Hồi tràng | |
---|---|
![]() Ruột non | |
![]() Hố manh tràng (cecal fossa). Hình vẽ hồi tràng và manh tràng nhìn tư mặt sau, hướng lên. | |
Chi tiết | |
Tiền thân | trung tràng |
Động mạch | động mạch hồi tràng |
Tĩnh mạch | tĩnh mạch hồi tràng |
Dây thần kinh | hạch đám rối dương, dây thần kinh phế vị[1] |
Định danh | |
Latinh | Ileum |
MeSH | D007082 |
TA | A05.6.04.001 |
FMA | 7208 |
Thuật ngữ giải phẫu |
![]() |
Một phần của loạt bài về |
Ống tiêu hóa |
---|
Hồi tràng (tiếng Latinh: ile, ileum, ruột[2]) là đoạn cuối của ruột non trong hầu hết động vật có màng ối, bao gồm động vật có vú, bò sát, và chim. Ở cá, sự phân chia ở ruột non không rõ ràng và những thuật ngữ posterior intestine (ruột sau) hay distal intestine (ruột ngoại biên) có thể được dùng để thay cho hồi tràng.[3] Chức năng chính của nó là hấp thụ vitamin B12, axit mật, và bất kì sản phẩm nào của sự tiêu hóa mà chưa được hỗng tràng (jejunum) hấp thụ.
Hồi tràng nối tiếp sau tá tràng và hỗng tràng và được tách biệt với manh tràng bằng van hồi manh tràng (ICV). Ở người, hồi tràng dài khoảng 2–4 m, và độ pH thường giữa 7 và 8 (trung hòa hoặc hơi kiềm).
Hồi tràng là phần thứ ba và là phần cuối cùng của ruột non. Nó nối tiếp hỗng tràng và kết thúc ở góc hồi manh tràng, là nơi đoạn cuối cùng của hồi tràng nối với manh tràng của ruột già thông qua van hồi manh tràng. Hồi tràng cùng với hỗng tràng được treo bên trong mạc treo ruột non, một hệ thống phúc mạc mang mạch máu cung cấp cho chúng (động mạch và tĩnh mạch mạc treo tràng trên), mạch bạch huyết và dây thần kinh.[4]
Không có đường ranh giới giữa hỗng tràng và hồi tràng. Tuy nhiên, có những khác biệt tinh vi giữa chúng:[4]
Thành của hồi tràng có bốn lớp như trong đường dạ dày-ruột của người. Từ trong ra ngoài, gồm:[5]:589
Hồi tràng đóng vài trò quan trọng trong y học bởi vì nó có thể bị ảnh hưởng do một số bệnh,[7] bao gồm: