Thành lập | 2008 |
---|---|
Trụ sở chính | phường Kỳ Long, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, Việt Nam |
Sản phẩm | gang thép |
Công ty mẹ | Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan |
Website | fhs.com.vn fhsteel.com.vn |
Formosa Vũng Áng là một công ty nằm trong khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh. Formosa có tên chính thức là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS), chi nhánh của Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan.
Formosa là chủ đầu tư dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương bắt đầu từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 10 tỷ USD (công suất hơn 10 triệu tấn/năm ở giai đoạn I) và đang có kế hoạch tăng vốn lên 27 tỷ USD (20 triệu tấn/năm ở giai đoạn II).[1]
Tổng diện tích thực hiện dự án hơn 3.300ha, bao gồm diện tích đất liền hơn 2.025ha và diện tích mặt nước hơn 1.293ha (cảng Sơn Dương) [2]. Thời gian thuê đất là 70 năm, tiền thuê đất hơn 96 tỷ đồng cho toàn bộ thời gian thuê.[3]
FHS đăng ký kinh doanh 11 ngành nghề, một số ngành nghề quan trọng như: chế tạo và mua bán gang thép; kinh doanh cảng; sản xuất ximăng; kinh doanh nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý nước; xây dựng, lắp đặt, vận hành và kinh doanh nhà máy khí, bán các khí nén và các khí chất lỏng sử dụng trong công nghiệp như oxy, nitơ...; chế tạo, gia công, sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm liên quan quá trình luyện than cốc, hắc ín, dầu thô nhẹ, và kinh doanh bất động sản.[2]
Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Vũng Áng Hà Tĩnh (Dự án) của Công ty TNHH Gang thép hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa Hà Tĩnh) được cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2008 với tổng số vốn đăng ký đầu tư giai đoạn 1 của dự án là 10,548 tỷ USD với các hạng mục công trình chính:
Theo Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, (7/2014) trên công trường Formosa có 24.000 lao động đến từ 31 quốc gia, vùng lãnh thổ đang làm việc, trong đó có khoảng 22.000 lao động VN. Số lao động nước ngoài đến nay có 2.000 người, trong đó phần lớn là chuyên gia Đài Loan với khoảng 1.200 người, Trung Quốc đứng thứ nhì với khoảng 450 lao động...[2]
Khi vào Việt Nam, chủ đầu tư dự án Formosa nhận được nhiều ưu đãi chưa từng có như được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp 10% (doanh nghiệp trong nước là 22%), miễn thuế thu nhập trong bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị; miễn thuế tài nguyên với hoạt động hút cát san nền....[4]
Thậm chí để đảm bảo ổn định đầu tư, tại khoản 7, Điều 4, Hợp đồng thuê đất ngày 6/2/2009 quy định "đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; Đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện". Như vậy, dự án không bị chi phối bởi Điều 38, Luật Đất đai 2003.[3]
Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã "cho" quá nhiều để thu hút được một dự án đầu tư lớn. Trong bài toán đầu tư này, Việt Nam mất nhiều hơn được nhất là trong hoàn cảnh ngành sắt thép đang dư thừa, doanh nghiệp thép trong nước gặp khó khăn như hiện nay. Ông Lê Phước Vũ, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho rằng, ngành thép Việt Nam đang nằm trong thế trận cạnh tranh sống còn. Nguy cơ bị thôn tính rất cao.
VSA cho biết, lượng thép tiêu thụ tháng 4/2014 chỉ đạt 443.600 tấn, giảm gần 15% so với tháng trước. Lượng thép tồn kho hơn 255.000 tấn. Nhiều nhà máy vẫn phải tiết giảm sản xuất, chỉ chạy 50-60% công suất. Trong khi đó với một dự án sản xuất thép với nhiều ưu đãi như Formosa đang vô tình đặt doanh nghiệp nội vào thế cạnh tranh khốc liệt ngay tại sân nhà.[5]
Formosa là một dự án thuộc lĩnh vực luyện kim (có gắn với cảng biển và sản xuất nhiệt điện tự dùng). Công nghệ của nhà máy thuộc loại lạc hậu (phải sử dụng coke để luyện gang). Quy trình sản xuất gang thuộc loại liên hoàn và liên tục. Khối lượng chất thải các loại (rắn, lỏng, khí) rất lớn, có chứa nhiều chất độc hại, và được thải ra liên tục. Chỉ riêng chất thải lỏng được phê duyệt thải ra môi trường lên tới hàng chục nghìn m³/ngày.
