Eva Asderaki

Eva Asderaki-Moore
Eva Asderaki làm trọng tài trong một trận đấu tại giải Wimbledon 2011.
SinhEva Asderaki
27 tháng 1, 1982 (42 tuổi)
Chalcis, Hy Lạp
Nghề nghiệpTrọng tài quần vợt
Năm hoạt động2001–nay

Eva Asderaki (tiếng Hy Lạp: Εύα Ασδεράκη, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1982),[1] còn có tên kết hôn là Eva Asderaki-Moore, là một trọng tài quần vợt người Hy Lạp. Cô là người đã bắt chính trong các trận đấu quần vợt quốc tế kể từ năm 2001, trong đó bao gồm tất cả bốn giải đấu Grand Slam. Năm 2015, Asderaki trở thành người phụ nữ đầu tiên làm trọng tài cho một trận chung kết Đơn nam quần vợt Mỹ Mở rộng.

Đầu đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Asderaki sinh ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Chalcis, Hy Lạp.[1][2] Khi còn trẻ, cô bắt đầu chơi quần vợt.[3] Cô cũng từng được xếp hạng là tay vợt hạt giống thứ bảy dưới 16 tuổi ở Hy Lạp.[4]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Asdearki có chứng nhận vàng từ Liên đoàn Quần vợt Quốc tế.[1][5] Bắt đầu sự nghiệp với tư cách là một trọng tài biên tại câu lạc bộ quần vợt địa phương vào năm 1997, Asdearki sớm nhận được huy hiệu trọng tài đầu tiên của ITF tại Thessaloniki năm 2000.[2][6] Từ năm 2000 đến 2008, cô theo học khóa đào tạo trọng tài ở Luxembourg. Asdearki là trọng tài quần vợt Hy Lạp quốc tế duy nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Sự kiện quần vợt chuyên nghiệp đầu tiên của Asdearki là ở Athens năm 2000. Sự kiện này có giải thưởng tương đương khoảng 10.000 dành cho người chiến thắng.[7][8] Asderaki bắt đầu sự nghiệp trọng tài quốc tế của mình vào năm 2001,[9] với sự kiện quốc tế đầu tiên ở Israel. Năm 2007, Asderaki làm trọng tài tại Thế vận hội Mùa hè 2004 ở Athens, Hy Lạp[2] và đến năm 2007, cô bắt đầu thường xuyên làm trọng tài tại các giải đấu WTA.[10]

Vào năm 2011, Asderaki làm trọng tài cho Wimbledon đơn nữ[2]Giải quần vợt Mỹ mở rộng.[1] Trong trận chung kết US Open, cô bị Serena Williams mắng chửi sau khi phạt Williams một điểm vì lỗi la hét khi chưa hết pha bóng.[11][12] Williams sau đó nói rằng Asderaki "xấu xí ở bên trong",[5] mặc dù sau đó Williams tuyên bố rằng cô đã nhầm Asderaki với một trọng tài khác mà cô từng không bằng lòng.[7]

