Ferdinando II của Hai Sicilie

Ferdinando II của Hai Sicilie
Được chụp bởi Alphonse Bernoud, 1859
Quốc vương Hai Sicilie
Tại vị8 tháng 11 năm 1830 – ngày 22 tháng 5 năm 1859
Tiền nhiệmFrancesco I
Kế nhiệmFrancesco II
Thông tin chung
Sinh(1810-01-12)12 tháng 1 năm 1810
Palermo, Vương quốc Sicily
Mất22 tháng 5 năm 1859(1859-05-22) (49 tuổi)
Caserta, Vương quốc Hai Sicilia
An tángBasilica của Santa Chiara, Naples
Phối ngẫu
Hậu duệ
Tên đầy đủ
tiếng Ý: Ferdinando Carlo
Hoàng tộcNhà Borbone-Hai Sicilie
Thân phụFrancesco I của Hai Sicilie
Thân mẫuMaría Isabel của Tây Ban Nha
Tôn giáoCông giáo La Mã

Ferdinando II của Hai Sicilie (tiếng Ý: Ferdinando Carlo; tiếng Sicilia: Ferdinannu Carlu; tiếng Anh: Ferdinand; 12 tháng 1 năm 1810 - 22 tháng 5 năm 1859) là vua của Vương quốc Hai Sicilia từ năm 1830 cho đến khi ông qua đời vào năm 1859.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ferdinando được sinh ra ở Palermo, bố là Vua Francesco I của Hai Sicilie và mẹ là María Isabel của Tây Ban Nha.

Ông bà nội của ông là Ferdinando I của Hai SiciliaMaria Karolina của Áo. Ông bà ngoại của ông là Carlos IV của Tây Ban NhaMaría Luisa của Parma. Ferdinando I và Carlos IV là anh em, cả hai đều là con trai của vua Carlos III của Tây Ban NhaMaria Amalia của Sachsen. Trong số các chị em của ông có Teresa Cristina, Hoàng hậu Brasil, là vợ của Pedro II, vị Hoàng đế cuối cùng của Đế chế Brasil.

Thời kỳ đầu trị vì

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu bạc: 120 grana với mặt trước là chân dung vua Ferdinando II thời kỳ mới lên ngai vàng - 1834

Trong những năm đầu trị vì Vương quốc Hai Sicilia, Ferdinando II khá được yêu quý, vì ông thể hiện là một vị quân chủ có tư tưởng tự do, với cách cư xử dễ chịu, vì thế ông đã được đặc biệt danh là "lazzaroni" (từ dùng để chỉ một tầng lớp thấp ở xã hội đường thời).

Khi lên ngôi vào năm 1830, ông đã công bố một sắc lệnh trong đó hứa hẹn sẽ quan tâm đến việc quản lý công, cải cách tài chính và dùng mọi nỗ lực để chữa lành những vết thương đã gây ra cho vương quốc. Ông nói rằng mục tiêu của mình là quản lý vương quốc theo cách mang lại hạnh phúc cho số đông thần dân của mình, trong khi tôn trọng quyền của các vương quốc láng giềng và Giáo hội Công giáo La Mã.

Những năm đầu cầm quyền của ông tương đối yên bình: nhà vua cho cắt giảm thuế và chi tiêu, xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên ở Ý (nối thủ đô Naples với cung điện hoàng gia ở Portici), hạm đội của ông có tàu hơi nước đầu tiên ở Bán đảo Ý, ngoài ra ông còn cho xây dựng hệ thống điện tín kết nối các thành phố NaplesPalermo.

Tuy nhiên, vào năm 1837, nhà vua đã đàn áp thô bạo những người biểu tình ở Đảo Sicily, yêu cầu hiến pháp. Các tri thức tiến bộ trong xã hội đã tiếp tục yêu cầu nhà vua ban hành hiến pháp và tự do hoá quyền cai trị của hoàng gia.

