Game Boy Advance SP

Game Boy Advance SP
Một phiên bản Game Boy Advance SP Cobalt Blue có đèn trước.
Nhà chế tạoNintendo
Dòng sản phẩmDòng Game Boy
LoạiMáy chơi trò chơi điện tử cầm tay
Thế hệThế hệ thứ sáu
Vòng đời
  • JP: ngày 14 tháng 2 năm 2003[1]
  • NA: ngày 23 tháng 3 năm 2003[2]
  • PAL: ngày 28 tháng 3 năm 2003[3]
Giá giới thiệuUSD$99.99
¥12,500
129.99
CA$149.95
A$199.99
Ngừng sản xuấtngày 31 tháng 1 năm 2008
Số lượng vận chuyển43.57 triêư
(tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015)[4]
Truyền thôngBăng ROM
CPU32-bit 16.78 MHz ARM7TDMI
bộ đồng xử lý 8 hoặc 4 MHz Z80
Màn hìnhTFT LCD, 240×160 pixels, 40.8×61.2 mm[5]
Khả năng tương thích
ngược
Game Boy, Game Boy Color
Sản phẩm trướcGame Boy Advance (thiết kế trước đó)
Sản phẩm sauGame Boy Micro (thiết kế lại) Nintendo DS/Nintendo DS Lite (kế nhiệm)

Game Boy Advance SP[a] (GBA SP), phát hành vào tháng 2 năm 2003,[6]máy chơi trò chơi điện tử cầm tay thế hệ thứ sáu do Nintendo phát triển, phát hành và tiếp thị, đây được coi là phiên bản nâng cấp của Game Boy Advance gốc. Từ "SP" trong tên gọi là từ viết tắt của "Special" (Đặc biệt).[7] Đây là hệ máy áp chót trong dòng Game Boy Advance, trước Game Boy Micro, phát hành vào tháng 9 năm 2005. Dòng Game Boy Advance được nối tiếp bởi dòng Nintendo DS, bắt đầu với việc phát hành Nintendo DS bản gốc vào tháng 11 năm 2004.

Thông số kỹ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kích thước (đóng): Khoảng 8.4 × 8.2 × 2.44 cm (3.3 × 3.23 × 0.96 inche).
  • Trọng lượng: 142 gam (khoảng 5 ounces)
  • Màu sắc: Hiển thị đồng thời hơn 32.000 màu
  • Màn hình: 2.9 inch TFT màu LCD phản quang.
  • Tốc độ khung hình: 50 Hz[8]
  • Nguồn sáng: LCD tích hợp đèn trước.
  • Nguồn: Pin lithium ion có thể sạc lại.
  • Tuổi thọ pin: 10 giờ chơi liên tục với đèn sáng, 18 giờ nếu tắt đèn; cần tối đa 3 giờ để sạc lại.

Các màu vỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Onyx, Flame, Platinum Silver, Cobalt Blue, Pearl Pink, Pearl Blue, Graphite, Midnight Blue, Charizard Fire Red, Torchic Orange, Venusaur Leaf Green, NES classic design, and Pikachu Yellow. A limited gold edition with a Triforce and the Hyrule Royal Family crest was available in Europe which included a copy of The Legend of Zelda: The Minish Cap.[9] In 2003, Toys "R" Us sold an exclusive gold edition (without any Zelda symbols) in the US starting on Black Friday of that year, initially with a Super Mario Advance 4 game.[10] In September 2005, a Blue edition was sold through Best Buy. A special Pokémon Emerald pack contained a limited edition Green Rayquaza SP and the Emerald game. A limited edition backlit edition exists. There is also an All Blacks edition. An Orange and red version was made as a prize for a speed run competition for Metroid Zero Mission. A red SP with a circle with an M in it was created, modeled after Mario's cap; it also came in a bundle that included the game Mario Vs. Donkey Kong.

GBA SP có kích thước lớn hơn một nửa so với GBA khi đóng và gần bằng chiều cao của Game Boy Color của Nintendo khi mở. Mô hình này của Game Boy có thể chơi tất cả các băng Game Boy, bao gồm Game Boy, Game Boy Color và Game Boy Advance. Vỏ sò (hoặc thiết kế máy tính xách tay) bảo vệ màn hình khỏi trầy xước và bụi, gợi nhớ đến các máy Game & Watch hai màn hình. Tuy nhiên, vỏ được làm từ một vật liệu khác, khiến nó dễ bị trầy hơn các máy Game Boy trước đây. Khe băng đã được di chuyển xuống dưới cùng, úp xuống. Điều này khiến việc sử dụng các băng đặc biệt, như Máy ảnh Game Boy và Kirby: Tilt and Tumble, trở nên khó khăn hơn.GBA là hệ máy cầm tay được phát hành quốc tế đầu tiên của Nintendo có tích hợp đèn nền. Tuy nhiên, có một hệ máy chỉ dành cho Nhật Bản, Game Boy Light, về cơ bản là Game Boy Pocket với màn hình điện phát quang.

Bộ chuyển đổi nguồn AC GBA SP đi kèm với gói để sạc lại pin lithium ion, thứ mà Game Boys trước đây không có (thường sử dụng viên pin thông dụng). Bộ chuyển đổi này cũng tương thích với máy DS gốc. Thư viện phần mềm và thông số kỹ thuật phần cứng chung giống hệt với thư viện của Game Boy Advance.

Tại Nhật Bản, máy được phát hành với nhiều màu sắc tiêu chuẩn và các gói đặc biệt. Ở hầu hết các khu vực khác, thường được phát hành với màu Platinum Silver và Charcoal Black. Sau đó, một phiên bản Flame Red đã được phát hành. Sáu phiên bản đặc biệt cũng đã được phát hành: NES Classics có cùng tông màu với tay cầm NES cổ điển (và được thiết kế giống với NES khi đóng), SpongeBob SquarePants, Pikachu và một bản màu bạc có hình xăm thiết kế được in trên đó, được gọi là "Tribal Edition".[11] Ở các khu vực khác, chẳng hạn như Châu Âu, Châu Á và Trung Đông, các màu bổ sung đã được phát hành, như Pearl Green và Starlight Gold[12]. Ngoài ra, hai phiên bản đặc biệt cũng đã được phát hành dành riêng cho khu vực Châu Á.

Nintendo đã lên kế hoạch để SP tương thích 3D, nhưng độ phân giải của LCD quá thấp, dẫn đến việc Nintendo loại bỏ nó.[13]

Bên trong

[sửa | sửa mã nguồn]
  • CPU (đối với các game GBA): ARM7TDMI 32 bit với bộ nhớ có sẵn.
  • CPU (đối với các game GBC): 8-bit Sharp LR35902 (8080)
  • Bộ nhớ: 32 kilobyte +96 kilobyte VRAM (CPU bên trong), DRAM 256 kilobyte (CPU ngoài).
  • Độ phân giải: 240 × 160 pixel.
  • Màu sắc: RGB 15 bit (không gian màu 15 bit sử dụng độ sâu 5 bit trên mỗi kênh), có khả năng hiển thị 512 màu đồng thời ở "chế độ ký tự" và 32.768 (2 15) màu đồng thời trong "chế độ bitmap".
  • Phần mềm: Tương thích với tất cả các trò chơi Game Boy và hầu hết các trò chơi Game Boy Color. Các trò chơi Game Boy có thể được chơi bằngbảng màu có thể chọn giống như trên Game Boy Color.

Giắc cắm tai nghe

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ chuyển đổi tai nghe cho Game Boy Advance SP

Nintendo đã loại bỏ giắc cắm tai nghe TRS khỏi SP, vốn đã được đưa vào tất cả các mẫu Game Boy trước đây. Có thể mua tai nghe được thiết kế riêng cho GBA SP hoặc tai nghe tiêu chuẩn có thể được gắn với bộ chuyển đổi tùy chọn, âm thanh lập thể [14], được cắm vào cùng một cổng với bộ chuyển đổi AC. Vì Nintendo DS sử dụng cùng cổng sạc với GBA SP nên bộ chuyển đổi tai nghe hoạt động với hệ máy nói trên.

Vì cả bộ chuyển đổi AC và tai nghe đều sử dụng cùng một cổng, không thể sạc SP và nghe tai nghe cùng lúc với bộ chuyển đổi thương hiệu Nintendo. Tuy nhiên, có các giải pháp của bên thứ ba, chẳng hạn như bộ chuyển đổi "tách" thành hai dây khác nhau; giắc cắm nguồn ở một bên và giắc cắm tai nghe TS ở bên kia.

