Gustav Stresemann

Gustav Stresemann
Chức vụ
Nhiệm kỳ13 tháng 8 – 23 tháng 11 năm 1923
Tiền nhiệmWilhelm Cuno
Kế nhiệmWilhelm Marx
Thông tin cá nhân
Sinh(1878-05-10)10 tháng 5, 1878
Mất3 tháng 10, 1929(1929-10-03) (51 tuổi)
Đảng chính trịĐảng Tự do Quốc gia (1907-1918)
Đảng Dân chủ Đức (1918)
Đảng Nhân dân Đức (1918-1929)

Gustav Stresemann (10 tháng 5 năm 18783 tháng 10 năm 1929) là một chính trị gia và chính khách tự do người Đức, ông làm Thủ tướngNgoại trưởng nước Đức thời Cộng hòa Weimar. Ông là một trong hai chính trị gia đoạt Giải Nobel Hòa bình vào năm 1926.

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông được coi là một nhân vật chính trị kiệt xuất có một không hai trong thời đại của mình, là chính khách lớn nhất của châu Âu trong thập niên 1920.[1]

Được xem là chính khách kiệt xuất của nước Cộng hòa Weimar, ông có đường lối chính sách khó hiểu và gây tranh cãi. Có người coi ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa quyết liệt, mà cũng có người coi ông là một nhà dân tộc chủ nghĩa có hạn chế, và có công lớn gây dựng một châu Âu hòa bình, cộng tác.[2] Thực chất, là một con người có nhiều điểm mâu thuẫn, ông còn là người trung kiên với những giá trị của chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa tự do. Điều này khiến ông có thể thích nghi với cả chiến bại của nước Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất cùng với cơn bão Cách mạng Đức (1918), đồng thời đặt lòng tin vào nền Cộng hòa là nền tảng duy nhất để đất nước được thống nhất, và vào sự hợp tác giữa các quốc gia châu Âu là nền tảng duy nhất để tránh khỏi một cuộc chiến tranh sau khi cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất chấm dứt. Trong khi ấy, dù đất nước trong cơn nguy kịch, nỗ lực của ông nhằm xây dựng một nước Đức giàu mạnh cùng tương xứng với một châu Âu giàu mạnh đã đem lại một điểm sáng chói cho lịch sử Đức trong thời đại ấy.[1]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Jonathan Wright, Gustav Stresemann: Weimar's greatest statesman, Bìa sau
  2. ^ Jonathan Wright, Gustav Stresemann: Weimar's greatest statesman, trang 2

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Turner, Henry Ashby Stresemann and the politics of the Weimar Republic, Princeton, N. J.: Princeton University Press, 1963.
  • Wright, Jonathan Gustav Stresemann: Weimar's Greatest Statesman (2002).
  • Enssle, Manfred J. Stresemann's Territorial Revisionism (1980).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ chính trị
Tiền nhiệm:
Hans von Rosenberg
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
1923-1929
Kế nhiệm:
Julius Curtius
Tiền nhiệm:
Wilhelm Cuno
Thủ tướng Đức
1923
Kế nhiệm:
Wilhelm Marx
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
Tại sao nên làm việc ở Philippines?
So với các nước trong khu vực, mức sống ở Manila khá rẻ trừ tiền thuê nhà có hơi cao
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Tổng hợp các shop quần áo TAOBAO đã cập bến trên Shopee
Không cần đặt hàng qua trung gian cầu kỳ lại hay trôi nổi lạc hàng, lưu ngay 6 tọa độ đồ nam Taobao cực xịn trên shopee
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vậy Fūka Kiryūin - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Fūka Kiryūin (鬼き龍りゅう院いん 楓ふう花か, Kiryūin Fūka) là một học sinh thuộc Lớp 3-B