Hậu môn

Hình minh họa trực tràng và hậu môn.

Hậu môn (tiếng Anh: Anus) là một cơ quan của hệ tiêu hóa. Nó đồng thời cũng nằm ở đoạn cuối của hệ tiêu hóa. Hậu môn nằm ở giữa hai mông. Nó được dùng để phóng thích chất cặn bã được gọi là phân của cơ thể ra ngoài.

Hậu môn là phần cuối của ruột già, có chiều dài không quá 5 cm, kết nối với phần cuối của ruột kết. Chức năng chính của ruột kết là tái hấp thu nước từ thức ăn đã qua xử lý ở dạ dày, để khi đến hậu môn sẽ chuyển thành phân.

Ống hậu môn được cấu tạo bằng hai loại cơ vòng, lớp cơ vòng phía ngoài luôn đóng khít lỗ hậu môn cho đến khi có nhu cầu đi đại tiện. Ngoài ra còn có một hệ thống mạch máu và thần kinh rất phong phú, các tĩnh mạch ở trong vách hậu môn thường phình giãn tạo nên những búi trĩ.

Những cơ vòng này quấn quanh hậu môn và trực tràng. Cơ trong là một phần của thành ruột kết và là loại cơ vô cảm. Cơ ngoài nằm dưới lớp bì hậu môn, có nhiều sợi thần kinh cảm giác và vận động, giúp giữ chặt phân và hơi có trong trực tràng. Nó cũng sẽ tự động co lại khi có vật lạ từ bên ngoài xâm nhập hậu môn, phản xạ này nằm ngoài khả năng kiểm soát của ý chí và lỗ hậu môn chỉ mở ra khi có một áp lực đè ấn liên tục.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
[Review sách] Đứa con đi hoang trở về: Khi tự do chỉ là lối thoát trong tâm tưởng
Có bao giờ cậu tự hỏi, vì sao con người ta cứ đâm đầu làm một việc, bất chấp những lời cảnh báo, những tấm gương thất bại trước đó?
Mình học được gì sau cú
Mình học được gì sau cú "big short" bay 6 tháng lương?
Nếu bạn hỏi: thị trường tài sản số có nhiều cơ hội hay không. Mình sẽ mạnh dạn trả lời có
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này