Mẫu có đèn nền (AGS-101)

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu AGS-101 GBA SP màu xanh ngọc có màn hình sáng cải tiến.[15]

Vào tháng 9 năm 2005, khoảng thời gian phát hành Game Boy Micro, Nintendo đã phát hành một phiên bản cải tiến của Game Boy Advance SP ở Bắc Mỹ, có màn hình sáng hơn thay vì màn hình chiếu sáng trước của phiên bản trước. Bản mới có thể được phân biệt bởi các tính năng sau:

  • Hộp ghi "Bây giờ với màn hình có đèn nền SÁNG HƠN!" để phân biệt bản mới với các bản cũ hơn, có đèn phía trước.
  • Đèn nền của SP có Số Model AGS-101 trên nhãn ở dưới cùng của thiết bị, trong khi SP phía trước ban đầu có Số Model AGS-001 [16]
  • Nút mini ở giữa, trên cùng của mặt dưới máy được gọi trong hướng dẫn là "Công tắc độ sáng" và chọn giữa hai mức độ sáng, "Bình thường" (Thấp) và "Sáng" (Cao) mà không mất cài đặt khi tắt. Trên các mẫu đèn trước, nút này chỉ bật hoặc tắt đèn trước. Với đèn nền được đặt thành "Bình thường" (Thấp), độ sáng vẫn vượt qua AGS-001 ban đầu khi bật đèn trước.
  • Khi tắt nguồn, màn hình của bản đèn nền hoàn toàn màu đen, nhưng màn hình của bản có đèn trước sáng hơn đáng kể.

Phiên bản đèn nền Bắc Mỹ có ba màu tiêu chuẩn: "Pearl Blue", "Pearl Pink" và "Graphite" (phiên bản màu xám của Onyx Black). Ngoài ra còn có hai mẫu đèn nền độc quyền Toys "R" Us, mẫu "SpongeBob SquarePants"[17] và "Limited Edition Pikachu".

Vào năm 2006, mẫu đèn nền AGS-101 cũng được phát hành rất hạn chế ở châu Âu.[18] Rất ít bản được đưa ra thị trường, có khả năng là do việc phát hành Nintendo DS tương thích với Game Boy Advance một năm trước đó. Phiên bản châu Âu được phát hành màu "Surf Blue" [19] cũng như được phát hành lại trong phiên bản "Pink" và "Tribal".

Không giống như bản phát hành ở Bắc Mỹ, hộp châu Âu không có bất kỳ văn bản nổi bật nào để phân biệt các mẫu đèn nền với các mẫu đèn trước cũ hơn. Ngoài ra, chỉ có màu "Surf Blue" là duy nhất với AGS-101, hai màu còn lại là "Pink" và "Tribal" đã được phát hành là bản đèn trước - vì những lý do này nên rất khó để xác định bản đèn nền SP phát hành ở châu Âu. Ngoài số kiểu máy AGS-101 trên đế của thiết bị, tính năng phân biệt rõ ràng duy nhất khác của mẫu đèn nền châu Âu là hình ảnh lớn của Game Boy Advance SP đặc trưng ở mặt trước của hộp. (Các mô hình "Pink" và "Tribal" ở Châu Âu chỉ có hình ảnh nhỏ của Game Boy Advance SP ở hai bên của hộp và các mẫu Hoa / Hình xăm ở mặt trước.)

Đây cũng là thiết bị cầm tay cuối cùng của Nintendo có khả năng tương thích ngược với các trò chơi Game BoyGame Boy Color

Màu sắc máy

[sửa | sửa mã nguồn]

Game Boy Advance SP có nhiều màu sắc và các phiên bản giới hạn.

  • All Black (độc quyền New Zealand)
  • Blue Kyogre
  • Cobalt Blue
  • Flame Red
  • Famicom 20th Anniversary Edition
  • Gold with Zelda Triforce
  • Graphite
  • Green Rayquaza
  • Green Venusaur
  • Kingdom Silver (Kingdom Hearts: Chain of Memories Edition)
  • Mario
  • NES Black (Chỉ ở Anh và Mỹ dưới dạng phiên bản giới hạn)
  • Onyx Black
  • Pearl Blue
  • Pearl Green
  • Pearl Pink
  • Pearl White (Limited Edition)
  • Pikachu Yellow
  • Platinum
  • Platinum & Onyx (Limited Edition)
  • Red Groudon
  • Snow White
  • Spice & Lime
  • SpongeBob
  • Surf Blue (độc quyền UK)
  • Torchic Orange
  • Tribal
  • White Rip Curl special edition (độc quyền Australia)
  • "Who Are You?" (Đen với chữ "Who Are You?" in phía trên)

Tiếp nhận

[sửa | sửa mã nguồn]

