Viện Dân biểu สภาผู้แทนราษฎร Sapha Phuthaen Ratsadon | |
---|---|
Hạ viện Thái Lan khoá 26 | |
Dạng | |
Mô hình | |
Lãnh đạo | |
Phó Nghị trưởng thứ nhất | Trống Từ 7 tháng 8 năm 2024 |
Phó Nghị trưởng thứ 2 | Pichet Chuamuangphan, Đảng Vì nước Thái Từ 5 tháng 7 năm 2023 |
Cơ cấu | |
Số ghế | 500 đại biểu |
Chính đảng | (20)
Đa số (321) Đảng Vì nước Thái (141)
Đảng Tự hào Thái Lan (71)
Đảng Dân chủ (25)
[a]
Đảng Prachachart (9)
Đảng Dân chủ mới (1)
Đảng Mới (1)
Thiểu số (173) Đảng Nhân dân (143)
[b]
Đảng Công bằng (2)
Độc lập (1)
Trống (6) Trống (6) |
Nhiệm kỳ | 4 năm |
Bầu cử | |
Hệ thống đầu phiếu | Bỏ phiếu song song: Bỏ phiếu theo đa số phiếu (400 ghế) Đại diện theo danh sách đảng (100 ghế) |
Bầu cử vừa qua | 14 tháng 5 năm 2023 |
Bầu cử tiếp theo | 27 tháng 6 năm 2027 |
Trụ sở | |
Phòng họp Hạ viện tại Bangkok, Thái Lan | |
Trang web | |
www.parliament.go.th |
Bài này nằm trong loạt bài về: Chính trị và chính phủ Thái Lan |
Viện Dân biểu Thái Lan (tiếng Thái: สภาผู้แทนราษฎร; Chuyển tự Hoàng gia: Sapha Phuthaen Ratsadon) là hạ viện của cơ quan lập pháp lưỡng viện - Quốc hội Thái Lan. Hệ thống chính trị Thái Lan là một chế độ quân chủ lập hiến với nền dân chủ nghị viện. Ngành lập pháp của Thái Lan được mô phỏng theo hệ thống Westminster. Hiện tại Viện Dân biểu có 500 thành viên, trong đó 400 đại biểu được bầu trực tiếp qua các khu vực bầu cử, và 100 đại biểu còn lại được bầu thông qua đại diện theo tỷ lệ trong danh sách đảng. Vai trò và quyền hạn của Viện Dân biểu được quy định trong bản Hiến pháp mới nhất năm 2017.
Sau cuộc đảo chính năm 2014, cả Viện Dân biểu cùng Thượng viện Thái Lan tạm thời bị bãi bỏ và được thay thế bằng Hội đồng Lập pháp Quốc gia đơn viện, một cơ quan gồm 250 thành viên, được Hội đồng Hòa bình và Trật tự Quốc gia chọn ra. Sau khi ban hành Hiến pháp 2017 vào tháng 4 năm 2017, Quốc hội lưỡng viện đã được tái lập nhưng hiến pháp cho phép Hội đồng Lập pháp Quốc gia quân sự được giữ nguyên cho đến khi Viện Dân biểu được thành lập sau cuộc tổng tuyển cử năm 2019.
Hạ viện đề nghị các dự luật và Thượng viện phê chuẩn, đề nghị tu chính hay bác bỏ. Nếu Thượng viện không đồng ý với một dự án luật, dự luật đó sẽ được trì hoãn trong 180 ngày, sau đó Hạ viện có thể thông qua bản dự thảo luật được đa số tuyệt đối đồng ý mà không cần tham khảo ý kiến của Thượng viện.
Hạ viện được lập sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến.
Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref>
với tên nhóm “lower-alpha”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="lower-alpha"/>
tương ứng