Donald Rumsfeld

Donald Rumsfeld
Chân dung chính thức, 2001
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thứ 13 và 21
Nhiệm kỳ
20 tháng 1 năm 2001 – 18 tháng 12 năm 2006
Tổng thốngGeorge W. Bush
Cấp phó
Tiền nhiệmWilliam Cohen
Kế nhiệmRobert Gates
Nhiệm kỳ
20 tháng 11 năm 1975 – 20 tháng 1 năm 1977
Tổng thốngGerald Ford
DeputyBill Clements
Tiền nhiệmJames Schlesinger
Kế nhiệmHarold Brown
Chánh văn phòng Nhà Trắng thứ 6
Nhiệm kỳ
21 tháng 9 năm 1974 – 20 tháng 11 năm 1975
Tổng thốngGerald Ford
Tiền nhiệmAlexander Haig
Kế nhiệmDick Cheney
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO thứ 9
Nhiệm kỳ
2 tháng 2 năm 1973 – 21 tháng 9 năm 1974
Tổng thốngRichard Nixon
Gerald Ford
Tiền nhiệmDavid Kennedy
Kế nhiệmDavid Bruce
Giám đốc Hội đồng Chi phí Cuộc sống
Nhiệm kỳ
15 tháng 10 năm 1971 – 2 tháng 2 năm 1973
Tổng thốngRichard Nixon
Tiền nhiệmThiết lập vị trí
Kế nhiệmBãi bỏ vị trí
Cố vấn Tổng thống
Nhiệm kỳ
11 tháng 12 năm 1970 – 15 tháng 10 năm 1971
cùng với Robert Finch
Tổng thốngRichard Nixon
Tiền nhiệmBryce Harlow
Pat Moynihan
Kế nhiệmRobert Finch
Giám đốc Văn phòng Cơ hội Kinh tế thứ 3
Nhiệm kỳ
27 tháng 5 năm 1969 – 11 tháng 12 năm 1970
Tổng thốngRichard Nixon
Tiền nhiệmBertrand Harding
Kế nhiệmFrank Carlucci
Nghị sĩ Hạ viện Hoa Kỳ
từ khu vực thứ 13 của Illinois
Nhiệm kỳ
3 tháng 1 năm 1963 – 20 tháng 3 năm 1969
Tiền nhiệmMarguerite Church
Kế nhiệmPhil Crane
Thông tin cá nhân
Sinh
Donald Henry Rumsfeld

(1932-07-09)9 tháng 7, 1932
Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Mất29 tháng 6, 2021(2021-06-29) (88 tuổi)
Taos, New Mexico, Hoa Kỳ
Đảng chính trịCộng hòa
Phối ngẫu
Joyce Pierson (cưới 1954)
Con cái3
Giáo dụcĐại học Princeton (AB)
Đại học Case Western Reserve
Đại học Georgetown
Chữ ký
WebsiteLibrary website
Phục vụ trong quân đội
Biệt danh"Rummy"
Thuộc Hoa Kỳ
Phục vụ Hải quân Hoa Kỳ
Năm tại ngũ1954–1957 (hoạt động)
1957–1975 (Trừ bị)
1975–1989 (Trừ bị sẵn sàng)
Cấp bậc Thượng tá

Donald Henry Rumsfeld (9 tháng 7 năm 1932 – 29 tháng 6 năm 2021) là một chính trị gia, viên chức chính phủ, và doanh nhân người Mỹ, từng giữ chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng từ 1975 đến 1977 dưới thời Gerald Ford, và từ 2001 đến 2006 dưới thời George W. Bush.[1][2] Ông là người trẻ nhất và người già thứ hai từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng. Ngoài ra, Rumsfeld còn là nghị sĩ cho Illinois (1963–1969), giám đốc Văn phòng Cơ hội Kinh tế (1969–1970), cố vấn tổng thống (1969–1973), Đại diện thường trực tại NATO (1973–1974), và Chánh văn phòng Nhà Trắng (1974–1975). Giữa hai nhiệm kỳ làm Bộ trưởng Quốc phòng, ông từng giữ ghế CEO và chủ tịch của một số công ty.