Thế nhưng, việc quan trắc, giám sát từ phía các cơ quan Nhà nước lại chỉ thực hiện theo chu kỳ. Đặc biệt, việc xử lý các chất cực độc phát sinh từ công nghệ luyện coke-gang-thép đã không được kiểm soát khách quan và liên tục. Đây là một kẽ hở lớn mà chủ đầu tư có thể lợi dụng để chỉ cần trong vòng vài phút có thể thải hết ra biển hàng tấn chất cực độc như Chlorine, Phosphorous, Arsenic.[6]
Ngày 11 tháng 7 năm 2014, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã ra thông báo không đồng ý đề xuất xây miếu thờ. Tuy nhiên, phía Formosa vẫn tiếp tục xây miếu thờ trong dự án và đã hoàn tất phần thô. Cuối cùng cũng chấp nhận tháo dỡ.[7]
Ngày 25 tháng 3 năm 2015, một vụ sập giàn giáo đã xảy ra tại đây khiến 13 người tử vong tại chỗ[8][9]
Ngày 8 tháng 12 năm 2015, Formosa Vũng Áng xây tòa tháp "biểu tượng tinh thần" cao 32m nhưng chưa được cấp phép.[10]
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, thợ lặn Lê Văn Ngẩy (46 tuổi) tử vong sau khi lặn vùng nước bị ô nhiễm tại khu vực này.[11][12]
Năm 2009, tổ chức bảo vệ môi trường của Đức Quỹ Ethecon đã trao giải "Hành tinh đen" cho Tập đoàn nhựa Formosa, Đài Loan. Giải này dùng để bêu tên doanh nghiệp gây ảnh hưởng môi trường lớn nhất trong năm.[13]
Chính phủ Mỹ đã nhiều lần phạt Formosa. Năm 2000, Formosa phải đóng phạt 150.000 USD vì vượt mức ô nhiễm không khí cho phép tại Texas. Tháng 9-2009, Formosa bị Sở Tư pháp Mỹ và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ phạt số tiền lên đến 13 triệu USD.
Tại Đài Loan, Formosa nằm trong top 10 công ty gây ô nhiễm nhất và "đóng góp" đến 25% tổng lượng khí nhà kính của Đài Loan.
Theo báo cáo của Formosa ngày 28.12.2016, công ty này đã khắc phục 51/53 lỗi vi phạm, 2 lỗi vi phạm còn lại đang được công ty Formosa khẩn trương khắc phục là: lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho toàn nhà máy và chuyển đổi công nghệ dập cốc ướt sang khô.[14]
Khoảng 16g30’ chiều 14/5/2014, nhân việc phản đối Vụ hạ giàn khoan Hải Dương 981, tại công trường xây dựng lò cao áp đã xảy ra xô xát giữa công nhân người Trung Quốc và công nhân người Việt Nam. Tại cổng chính dự án, một số người đã nói rằng có công nhân người Việt Nam bị người Trung Quốc đánh chết, nên có 5.000 người Việt Nam tụ tập lại và gây gổ với 1.000 người Trung Quốc, bao quanh 3 ngày. Tại thời điểm đó, một số vị trí công trường bị các đối tượng quá khích đốt cháy một số nhà tạm. Đồng thời lợi dụng địa bàn rộng, trời nhá nhem tối, một số đối tượng đã trộm cắp một số vật tư sắt thép, dây điện, máy điều hòa, máy tính cá nhân… Trong quá trình xảy ra vụ việc có một người Trung Quốc tử vong trên đường đưa đi cấp cứu, 149 người bị thương, bị sây sát.[15]
Vào tháng 4 năm 2016 xảy ra hiện tượng rất nhiều cá biển chết hàng loạt rồi trôi dạt vào bờ tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh).[16] Hiện tượng này sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.[17] Có nơi mỗi ngày, ngư dân dọc bờ biển vớt được hàng tấn cá chết. Nhiều ý kiến cho rằng hiện tượng trên là do nguồn nước bị ô nhiễm bởi các nhà máy tại khu kinh tế Vũng Áng xả thải gây độc.[18] Qua phân tích, cả nước biển lẫn nước đầm Lăng Cô (Huế) đều bị ô nhiễm, nồng độ PO4 (chỉ tiêu phú dưỡng) ở tầng đáy gấp đôi chỉ số cho phép, làm tăng độ pH trong nước, nhiều khả năng đây là nguyên nhân làm cá chết hàng loạt. Ngoài ra tảo biển phát triển mạnh, cộng với khí độc ở đáy lồng khiến cá thiếu oxy. Từ kết quả phân tích, khả năng cá chết do dịch bệnh đã được loại bỏ.