Vào năm 2013, Asderaki bắt chính trận chung kết đơn nữ tại Wimbledon.[2] Vào năm 2015, Asderaki đã trở thành người phụ nữ đầu tiên làm trọng tài cho một trận chung kết Đơn nam quần vợt Mỹ mở rộng tại trận thư hùng giữa hai tay vợt hạt giống là Novak DjokovicRoger Federer.[1][13] Màn trình diễn xuất thần của cô được xem là tốt đến mức cô nổi tiếng hơn Djokovic và Federer trên phương tiện truyền thông xã hội sau trận chung kết và Asderaki tự coi đó là điểm sáng trong sự nghiệp của mình.[10] Vào năm 2016, lần đầu tiên cô tham gia giải Úc mở rộng tại chính quê hương thứ hai của mình.[5] Asderaki tiếp tục làm trọng tài tại tại Fed Cup 2018 khi đang mang thai.[14] Cô cũng tham gia làm trọng tài cho Giải vô địch Wimbledon 2019, bao gồm trận bán kết đơn nam giữa Novak Djokovic và Roberto Bautista Agut[15] và trận đấu US Open 2019 giữa Federer và Damir Džumhur, trong đó Džumhur bị chỉ trích vì đã hét vào Asderaki.[16] Vào năm 2020, Asderaki làm trọng tài cho trận chung kết đơn nữ Úc mở rộng giữa Sofia KeninGarbiñe Muguruza.[17]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Asderaki từng sống ở Anh và hiện đang sống ở Úc với chồng Paul Moore.[5] Cặp đôi kết hôn vào năm 2012 tại London.[7] Hai người có con đầu lòng vào tháng 7 năm 2018.[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “First woman ever to umpire men's US Open final”. Ellines.com. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ a b c d e “US OPEN: Greek Chair Umpire Eva Asderaki Makes History”. Greek Reporter. ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ “Sitting Down With Chair Umpire Eva Asderaki”. SB Nation. ngày 1 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ a b “Life In The Chair: An Interview With ITF Umpire Eva Asderaki Moore”. Pro Tennis Fan. ngày 23 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ a b c d “Australian Open 2016: Meet the Melbourne umpire John McEnroe respects”. The Sydney Morning Herald. ngày 12 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ “Ποια είνι η ελληνίδα που έκανε την Σερένα Γουίλιαμς να φωνάζει” [Who is the Greek woman who made Serena Williams shout]. Efimerida ton Syntakton. ngày 12 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b c “Εύα Ασδεράκη: Kορυφαία και Ελληνίδα!” [Eva Asderaki: Top and Greek!]. Gazzetta.gr (bằng tiếng Hy Lạp). 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ “Εύα Ασδεράκη, η Ελληνίδα που έγραψε ιστορία στον τελικό ανδρών του US Open 2015” [Eva Asderaki, the Greek woman who made history in the men's final of the US Open 2015]. Proto Thema (bằng tiếng Hy Lạp). ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ “La serata magica di Eva Asderaki” [The magical evening of Eva Asderaki]. Tennis Best (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  10. ^ a b “Federer v Djokovic 2015 US Open final is my career highlight - Asderaki”. Tennis World USA. ngày 22 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ “Stosur Captures the Title After a Williams Outburst”. The New York Times. ngày 11 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ “Sei una brutta persona” [You are a bad person] (bằng tiếng Ý). ngày 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ “Eva Asderaki-Moore, U.S. Open chair umpire, a star on Twitter”. CBC Sports. ngày 14 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ “Dasha's hilarious moment with pregnant chair umpire”. Yahoo Sports. ngày 22 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ “Η Εύα Ασδεράκη διευθύνει το ματς Τζόκοβιτς-Μπαουτίστα” [Eva Asderaki umpires the Djokovic-Bautista match]. Sports DNA. ngày 12 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ “Roger Federer fights past chuntering Damir Dzumhur in the US Open”. The Guardian. ngày 28 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ “Η Εύα Ασδεράκη διαιτητής στον τελικό των γυναικών” [Eva Asderaki umpire in the women's final]. Sports DNA. ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2020.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Nhân vật Beta - The Eminence in Shadow
Cô ấy được biết đến với cái tên Natsume Kafka, tác giả của nhiều tác phẩm văn học "nguyên bản" thực sự là phương tiện truyền thông từ Trái đất do Shadow kể cho cô ấy.
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Sách Tội ác và Hình phạt (Crime and Punishment - CAP) của Doetoevsky
Câu chuyện bắt đầu với việc anh sinh viên Raxkonikov, vì suy nghĩ rằng phải loại trừ những kẻ xấu
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Cuộc đời kỳ lạ và điên loạn của nữ hoạ sĩ Séraphine
Trái ngược với những tác phẩm vẽ hoa rực rỡ, đầy sức sống đồng nội, Séraphine Louis hay Séraphine de Senlis (1864-1942) có một cuộc đời buồn bã