M. Wiley của IGN gọi Game Boy Advance SP là "một nước đi đúng hướng của Nintendo", ca ngợi thiết kế của máy so với GBA ban đầu và nhấn mạnh việc bao gồm màn hình có đèn nền và pin sạc, mặc dù cũng có những chỉ trích nhỏ hướng tới sự thiếu sót của hệ thống giắc cắm tai nghe.[20] Engadget cho điểm số chung là 84 trên 100, ca ngợi các tính năng mới và lưu ý rằng máy thiếu giắc cắm tai nghe.[21] Matthew D. Sarrel của PC Magazine đã gợi ý cho người dùng như đây một sự cải tiến so với bản ban đầu, ca ngợi đèn nền và tích hợp bộ sạc cũng như chất lượng hình ảnh được cải thiện, mặc dù ông lưu ý rằng những người có bàn tay lớn có thể gặp khó khăn với thiết kế máy.[22]

Doanh số bán hàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, Game Boy Advance đã bán được 81,48 triệu máy trên toàn thế giới, trong đó 43,52 triệu là Game Boy Advance SP.[23]

Tính đến thời điểm hiện tại Số lượng máy đã bán
Ngày Nhật Mỹ Khác Tổng
2003-03-31[24] 0.82 triệu 0.83 triệu 0.46 triệu 2.10 triệu
2003-06-30 ? ? ? 4.84 triệu[25]
2003-09-30[26] 2.33 triệu 4.32 triệu 2.38 triệu 9.04 triệu
2003-12-31[27] 3.14 triệu 7.82 triệu 4.34 triệu 15.30 triệu
2004-03-31[28] 3.68 triệu 8.78 triệu 4.70 triệu 17.16 triệu
2004-06-30 ? ? ? 19.33 triệu[29]
2004-09-30[30] 5.02 triệu 12.46 triệu 6.21 triệu 23.68 triệu
2004-12-31[31] 5.94 triệu 16.13 triệu 8.67 triệu 30.73 triệu
2005-03-31[32] 6.00 triệu 16.69 triệu 9.10 triệu 31.79 triệu
2005-06-30 ? ? ?
2005-09-30[33] 6.16 triệu 18.08 triệu 10.08 triệu 34.32 triệu
2005-12-31[34] 6.35 triệu 20.40 triệu 10.64 triệu 37.40 triệu
2006-03-31[35] 6.42 triệu 20.95 triệu 10.86 triệu 38.23 triệu
2006-06-30[36] 6.46 triệu 21.30 triệu 11.08 triệu 38.84 triệu
2006-09-30[37] 6.48 triệu 21.95 triệu 11.37 triệu 39.79 triệu
2006-12-31[38] 6.50 triệu 23.06 triệu 11.78 triệu 41.33 triệu
2007-03-31[39] 6.50 triệu 23.47 triệu 11.95 triệu 41.92 triệu
2007-06-30[40] 6.50 triệu 23.78 triệu 12.14 triệu 42.43 triệu
2007-09-30[41] 6.51 triệu 24.01 triệu 12.31 triệu 42.82 triệu
2007-12-31[42] 6.51 triệu 24.01 triệu 12.51 triệu 43.02 triệu
2008-03-31[43] 6.51 triệu 24.00 triệu 12.71 triệu 43.23 triệu
2008-06-30[44] 6.51 triệu 24.00 triệu 12.89 triệu 43.41 triệu
2008-09-30[45] 6.51 triệu 24.00 triệu 12.97 triệu 43.49 triệu
2008-12-31[46] 6.51 triệu 24.00 triệu 13.00 triệu 43.52 triệu
  1. ^ ゲームボーイアドバンスSP (Nhật: Gēmu Bōi Adobansu SP?)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Game Boy Advance SP”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ “Nintendo Game Boy Advance SP review”. CNET. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ “N-Europe News: GBA SP Press Release”. Ashley Jones. ngày 7 tháng 3 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2012.
  4. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. ngày 3 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ “Technical data”. Nintendo of Europe GmbH.
  6. ^ “Nintendo Company History”. Nintendo of America Inc. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2012.
  7. ^ “- Nintendo - Customer Service - Game Boy Advance SP - Frequently Asked Questions”. www.nintendo.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ Sfetcu, Nicolae (ngày 4 tháng 5 năm 2014). Game Preview (bằng tiếng Anh). Nicolae Sfetcu.
  9. ^ Harris, Craig. “Legend of Zelda GBA SP”. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2011.
  10. ^ “TRU Exclusive Gold GBA SP/Super Mario Advance 4 Bundle for Sale”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ “Tribal Edition GBA SP for Europe - News”. Nintendo World Report.
  12. ^ Gameboy Advance SP Star Light Gold Toys R Us Limited Edition (GFF-3663) Lưu trữ 2011-07-11 tại Wayback Machine
  13. ^ Iwata Asks Lưu trữ 2012-07-11 tại Archive.today. Iwataasks.nintendo.com. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  14. ^ “Game Boy Advance SP | Corporate | Nintendo”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2014.
  15. ^ “Nintendo Game Boy Advance SP Review - Consoles”. CNET. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2012.
  16. ^ MARU-CHANG. “AGB/AGS/OXY: Game Boy Advance”. maru-chang.com. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 2 năm 2007.
  17. ^ GBA SP Gets Brighter Lưu trữ 2010-06-14 tại Wayback Machine
  18. ^ “Brighter SP coming to Europe”. eurogamer.net. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 6 năm 2010.
  19. ^ F1RES0UL (ngày 22 tháng 8 năm 2009). “Gameboy Advance SP - European AGS-101 Model (Backlit) Unboxing”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2016 – qua YouTube.
  20. ^ M. Riley (ngày 20 tháng 3 năm 2003). “Game Boy Advance SP”. IGN. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  21. ^ “Nintendo Game Boy Advance SP review”. Engadget. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 6 tháng 12 năm 2017.
