Họ Đa tu thảo

Họ Đa tu thảo
Bồng thảo (Kingia australis) tại Vườn thực vật hoàng gia, Cranbourne, Victoria
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Arecales
Họ (familia)Dasypogonaceae
Dumort., 1829
Chi điển hình
Dasypogon
R.Br., 1810
Các chi
4. Xem văn bản

Họ Đa tu thảo (danh pháp khoa học: Dasypogonaceae) là một họ trong thực vật có hoa. Họ này nói chung không được nhiều nhà phân loại học công nhận. Các loài trong họ này trước đây nói chung hay được đưa vào họ Xanthorrhoeaceae sensu lato.[1] Dasypogonaceae cũng từng được liên kết với các nhóm thực vật một lá mầm ưa khô hạn tại Australia với bề ngoài tương tự khác như Asparagales - Asphodelaceae - XanthorrhoeoideaeAsparagaceae - Lomandroideae.[2]

Hệ thống APG II năm 2003 (không thay đổi từ hệ thống APG năm 1998) cũng như hệ thống APG III năm 2009 thì công nhận họ này và đặt nó trong nhánh Thài lài (commelinids) của thực vật một lá mầm, nhưng không đặt trong bộ nào.[3] Hệ thống APG IV năm 2016 đặt họ này vào bộ Cau (Arecales).[4][5]

Theo APG, họ này bao gồm 16-18 loài trong 4 chi,[6] sinh sống tại khu vực miền nam và tây nam Australia, chủ yếu là khu vực phía tây nam bang Tây Australia và phía nam bang Victoria. Đại diện được biết đến nhiều nhất là cây bồng thảo (Kingia australis).

Chuyển đi

[sửa | sửa mã nguồn]

Phát sinh chủng loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh chủng loài của họ Đa tu thảo so với các bộ thực vật một lá mầm khác trong nhánh Thài lài lấy theo APG III.

commelinids 

Dasypogonaceae

Arecales

Poales

Commelinales

Zingiberales

Niên đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ước tính niên đại của nhóm chỏm cây của Dasypogonaceae là khoảng 100 triệu năm trước (Ma)[8], (78-)68(-56), (81-)41(-13) Ma[9], (42-)39(-38) Ma[10] và khoảng 34 Ma[11].

Dasypogoneae

[sửa | sửa mã nguồn]

Hai chi CalectasiaDasypogon có thể đã rẽ ra khỏi nhau vào khoảng (62-)42, 38(-19) Ma[12] hay 49-41 Ma[13].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Rudall P. J. & Chase M. W. 1996. Systematics of Xanthorrhoeaceae sensu lato: Evidence for polyphyly. Telopea 6(4): 629-647. doi:10.7751/telopea19963028
  2. ^ Takhtajan A. 1997. Diversity and Classification of Flowering Plants. Columbia University Press, New York. 620 trang. ISBN 9780231100984
  3. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society. 161 (2): 105–121. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2013.
  4. ^ Barrett C. F., Baker W. J., Comer J. R., Conran J. G., Lahmeyer S. C., Leebens-Mack J. H., Li J., Lim G. S., Mayfield-Jones D. R., Perez L., Medina J., Pires J. C., Santos C., Wm Stevenson D., Zomlefer W. B., Davis J. I. (2016). “Plastid genomes reveal support for deep phylogenetic relationships and extensive rate variation among palms and other commelinid monocots”. New Phytologist. 209 (2): 855–870. doi:10.1111/nph.13617.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society. 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
  6. ^ Christenhusz M. J. M.; Byng J. W. (2016). “The number of known plants species in the world and its annual increase”. Phytotaxa. 261 (3): 201–217. doi:10.11646/phytotaxa.261.3.1.
  7. ^ Chase, M. W.; Reveal, J. L. & Fay, M. F. (2009), “A subfamilial classification for the expanded asparagalean families Amaryllidaceae, Asparagaceae and Xanthorrhoeaceae”, Botanical Journal of the Linnean Society, 161 (2): 132–136, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00999.x
  8. ^ Janssen T. & Bremer K. 2004. The age of major monocot groups inferred from 800+ rbcL sequences. Bot. J. Linnean Soc. 146(4): 385-398. doi:10.1111/j.1095-8339.2004.00345.x
  9. ^ Givnish T. J., Zuluaga A., Marques I., Lam V. K. Y., Gomez M. S., Iles W. J. D., Ames M., Spalink D., Moeller J. R., Briggs B. G., Lyon S. P., Stevenson D. W., Zomlefer W. & Graham S. W. 2016b. Phylogenomics and historical biogeography of the monocot order Liliales: Out of Australia and through Antarctica. Cladistics 32(6): 581-605. doi:10.1111/cla.12153
  10. ^ Hertweck K. L., Kinney M. S., Stuart S. A., Maurin O., Mathews S., Chase M. W., Gandolfo M. A. & Pires J. C. 2015. Phylogenetics, divergence times and diversification from three genomic partitions in monocots. Bot. J. Linnean Soc. 178(3): 375-393. doi:10.1111/boj.12260
  11. ^ Givnish T. J., Zuluaga A., Spalink D., Gomez M. S., Lam V. K. J., Saarela J. M., Sass C., Iles W. J. D., Lima de Sousa D. J., Leebens-Mack J., Pires J. C., Zomlefer W. B., Gandolfo M. A., Davis J. I., Stevenson D. W., dePamphilis C., Specht C. D., Graham S. W., Barrett C. F. & Ané C. 2018b. Monocot plastid phylogenomics, timeline, net rates of species diversification, the power of multi-gene analyses, and a functional model for the origin of monocots. American J. Bot. 105(11): 1869-1887. doi:10.1002/ajb2.1178
  12. ^ Bell C. D., Soltis D. E. & Soltis P. S. 2010. The age and diversification of the angiosperms re-revisited. American J. Bot. 97(8): 1296-1303. doi:10.3732/ajb.0900346
  13. ^ Wikström N., Savolainen V. & Chase M. W. 2001. Evolution of the angiosperms: Calibrating the family tree. Proc. Royal Soc. B 268(1482): 2211-2220. doi:10.1098/rspb.2001.1782

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan