trăng

Danh sách người đã đặt chân lên Mặt Trăng trên bản đồ Hoa Kỳ
Armstrong
Armstrong
Aldrin
Aldrin
Conrad
Conrad
Bean
Bean
Shepard
Shepard
Mitchell
Mitchell
Scott
Scott
Irwin
Irwin
Young
Young
Duke
Duke
Cernan
Cernan
Schmitt
Schmitt
Nơi sinh của các phi hành gia đã từng đặt chân lên Mặt Trăng[1]

Mười hai người đã từng đặt chân lên Mặt Trăng của Trái Đất, đầu tiên là Neil Armstrong và cuối cùng là Gene Cernan. Những cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng của các phi hành đoàn diễn ra từ tháng 7 năm 1969 đến tháng 12 năm 1972 trong khuôn khổ chương trình Apollo của Hoa Kỳ. Tất cả phi hành gia cũng đều mang quốc tịch Hoa Kỳ.

Alan Shepard là người lớn tuổi nhất từng đặt chân lên Mặt Trăng, vào thời điểm 47 tuổi và 80 ngày. Charles Duke là người trẻ nhất, lúc 36 tuổi và 201 ngày. Duke, Buzz Aldrin, David Scott, và Harrison Schmitt hiện vẫn còn sống tính đến ngày 12 tháng 9 năm 2020; người gần nhất qua đời là Alan Bean.[2]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các phi hành gia vào thời điểm đó đều là quân nhân đang tại ngũ trong thời gian phục vụ NASA; một số ngoại lệ là phi hành gia dân sự của NASA (mặc dù có thể là quân nhân trước đó).

Hình ảnh STT Tên Nhiệm vụ Ngày sinh Ngày mất Ngày đáp (UTC)[3] Lần đáp[3] Thời gian trên Mặt Trăng[3] Đơn vị
1. Armstrong, NeilNeil Armstrong Apollo 11 (1930-08-05)5 tháng 8, 1930[4] 25 tháng 8, 2012(2012-08-25) (82 tuổi) 21 tháng 7 năm 1969[a] 1 2 giờ 31 phút NASA[b]
2. Aldrin, BuzzBuzz Aldrin 20 tháng 1, 1930 (94 tuổi)[5] 21 tháng 7 năm 1969[a] 1 2 giờ 31 phút Air Force
3. Conrad, PetePete Conrad Apollo 12 (1930-06-02)2 tháng 6, 1930[6] 8 tháng 7, 1999(1999-07-08) (69 tuổi) 19–20 tháng 11 năm 1969 2 7 giờ 45 phút Navy
4. Bean, AlanAlan Bean (1932-03-15)15 tháng 3, 1932[7] 26 tháng 5, 2018(2018-05-26) (86 tuổi) 19–20 tháng 11 năm 1969 2 7 giờ 45 phút Navy
None Apollo 13 Hủy đổ bộ lên mặt trăng vì sự cố.
5. Shepard, AlanAlan Shepard Apollo 14 (1923-11-18)18 tháng 11, 1923[8] 21 tháng 7, 1998(1998-07-21) (74 tuổi) 5–6 tháng 2 năm 1971 2 9 giờ 21 phút Navy
6. Mitchell, EdgarEdgar Mitchell (1930-09-17)17 tháng 9, 1930[9] 4 tháng 2, 2016(2016-02-04) (85 tuổi) 5–6 tháng 2 năm 1971 2 9 giờ 21 phút Navy
7. Scott, DavidDavid Scott Apollo 15 6 tháng 6, 1932 (92 tuổi)[10] 31 tháng 7–2 tháng 8 năm 1971 3 18 giờ 33 phút Air Force
8. Irwin, JamesJames Irwin (1930-03-17)17 tháng 3, 1930[11] 8 tháng 9, 1991(1991-09-08) (61 tuổi) 31 tháng 7–2 tháng 8 năm 1971 3 18 giờ 33 phút Air Force
9. Young, JohnJohn Young Apollo 16 (1930-09-24)24 tháng 9, 1930[12] 5 tháng 1, 2018(2018-01-05) (87 tuổi) 21–23 tháng 4 năm 1972 3 20 giờ 14 phút Navy
10. Duke, CharlesCharles Duke 3 tháng 10, 1935 (89 tuổi)[13] 21–23 tháng 4 năm 1972 3 20 giờ 14 phút Air Force
11.[c] Cernan, GeneGene Cernan Apollo 17 (1934-03-14)14 tháng 3, 1934[14] 16 tháng 1, 2017(2017-01-16) (82 tuổi) 11–14 tháng 12 năm 1972 3 22 giờ 2 phút Navy
12. Schmitt, HarrisonHarrison Schmitt 3 tháng 7, 1935 (89 tuổi)[15] 11–14 tháng 12 năm 1972 3 22 giờ 2 phút NASA
  1. ^ a b Những người Mỹ còn sống vào thời điểm đó còn nhớ đó là đêm ngày 20 tháng 7 năm 1969 (Armstrong đặt chân lên Mặt trăng lúc 10:56 tối theo Giờ ban ngày miền Đông), nhưng đó là ngày 21 theo giờ UTC.
  2. ^ Armstrong đã rời Hải quân Hoa Kỳ và đã là một nhân viên của NASA khi anh và Elliot See trở thành những phi hành gia dân sự đầu tiên trong Nhóm Phi hành gia 2. Xem tiểu sử Armstronghuân chương NASA.
  3. ^ Gene Cernan là người gần đây nhất đã đi bộ trên Mặt trăng. Danh sách này chỉ ra người đầu tiên bước xuống mặt trăng trong mỗi nhiệm vụ. Cernan là người đầu tiên đi ra nhưng là người cuối cùng quay lại mô-đun Mặt Trăng, vì vậy ông là người thứ 11 đi bộ trên Mặt Trăng và cũng là người gần đây nhất đi bộ trên đó.

Hoạt động trên Mặt Trăng

[sửa | sửa mã nguồn]

Armstrong bước xuống thang mô-đun Mặt Trăng và nói một câu nổi tiếng, "Đây là bước đi nhỏ của một người, nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại"[16] Sau đó ông sớm bắt đầu thu thập mẫu đất đá, đề phòng trường hợp khẩn cấp.[17] Armstrong tháo máy ảnh ra khỏi mô-đun Mặt Trăng và gắn nó vào giá ba chân.[18] Sau đó, Aldrin xuống thang để tham gia cùng Armstrong.[19] Aldrin bước xuống Mặt Trăng sau Armstrong khoảng 9 phút.[20] Họ đã gặp một số khó khăn khi cắm lá cờ Mỹ lên Mặt Trăng, nhưng cuối cùng cũng cắm cố định được lá cờ xuống. Aldrin định vị máy quay video và bắt đầu thử di chuyển trên Mặt Trăng.[21] Armstrong và Aldrin đã nhận được cuộc gọi từ tổng thống Nixon, chúc mừng họ đã hạ cánh thành công.[22]

Aldrin sau đó bắt đầu kiểm tra tình trạng của tàu vũ trụ để đảm bảo sẵn sàng cho chuyến quay về. Sau khi cùng Amstrong làm một số công việc, Aldrin đã đập một cái ống vào bề mặt Mặt Trăng để lấy một mẫu đất lõi.[23] Aldrin kết thúc nhiệm vụ sau khi đưa các mẫu vật Mặt Trăng vào tàu vũ trụ và vứt bỏ các thứ không cần thiết trước khi đóng cửa.[18] Armstrong là người chụp phần lớn ảnh, đó là lý do ông ấy chỉ có 5 bức ảnh trên Mặt Trăng.[24]

Chương trình bị hủy bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Jim Lovell và Fred Haise đã được lên kế hoạch đổ bộ lên mặt trăng vào nhiệm vụ Apollo 13, nhưng nhiệm vụ đã bị hủy bỏ vì sự cố lớn trên đường đi.[25] Haise sau đó lại được lên kế hoạch đáp xuống mặt trăng vào nhiệm vụ Apollo 19, nhưng Apollo 18 và Apollo 19 đã bị hủy vào ngày 2 tháng 9 năm 1970 do thiếu ngân sách.

Các chương trình Mặt Trăng trong tương lai

[sửa | sửa mã nguồn]

NASA đã thông báo kế hoạch thăm dò vào tháng 7 năm 2019, với một phi hành gia nam khác và phi hành gia nữ đầu tiên đi bộ trên Mặt Trăng trong chương trình Artemis 3 sẽ diễn ra vào năm 2024.[26][27] Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Nhóm phi hành gia NASA 22, biệt danh là "Turtles", đã hoàn thành khóa huấn luyện và được giao tham gia chương trình Artemis. Một số phi hành gia được chọn có thể bay trong các sứ mệnh của Artemis lên Mặt Trăng và có thể là một tham gia vào phi hành đoàn đầu tiên bay đến Sao Hỏa.[28]