Ngày 25 tháng 4 năm 2016, ông Hoàng Giật Thuyên - GĐ Phòng An toàn Vệ sinh môi trường của Tập đoàn FHS ở Việt Nam - cho biết, Cty Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh) có nhập 296 tấn hóa chất, gồm 45 loại, trong ba tháng đầu năm 2016 [19]. Điều đáng nói là trong số này có nhiều loại hóa chất mà theo đánh giá của các nhà khoa học là thuộc dạng "độc và cực độc".[20]
Trả lời báo chí, Formosa thừa nhận dùng axit để súc rửa đường ống, đồng thời thừa nhận không thông báo cho chính quyền khi súc rửa "vì không biết quy định này".[21]
Trả lời phóng viên Lan Anh, Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC, VTC14, Ông Chu Xuân Phàm - trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội phát biểu vào sáng 25-4: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được…" [22] Chiều 26-4, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã tổ chức họp báo về việc công ty này xả nước thải ra biển và đã xin lỗi về phát ngôn gây sốc của ông Phàm. Cả ông Phàm cũng có mặt trong buổi họp và cũng xin lỗi về lời nói của mình. Ngày 27.4, ông Phàm cho biết, đã bị cho thôi việc.[23]
Ngoài một số đại diện các tổ chức phi chính trị Đài Loan còn có sự tham dự của nhiều người Việt tại Đài Bắc, phần lớn là công nhân người Việt hiện đang làm việc tại đây.
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế là bốn tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong thảm họa này. Sau gần 3 tháng điều tra, trong buổi họp báo ngày 30-6-2016, đại diện Chính phủ đã xác định thủ phạm đàng sau thảm họa cá chết hàng loạt là công ty thép Formosa Hà Tĩnh. Công ty này đã thừa nhận gây ra sự cố ô nhiễm biển nghiêm trọng và cam kết bồi thường 500 triệu đô la Mỹ.
Trong đơn khởi kiện, ngư dân yêu cầu nhà cầm quyền phải «Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Bị Đơn (Formasa Hà Tĩnh) tạm dừng hoạt động sản xuất cho đến khi có biện pháp khắc phục vĩnh viễn tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường, nhằm ngăn chặn khả năng Bị Đơn (Formasa Hà Tĩnh) tiếp tục gây thiệt hại cho Nguyên Đơn. »[31]
Theo Luật sư Võ An Đôn, từ Đoàn luật sư Phú Yên, phân tích: "Vụ kiện này vừa đơn giản và vừa phức tạp. Đơn giản là Formosa đã nhận mình là thủ phạm gây ra thiệt hại rồi, đã bồi thường thiệt hại rồi. Chỉ cần người bị hại nộp đơn khởi kiện là đã có thể có bồi thường và thắng kiện rồi.". Tuy nhiên « Điểm khó là bên phía chính quyền có thể gây khó khăn cho việc khởi kiện, như họ có thể không nhận thụ lý vụ án chẳng hạn," ông Đôn nói với BBC.[32][35]
|date=
(trợ giúp)
|url=
(trợ giúp). Báo Tuổi trẻ. 6 tháng 7 năm 2014. Truy cập 7 tháng 5 năm 2016.[liên kết hỏng]
|website=
(trợ giúp)
|access-date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)
|access-date=
và |date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)
|access-date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)
|access-date=
và |date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |website=
(trợ giúp)