Cuộc cách mạng năm 1848

[sửa | sửa mã nguồn]
Xu bạc: 120 grana với mặt trước là chân dung vua Ferdinando II thời kỳ cuối triều đại - 1853

Vào tháng 09/1847, các cuộc bạo động lấy cảm hứng từ những người theo chủ nghĩa Tự do đã nổ ra ở Reggio CalabriaMessina, những cuộc bạo động này đã bị quân đội hoàng gia dập tắt. Vào ngày 12/01/1848, một cuộc bạo động có cường độ lớn hơn diễn ra ở Palermo đã lan rộng khắp đảo Sicily và đóng vai trò như một tia lửa cho các cuộc Cách mạng 1848 trên toàn châu Âu.

Sau khi các cuộc cách mạng bùng nổ tương tự ở Salerno, Nam Naples và ở vùng Cilento, nơi được đa số giới tri thức của Vương quốc ủng hộ, vào ngày 29/01/1848, Vua Ferdinando buộc phải ban hành hiến pháp theo khuôn mẫu của Hiến pháp Vương quốc Pháp năm 1830.

Tuy nhiên một tranh chấp đã nảy sinh giữa hội đồng đại biểu với hoàng gia, điều này khiến cho nhà vua đã từ chối thoả hiệp, những cuộc bạo loạn tiếp tục diễn ra trên đường phố. Cuối cùng, nhà vua đã ra lệnh cho quân đội đàn áp các cuộc bạo loạn mạnh tay và giải tán Quốc hội vào ngày 13/03/1849. Mặc dù hiến pháp chưa bao giờ được chính thức bãi bỏ, nhưng nhà vua đã trở lại cai trị vương quốc như một chính thể quân chủ chuyên chế.

Trong thời kỳ này, Vua Ferdinando thể hiện sự gắn bó với Giáo hoàng Piô IX bằng cách cho ông tị nạn Gaeta. Giáo hoàng đã tạm thời buộc phải chạy trốn khỏi Rome sau những cuộc cách mạng tương tự diễn ra trong Lãnh địa Giáo hoàng.

Trong khi đó, Đảo Sicily tuyên bố độc lập dưới sự lãnh đạo của Ruggero Settimo, nhà lãnh đạo này đã tuyên bố phế truất nhà vua vào ngày 13/04/1848. Để đáp lại, nhà vua đã triệu tập một đội quân gồm 20.000 người, dưới sự chỉ huy của Tướng Carlo Filangieri tiến đến Sicily đàn áp những người tự do và khôi phục lại quyền lực hoàng gia. Một hạm đội của Hải quân hoàng gia đã tiến đến vùng biển Sicily, nã pháo vào thành phố Messina rất "man rợ" liên tục trong 8 giờ, sau khi quân phòng thủ của nó đầu hàng, giết chết nhiều thường dân.

Sau một chiến dịch kéo dài gần 9 tháng, chủ nghĩa tự do tộn tài trên đảo Sicily do cách mạng tạo ra đã bị dấp tắt hoàn toàn vào ngày 15/05/1849.

  • Naples–Portici railway line
  •  Bài viết này bao gồm văn bản từ một ấn phẩm hiện thời trong phạm vi công cộngChisholm, Hugh biên tập (1911). “Ferdinand II. of the Two Sicilies”. Encyclopædia Britannica. 10 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 268.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Ferdinando II của Hai Sicilie
Nhánh thứ của Vương tộc Bourbon
Sinh: 12 tháng 1 , 1810 Mất: 22 tháng 5 , 1859
Tước hiệu
Tiền nhiệm:
Francis I
Vua của Hai Sicilia
8 tháng 11 năm 1830 - 22 tháng 5 năm 1859
Kế nhiệm:
Francis II

Bản mẫu:Vương tử Hai Sicilie

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Đại hiền triết Ratna Taisei: Tao Fa - Jigokuraku
Tao Fa (Đào Hoa Pháp, bính âm: Táo Huā) là một nhân vật phản diện chính của Thiên đường địa ngục: Jigokuraku. Cô ấy là thành viên của Lord Tensen và là người cai trị một phần của Kotaku, người có biệt danh là Đại hiền triết Ratna Ratna Taisei).
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Tổng hợp các thông tin về Thủy Quốc - Fontaine
Dưới đây là tổng hợp các thông tin chúng ta đã biết về Fontaine - Thủy Quốc qua các sự kiện, nhiệm vụ và lời kể của các nhân vật trong game.