Bốn dịch vụ về định vị sẽ được cung cấp bởi Galileo:
Dịch vụ mở (open service): miễn phí với mọi đối tượng. Người dùng có thể sử dụng 2 tần số L1 và E5A. Độ chính xác đối với máy thu 2 tần số là 4 m cho phương ngang và 8 m cho chiều thẳng đứng. Đối với máy thu 1 tần số (L1), độ chính xác là 15 m và 35 m, tương đương với GPS hiện thời.
Dịch vụ trả tiền (commercial service): dành cho các đối tượng cần có độ chính xác < 1 m với một khoản phí nhất định. Dịch vụ này sẽ được cung cấp thông qua tần số thứ 3 (E6).
Dịch vụ cứu hộ (safety of life service): dành riêng cho cứu hộ, độ bảo mật cao, chống gây nhiễu sóng.
Dịch vụ công cộng (public regulated service): dành riêng cho chính phủ và quân đội của các nước Liên minh châu Âu. Đặc biệt bảo mật, độ tin cậy cao.
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chi khoảng 100 triệu euro cho việc lên kế hoạch, thành lập dự án. Với tổng chi phí khoảng 1,5 tỉ euro từ EU và ESA dành cho việc phóng và đưa vào hoạt động thử nghiệm hai vệ tinh cùng với trạm thu vào tháng 1, 2006.
Vệ tinh thử nghiệm 1
Ký hiệu: GIOVE-A (tiếng Ý: Jupiter, Galileo In-Orbit Validation Element), hay GSTB-V2A (Galileo System Test Bed)
Đến năm 2010 toàn bộ hệ thống được hoàn thành: 30 vệ tinh Galileo và các trung tâm điều khiển tại mặt đất, 2 trung tâm chính tại Oberpfaffenhofen (Đức) và Fucino (Ý), 1 dự bị tại Tây Ban Nha. Chi phí cho giai đoạn này khoảng 3 tỉ euro.
Ngoài các nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU), còn có sự tham gia của các nước khác từ nhiều châu lục như Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Na Uy, Brasil, Chile, Úc,...
Bầu trời vào ban đêm đưa lên không trung trên đài quan sát trên không lớn nhất thế giới - một máy bay phản lực khổng lồ được sửa đổi đặc biệt, bay ra khỏi California