Ánh sáng Trái Đất (thiên văn học)

Trong giai đoạn lưỡi liềm, phần tối hơn của Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời gián tiếp phản xạ từ Trái Đất, trong khi phần kia phản chiếu ánh sáng mặt trời trực tiếp.

Ánh sáng Trái Đấtphản xạ khuếch tán của ánh sáng mặt trời từ bề mặt Trái Đấtmây của nó lên bề mặt Mặt Trăng. Ánh sáng Trái Đất là một trường hợp của ánh sáng hành tinh, và còn được gọi là ánh sáng màu tro của Mặt Trăng. Nó là sự chiếu sáng mờ của phần tối (không được chiếu sáng trực tiếp) của Mặt Trăng bởi ánh sáng mặt trời gián tiếp này.

Hiện tượng này có thể nhìn thấy rõ nhất từ Trái Đất vào ban đêm (hoặc chạng vạng thiên văn) vào khoảng một vài ngày trước hoặc sau ngày Mặt Trăng mới,[1] khi pha Mặt Trăng là một lưỡi liềm mỏng. Vào những đêm này, toàn bộ đĩa mặt trăng đều có ánh sáng trực tiếp và gián tiếp, và do đó đủ độ khác biệt về độ sáng để phân biệt. Ánh sáng hắt từ Trái Đất được nhìn thấy rõ nhất sau khi hoàng hôn trong kỳ trăng lưỡi liềm đầu tháng (trên bầu trời phía tây) và trước khi bình minh trong thời gian trăng lưỡi liềm cuối tháng (trên bầu trời phía đông).

Thuật ngữ ánh sáng Trái Đất cũng sẽ phù hợp với người quan sát ở vùng ban đêm trên Mặt Trăng nhìn thấy Trái Đất, hoặc đối với một phi hành gia bên trong một con tàu vũ trụ nhìn Trái Đất qua cửa sổ.[2] Arthur C. Clarke sử dụng nó theo nghĩa này trong tiểu thuyết Earthlight của mình. Từ điển tiếng Anh Oxford cũng có từ này.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Eclectic Magazine of Foreign Literature, Science, and Art. Leavitt, Trow, & Company. 1874.
  2. ^ Nemiroff, Robert; Bonnell, Jerry. “The Old Moon in the New Moon's Arms”. Astronomy Picture of the Day (bằng tiếng Anh). NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 1 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan