Enrico Letta

Enrico Letta
Thủ tướng thứ 55 của Ý
Nhiệm kỳ
28 tháng 4 năm 2013 – 22 tháng 2 năm 2014
300 ngày
Tổng thốngGiorgio Napolitano
Phó Thủ tướngAngelino Alfano
Tiền nhiệmMario Monti
Kế nhiệmMatteo Renzi
Phó Bí thư Đảng Dân chủ
Nhiệm kỳ
7 tháng 11 năm 2009 – 20 tháng 4 năm 2013
3 năm, 164 ngày
Bí thưPier Luigi Bersani
Tiền nhiệmDario Franceschini
Kế nhiệmDebora Serracchiani
Lorenzo Guerini
Thư ký Hội đồng Bộ trưởng
Nhiệm kỳ
17 tháng 5 năm 2006 – 8 tháng 5 năm 2008
1 năm, 357 ngày
Thủ tướngRomano Prodi
Tiền nhiệmGianni Letta
Kế nhiệmGianni Letta
Bộ trưởng Công nghiệp
Nhiệm kỳ
22 tháng 12 năm 1999 – 11 tháng 6 năm 2001
1 năm, 171 ngày
Thủ tướngMassimo D'Alema
Giuliano Amato
Tiền nhiệmPier Luigi Bersani
Kế nhiệmAntonio Marzano
Bộ trưởng Châu Âu
Nhiệm kỳ
21 tháng 10 năm 1998 – 22 tháng 12 năm 1999
1 năm, 62 ngày
Thủ tướngMassimo D'Alema
Tiền nhiệmLamberto Dini
Kế nhiệmPatrizia Toia
Hạ Nghị sĩ
Nhiệm kỳ
30 tháng 5 năm 2001 – 23 tháng 7 năm 2015
14 năm, 54 ngày
Khu bầu cửMarche (2013–15)
Lombardy 2 (2008–13)
Lombardy 1 (2006–08)
Piedmont 1 (2001–04)
Nghị sĩ Nghị viện Châu Âu
đại diện cho Đông Bắc Ý
Nhiệm kỳ
14 tháng 6 năm 2004 – 10 tháng 4 năm 2006
1 năm, 300 ngày
Thông tin cá nhân
Sinh20 tháng 8 năm 1966 (58 tuổi)
Pisa, Toscana, Ý
Đảng chính trịDC (Trước năm 1994)
PPI (1994–2002)
DL (2002–2007)
PD (2007–nay)
Phối ngẫuGianna Fregonara
Con cái3
Alma materĐại học Pisa
Sant'Anna School of Advanced Studies
Chữ ký
WebsiteOfficial website

Enrico Letta (phát âm [enˌriːko ˈlɛtːa]; sinh ngày 20 tháng 8 năm 1966) là đương kim Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Ý (Thủ tướng thứ 83 của Ý). Ông cũng đồng thời là Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ và dân biểu Hạ nghị viện Ý.[1] Trước đây, Letta từng đảm đương các cương vị Bộ trưởng Đặc trách các vấn đề châu Âu (1998-1999), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (1999-2001). Ông cũng kiêm nhiệm vị trí thư ký hội đồng Bộ trưởng (2006-2008).

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Letta sinh tại thành phố Pisa, vùng Toscana, miền Trung Ý. Mẹ ông là người Sassari. Cha ông là Giorgio Letta, người Abruzzo và là giáo sư môn xác suất của khoa toán Đại học Pisa. Bản thân Enrico Letta cũng học đại học ngành chính trịluật quốc tế tại Đại học Pisa và sau đó tại Viện Đại học Cao cấp Sant'Anna của Pisa nhận học vị tiến sĩ chuyên ngành pháp luật EU. Ông có một người chú tên là Gianni Letta vốn là đồng chí thân cận của Silvio Berlusconi.[2]

Sự nghiệp chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Letta có một thời gian (trước năm 1994) là đảng viên Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (Ý). Là một đảng viên trẻ tuổi và có năng lực, ông được bầu làm Bí thư Đoàn Thanh niên Đảng Nhân dân châu Âu từ năm 1991 đến năm 1995.

Năm 1994, khi Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo giải tán và một bộ phận đảng viên của nó thành lập Đảng Nhân dân Ý vẫn theo truyền thống dân chủ cơ đốc giáo, Letta trở thành đảng viên chính đảng mới này. Năm 1997, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký của đảng. Năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Đặc trách các vấn đề châu Âu.

Năm 2001, Đảng Nhân dân Ý lại giải thể để sáp nhập vào Đảng Dân chủ là Tự do theo đường lối trung-tả. Letta trở thành đảng viên Đảng Dân chủ là Tự do. Ông ứng cử và trúng cử vào Hạ viện Ý.[3][4] Suốt thời gian từ 2001 đến 2004, ông phụ trách lĩnh vực chính sách kinh tế của đảng.[5]

Từ năm 2004 đến năm 2006, ông là ủy viên Nghị viện châu Âu, là thành viên của Liên minh Nghị sĩ Dân chủ và Tự do của Nghị viện châu Âu, là ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tiền tệ của Nghị viện châu Âu.[6]

Năm 2007, ông tham gia vận động để sáp nhập Đảng Dân chủ là Tự do cùng một số đảng cánh tả khác thành Đảng Dân chủ. Với 11% tổng số phiếu bầu, Letta đứng thứ ba trong cuộc bầu lãnh đạo đảng mới năm 2007.[7] Năm 2009, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Dân chủ.[8]

Trở thành Thủ tướng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 24 tháng 4 năm 2013, Enrico Letta được Tổng thống Ý Giorgio Napolitano bổ nhiệm làm Thủ tướng và giao nhiệm vụ thành lập chính phủ liên minh để giải quyết tình trạng bế tắc của cuộc bầu cử năm 2013.[9] Ngày 27 tháng 4 năm 2013, ông chính thức nhận vị trí lãnh tụ liên minh các Đảng Dân chủ, Đảng Nhân dân Tự do (đảng cánh hữu của nguyên Thủ tướng Silvio Berlusconi), Đảng Lựa chọn Dân sự (đảng trung dung của nguyên Thủ tướng Mario Monti). Ngày 13 tháng 2 năm 2014, sau những căng thẳng với đối thủ cánh tả của ông Matteo Renzi, Letta tuyên bố ông sẽ từ chức Thủ tướng vào ngày hôm sau. Matteo Renzi nhận được nhiều phiếu bầu trong đảng của mình và được tổng thống Giorgio Napolitano bổ nhiệm làm tân Thủ tướng.

Ông là người trẻ thứ ba trong các Thủ tướng Ý thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Italian Parliament Website LETTA Enrico - PD Lưu trữ 2016-08-26 tại Wayback Machine Retrieved ngày 24 tháng 4 năm 2013
  2. ^ “Enrico Letta set to become Italy's new prime minister”. BBC News. ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2013.
  3. ^ Sacchelli, Orlando (ngày 24 tháng 4 năm 2013). “Enrico Letta, il giovane Dc che deve far da paciere tra Pd e Pdl” (bằng tiếng Ý). il Giornale.
  4. ^ “Pisano, milanista, baby-ministro. Ecco chi è Enrico Letta, l'eterno "giovane" del Pd” (bằng tiếng Ý). Libero. ngày 24 tháng 4 năm 2013.
  5. ^ “Chi è Enrico Letta, l'uomo scelto da Napolitano per il governo” (bằng tiếng Ý). Il Fatto Quotidiano. ngày 24 tháng 4 năm 2013.
  6. ^ European Parliament Website
  7. ^ “Veltroni stravince con il 76% ma è la festa dei cittadini elettori” (bằng tiếng Ý). la Repubblica. ngày 14 tháng 10 năm 2007.
  8. ^ “Pd, Bersani indica la rotta "Noi, partito dell'alternativa" (bằng tiếng Ý). Quotidiano.net. ngày 9 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
  9. ^ Frye, Andrew (ngày 24 tháng 4 năm 2013). 24 tháng 4 năm 2013/letta-named-italian-prime-minister-as-political-impasse-ends.html “Letta Named Italian Prime Minister as Impasse Ends” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Bloomberg. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2013.
Tiền nhiệm:
Mario Monti
Thủ tướng Ý
2013 - 2014
Kế nhiệm:
Đương nhiệm
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Đã biết có cố gắng mới có tiến bộ, tại sao nhiều người vẫn không chịu cố gắng?
Những người càng tin vào điều này, cuộc sống của họ càng chịu nhiều trói buộc và áp lực
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Bí thuật đưa hình ảnh Starbucks leo đỉnh của chuỗi đồ uống
Các công ty dịch vụ từ nhỏ đến lớn, từ vi mô đến vĩ mô bắt đầu chú trọng hơn vào việc đầu tư cho hình ảnh và truyền thông
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp trong tiếng Anh
Tìm hiểu cách phân biệt tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp chi tiết nhất
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.