Dorayaki

Dorayaki
Tên khácMikasa
LoạiBánh nướng Wagashi
Xuất xứNhật Bản
Thành phần chínhbánh bông lan, bột nhão đậu đỏ
Mặt cắt ngang một dorayaki

Dorayaki (銅鑼焼き (Đồng La Thiêu)/ どらやき/ ドラヤキ? hay được dùng rộng rãi hơn là どら焼き) là một thứ bánh cổ truyền trong ẩm thực Nhật Bản. Nó bao gồm hai lớp vỏ bánh tròn dẹt hình dạng giống như bánh nướng chảo/ bánh phèng la (pancake) được làm từ castella (bánh bông lan), phết mật ong, được nướng lên và bao quanh lấy một lớp nhân ngọt thường làm từ bột nhão đậu đỏ. Ngày nay người ta có thể làm nhiều loại nhân (chocolate, chuối, đậu đen...) nhưng nhân đậu đỏ là loại đặc trưng nhất.[1][2] Ban đầu loại bánh này chỉ có một lớp, hình dạng như ngày nay là do Ueno Usagiya sáng tạo ra vào năm 1914.[3] Trong tiếng Nhật, Dora (銅鑼) có nghĩa là cồng, chiêng, và tên gọi của loại bánh này có lẽ cũng bởi nó giống với những nhạc cụ này. Truyền thuyết kể rằng một samurai có tên Benkei đã bỏ quên chiếc chiêng (dora) của mình khi rời khỏi nhà của một người nông dân, nơi anh ta ẩn náu. Người nông dân sau đó đã dùng chiếc chiêng bị bỏ lại chiên ra những chiếc bánh, và từ đó gọi chúng là Dorayaki.

Tên khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở vùng Kansai, như Osaka hay Nara, loại bánh này thường được gọi là mikasa (三笠). Từ này có nghĩa là mũ rơm ba lớp, nhưng cũng là một tên khác của núi Wakakusa, một ngọn đồi thấp với dốc lên thoai thoải ở Nara[4]. Nhiều người dân địa phương hình dung ra hình thù ngọn núi khi ăn mikasa. Ở Nara, loại mikasa lớn với đường kính khoảng 30 cm phổ biến hơn.

Trong văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bộ truyện tranh Doraemon, chú mèo máy Doraemon được cô bạn mèo ở thế kỉ XXII mời ăn món bánh này lần đầu tiên và kể từ đó rất thích món ăn này. Đây là một kiểu chơi chữ, mặc dù tên của chú mèo máy này (Doraemon) không phải xuất phát từ dorayaki mà là từ doraneko (mèo hoang). Ở Việt Nam, bánh Dorayaki trong truyện Doraemon còn được biết đến là "bánh rán", đây là sai sót của dịch giả khi nhầm lẫn Dorayaki với bánh rán, vốn là hai loại bánh khác nhau. Từ năm 2000, công ty Bunmeido hằng năm đã kinh doanh một loại bánh dorayaki với tên gọi Doraemon dorayaki giữa tháng 3 và tháng 12. Năm 2015, nhà làm phim Kawase Naomi đã ra mắt phim "An" ("Sweet Red Bean Paste") về người đàn bà lớn tuổi có một công thức tuyệt mật để làm ra những chiếc dorayaki.[5][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Dori-yaki: Bon Appetit!”. NIPPONIA No. 40. Web Japan.
  2. ^ Yoshizuka, Setsuko. “Dorayaki”. About.com Japanese Food. About.com. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012.
  3. ^ “Food to Try at HYPER JAPAN: Dorayaki”. Gaijin Gourmet. Eat-Japan. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012.
  4. ^ Blankestijn, Ad. “Monaka & Dorayaki”. Japanese Food Dictionary. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ “Film Review: 'An'. Variety. Truy cập 15 tháng 2 năm 2024.
  6. ^ “映画『あん』”. 映画『あん』オフィシャルサイト. Truy cập 15 tháng 2 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.
Tóm tắt One Piece chương 1097: Ginny
Tóm tắt One Piece chương 1097: Ginny
Kuma năm nay 17 tuổi và đã trở thành một mục sư. Anh ấy đang chữa lành cho những người già nghèo khổ trong vương quốc bằng cách loại bỏ nỗi đau trên cơ thể họ bằng sức mạnh trái Ác Quỷ của mình
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Khu rừng bí mật - Nỗi đau lớn nhất của bậc làm cha mẹ
Nỗi đau và sự tuyệt vọng của Yoon Se Won thể hiện rất rõ ràng nhưng ngắn ngủi thông qua hình ảnh về căn phòng mà anh ta ở