  22. ^ https://www.pcmag.com/article2/0,2817,936016,00.asp
  23. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. ngày 30 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2009.[liên kết hỏng]
  24. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 22 tháng 5 năm 2003. tr. 27. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  25. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 5 tháng 8 năm 2003. tr. 4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  26. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 13 tháng 11 năm 2003. tr. 27. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  27. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 29 tháng 1 năm 2004. tr. 4. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  28. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 27 tháng 5 năm 2004. tr. 33. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  29. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 28 tháng 7 năm 2004. tr. 7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  30. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo Co., Ltd. ngày 25 tháng 11 năm 2004. tr. 25. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  31. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 26 tháng 1 năm 2005. tr. 7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  32. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 26 tháng 5 năm 2005. tr. 39. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  33. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo Co., Ltd. ngày 24 tháng 11 năm 2005. tr. 25. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  34. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 26 tháng 1 năm 2006. tr. 7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  35. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 25 tháng 5 năm 2006. tr. 30. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  36. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 24 tháng 7 năm 2006. tr. 9. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  37. ^ “Consolidated financial highlights” (PDF). Nintendo. ngày 26 tháng 10 năm 2006. tr. 28. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  38. ^ “Consolidated Financial Highlights” (PDF). Nintendo. ngày 25 tháng 1 năm 2007. tr. 8. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  39. ^ “Consolidated Financial Highlights” (PDF). Nintendo. ngày 26 tháng 4 năm 2007. tr. 8. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 12 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2007.
  40. ^ “Consolidated Financial Highlights” (PDF). Nintendo. ngày 25 tháng 7 năm 2007. tr. 8. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2007.
  41. ^ “Consolidated Financial Highlights” (PDF). Nintendo. ngày 25 tháng 10 năm 2007. tr. 22. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2007.
  42. ^ “Consolidated Financial Highlights” (PDF). Nintendo. ngày 24 tháng 1 năm 2007. tr. 8. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2007.
  43. ^ “Consolidated Financial Statements” (PDF). Nintendo. ngày 24 tháng 4 năm 2008. tr. 22. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2008.
  44. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. ngày 30 tháng 7 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2008.
  45. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. ngày 30 tháng 10 năm 2008. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2008.
  46. ^ “Consolidated Sales Transition by Region” (PDF). Nintendo. ngày 29 tháng 1 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2008.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Download anime Perfect Blue Vietsub
Download anime Perfect Blue Vietsub
Perfect Blue (tiếng Nhật: パーフェクトブルー; Hepburn: Pāfekuto Burū) là một phim điện ảnh anime kinh dị tâm lý
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Tại sao Rosaria pick rate rất thấp và ít người dùng?
Nạp tốt, buff crit rate ngon ,đi đc nhiều team, ko kén đội hình, dễ build, dễ chơi. Nhưng tại sao rất ít ng chơi dùng Rosaria, pick rate la hoàn từ 3.0 trở xuống mãi ko quá 10%?
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
FOMO - yếu tố khiến các Nhà đầu tư thua lỗ trên thị trường
Hãy tưởng tượng hôm nay là tối thứ 6 và bạn có 1 deadline cần hoàn thành ngay trong tối nay.
Nhân vật Yamada Asaemon Sagiri -  Jigokuraku
Nhân vật Yamada Asaemon Sagiri - Jigokuraku
Yamada Asaemon Sagiri (山田やま浅だあェえも門ん 佐さ切ぎり) là Asaemon hạng 12 của gia tộc Yamada, đồng thời là con gái của cựu thủ lĩnh gia tộc, Yamada Asaemon Kichij