  1. ^ Chaikin 2007, tr. 597–607.
  2. ^ Mancini, John (ngày 26 tháng 5 năm 2018). “Now just four men who walked on the moon are still alive”. Quartz. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ a b c Chaikin 2007, tr. 611–613.
  4. ^ Hansen 2012, tr. 49–50.
  5. ^ “To the Moon and beyond”. The Record (Bergen County). ngày 20 tháng 7 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2009.
  6. ^ “New Astronauts, 9 Hottest Jet Pilots in U.S., Have Been Training a Year”. The Philadelphia Enquirer. Philadelphia, Pennsylvania. ngày 18 tháng 9 năm 1962. tr. 3 – qua Newspapers.com.
  7. ^ Jacobs, Nancy (ngày 14 tháng 11 năm 1969). “Ex-Coleman Resident Bean to be 4th on Moon”. Abilene Reporter-News. Abilene, Texas. tr. 2 – qua Newspapers.com.
  8. ^ Thompson 2004, tr. 7.
  9. ^ “Mitchell, Once a Cowpoke, is an Intellectual”. The Evening Sun. Baltimore, Maryland. New York Times News Service. ngày 1 tháng 2 năm 1971 – qua Newspapers.com.
  10. ^ Furlong, William Barry (ngày 27 tháng 2 năm 1969). “Flying is in Astronaut's Blood”. Quad-City Times. Davenport, Iowa. World Book Science Service. tr. 29 – qua Newspapers.com.
  11. ^ “A Who's Who on Apollo Crew”. Daily News. New York, New York. ngày 26 tháng 7 năm 1971. tr. 12 – qua Newspapers.com.
  12. ^ “Astronauts Could Have a Party”. The Orlando Sentinel. Orlando, Florida. ngày 3 tháng 2 năm 1963. tr. 15 – qua Newspapers.com.
  13. ^ Chaikin 2007, tr. 600.
  14. ^ “Astronauts are Like Two Peas from a Pod”. The Miami News. Miami, Florida. ngày 3 tháng 6 năm 1966. tr. 10 – qua Newspapers.com.
  15. ^ “Schmitt One Of Those Who Has Been There”. Alamogordo Daily News. Alamogordo, New Mexico. ngày 16 tháng 10 năm 1977. tr. 10 – qua Newspapers.com.
  16. ^ Mikkelson, Barbara; Mikkelson, David (tháng 10 năm 2006). “One Small Misstep: Neil Armstrong's First Words on the Moon”. Snopes.com. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2009.
  17. ^ Meyer, Charles (2009). “Lunar Sample Compendium: Contingency Soil (10010)” (PDF). Astromaterials Research & Exploration Science. NASA. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  18. ^ a b Jones, Eric M.; Glover, Ken biên tập (1995). “First Steps”. Apollo 11 Lunar Surface Journal. NASA. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2006.
  19. ^ Jones, Eric M. biên tập (1995). “One Small Step”. Apollo 11 Lunar Surface Journal. NASA. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2013.
  20. ^ Orloff 2000, tr. 102–110.
  21. ^ Chaikin 2007, tr. 212–213.
  22. ^ Chaikin 2007, tr. 215.
  23. ^ Chaikin 2007, tr. 216–217.
  24. ^ Jones, Eric M. (ngày 28 tháng 7 năm 2011). “AS11-40-5886”. Apollo 11 Lunar Surface Journal. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2011.
  25. ^ Tate, Karl (ngày 13 tháng 4 năm 2015). “How Apollo 13's Dangerous Survival Mission Worked (Infographic)”. Space.com. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2019.
  26. ^ “NASA outlines plans for lunar lander development through commercial partnerships”. ngày 21 tháng 7 năm 2019.
  27. ^ “NASA unveils schedule for 'Artemis' 2024 Moon mission”. France24. ngày 23 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2019.
  28. ^ January 2020, Robert Z. Pearlman 10. “NASA graduates new class of astronauts to join Artemis-era missions”. space.com.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
Giả thuyết về một thế giới mộng tưởng của Baal
BẠCH THẦN VÀ LÔI THẦN – KHÁC BIỆT QUA QUAN NIỆM VỀ SỰ VĨNH HẰNG VÀ GIẢ THUYẾT VỀ MỘT THẾ GIỚI MỘNG TƯỞNG CỦA BAAL
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng các bạn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma
Tóm lược time line trong Tensura
Tóm lược time line trong Tensura
Trong slime datta ken có một dòng thời gian khá lằng nhằng, nên hãy đọc bài này để sâu chuỗi chúng lại nhé
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Ichika Amasawa (天あま沢さわ 一いち夏か, Amasawa Ichika) là một trong những học sinh năm nhất của Trường Cao Trung Nâng cao.