Sinh ra tại Illinois, Rumsfeld theo học ở Đại học Princeton, tốt nghiệp năm 1954 với bằng cử nhân khoa học chính trị. Sau khi phục vụ trong Hải quân trong vòng ba năm, ông bắt đầu chiến dịch tranh cử vào Hạ viện từ khu vực quốc hội thứ 13 của Illinois và thắng năm 1962 ở tuổi 30. Khi ở trong quốc hội, ông là một trong những người tiên phong cho Đạo luật Tự do Thông tin. Năm 1969, Rumsfeld chấp nhận quyết định của Tổng thống Richard Nixon và đứng đầu Văn phòng Cơ hội Kinh tế; ông cũng chỉ đạo Chương trình Bình ổn Kinh tế trước khi được chọn làm đại sứ NATO. Tháng 8 năm 1974, Rumsfeld trở về Washington và làm cố vấn cho Tổng thống Ford. Sau khi Ford bổ nhiệm ông làm Bộ trưởng Quốc phòng năm 1975, Rumsfeld chọn một nhân viên trẻ tuổi của ông, Dick Cheney, kế nhiệm chức cố vấn. Khi Ford thua cuộc tranh cử năm 1976, Rumsfeld trở về đời sống tài chính và kinh doanh tư nhân, và trở thành giám đốc và CEO của công ty dược phẩm G. D. Searle & Company. Từ năm 1990 đến 1993, ông giữ chức CEO của General Instrument, và từ 1997 đến 2001, chủ tịch của Gilead Sciences.

Tháng 1 năm 2001, Rumsfeld được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng lần thứ hai bởi Tổng thống George W. Bush. Trong chiếc ghế đó, Rumsfeld giữ vai trò then chốt trong cuộc xâm lăng AfghanistanIraq. Trước và sau Chiến tranh Iraq, ông khẳng định Iraq có một chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt; thế nhưng không có bằng chứng nào được tìm thấy.[3][4] Một báo cáo Tổng thanh tra Lầu Năm Góc ghi nhận chính sách của Rumsfeld đã giúp "phát triển, tạo ra, và phát tán những đánh giá tình báo lệch lạc về mối quan hệ giữa Iraq và al Qaida cho các quan chức cấp cao, bao gồm một số kết luận mâu thuẫn với sự đồng thuận của Cộng đồng Tình báo".[5] Nhiệm kỳ Rumsfeld gây nhiều tranh cãi với việc sử dụng tra tấn và bê bối tra tấn và lạm dụng tù nhân Abu Ghraib.[6] Rumsfeld dần mất vị thế chính trị của mình và từ chức cuối năm 2006. Sau khi về hưu, ông xuất bản một cuốn tự truyện, Known and Unknown: A Memoir, cùng với Rumsfeld's Rules: Leadership Lessons in Business, Politics, War, and Life. Ông mất ngày 29 tháng 6 năm 2021, ở tuổi 88.[7]

Thời niên thiếu và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]
Chân dung Rumsfeld trong niên giám 1954 của Princeton

Donald Henry Rumsfeld sinh ngày 9 tháng 7 năm 1932, ở Chicago, Illinois, con trai của Jeannette Kearsley (họ cũ Husted) và George Donald Rumsfeld.[8] Cha ông có nguồn gốc từ một gia đình Đức di cư trong thập niên 1870 từ Weyhe đến Niedersachsen,[9][10][11]:15–16 nhưng Donald thời trẻ đôi khi bị chọc là có nét "Thụy Sĩ".[11]:16 and 31 Lớn lên tại Winnetka, Illinois, Rumsfeld trở thành một Hướng đạo sinh Đại bàng năm 1949 và nhận Giải thưởng Hướng đạo sinh Đại bàng Xuất sắc[12]Giải thưởng Trâu Bạc năm 2006. Từ 1943 đến 1945, Rumsfeld sống tại Coronado, California, trong khi cha ông đóng quân trên một tàu khu trục giữa Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.[13] Ông làm quản lâm Nông trại Hướng đạo sinh Philmont năm 1949.[14]

Rumsfeld theo học tại Trường Baker Demonstration,[15] rồi tốt nghiệp[16] tại Trường Trung học New Trier. Ông theo học Đại học Princeton với học bổng NROTC và học thuật một phần. Ông tốt nghiệp năm 1954 với bằng A.B. trong khoa học chính trị với luận án "Vụ tịch thu thép năm 1952 và Tác động của nó lên quyền lực tổng thống".[17][18] Trong thời gian tại Princeton, ông là một đô vật nghiệp dư thành công, trở thành đội trưởng đô vật của trường. Cũng trong quãng thời gian này, ông là bạn với Frank Carlucci, cũng là Bộ trưởng Quốc phòng tương lai.

Rumsfeld cưới Joyce P. Pierson ngày 27 tháng 12 năm 1954. Họ có ba người con, sáu người cháu và một người chắt. Ông theo học Trường Luật Đại học Case Western ReserveTrung tâm Luật Đại học Georgetown, nhưng không nhận bằng ở cả hai trường.[cần dẫn nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Donald H. Rumsfeld – George W. Bush Administration”. Office of the Secretary of Defense – Historical Office. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  2. ^ “Donald H. Rumsfeld – Gerald Ford Administration”. Office of the Secretary of Defense – Historical Office. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  3. ^ “Truth, War And Consequences: Why War? – In Their Own Words – Who Said What When”. Frontline. PBS. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  4. ^ Jackson, Brooks (ngày 2 tháng 9 năm 2005). “Anti-war Ad Says Bush, Cheney, Rumsfeld & Rice "Lied" About Iraq”. FactCheck.org (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  5. ^ Landay, Jonathan S. (ngày 8 tháng 2 năm 2007). “Pentagon office produced 'alternative' intelligence on Iraq”. McClatchy. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2019.
  6. ^ Shanker, Thom (ngày 4 tháng 2 năm 2005). “Rumsfeld Says He Offered to Quit”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2017.
  7. ^ Burns, Robert (ngày 30 tháng 6 năm 2021). “Former U.S. Defense Secretary Donald Rumsfeld dies at 88”. CTVNews (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Rumsfeld, Donald (ngày 11 tháng 1 năm 1946). “My autobiography” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ “Donald Rumsfeld | Biography & Facts”. Encyclopedia Britannica. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2019.
  10. ^ “Donald Henry Rumsfeld”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2014.
  11. ^ a b Bradley Graham (2009). By His Own Rules: The Ambitions, Successes, and Ultimate Failures of Donald Rumsfeld. PublicAffairs. ISBN 978-1-58648-421-7.
  12. ^ Jon C. Halter (tháng 9 năm 2006). “Speakers Highlight Scouting's Core Values”. Scouting. 94 (4): 35. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2007.
  13. ^ Larson, Mark. “Radio Interview with Defense Secretary Donald Rumsfeld on KOGO Radio San Diego with Mark Larson”. KOGO. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2019 – qua defense.gov.
  14. ^ “Secretary Rumsfeld's Remarks at the White House Conference on Cooperative Conservation”. United States Department of Defense. ngày 29 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2006.
  15. ^ “Known and Unknown – Donald Rumsfeld – Author Biography”. Litlovers.com. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2017.
  16. ^ Habermehl, Kris (ngày 25 tháng 1 năm 2007). “Fire Breaks Out at Prestigious High School”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ Rumsfeld, Donald Henry. The Steel Seizure Case of 1952 and Its Effects on Presidential Powers (Luận văn) (bằng tiếng Anh). Princeton University Department of Politics. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2021.
  18. ^ “Princeton University Senior Theses Full Record: Donald Henry Rumsfeld”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới Thiệu Nhân Vật | Seele - Honkai: Star Rail
Giới Thiệu Nhân Vật | Seele - Honkai: Star Rail
Seele là một nhân vật có thuộc tính Lượng tử, vận mệnh săn bắn, có thể gây sát thương cho một kẻ địch
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Tổng quan về Kĩ Năng - Kĩ Thuật - Kĩ Lượng trong Tensura
Những loại kỹ làm nên sức mạnh của một nhân vật trong Tensei shitara Slime Datta Ken
[Review Sách] Quân Vương
[Review Sách] Quân Vương
Tác phẩm “Quân Vương” của Niccolò Machiavelli là nghệ thuật hay xảo thuật trị quốc? đến nay hậu thế vẫn tiếp tục tranh luận
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được