Hồ Đồng Quan

Hồ Đồng Quan
Hồ Đồng Quan
Địa lý
Khu vựcSóc Sơn, Hà Nội
Tọa độ21°15′59″B 105°49′17″Đ / 21,266389°B 105,821389°Đ / 21.266389; 105.821389
Kiểu hồHồ chứa
Nguồn cấp nước chínhNhiều suối nhỏ trên núi và nước mưa
Nguồn thoát đi chínhKênh thủy lợi
Diện tích bề mặt85,5 ha
Độ sâu trung bình16 m
Độ sâu tối đa18 m
Dung tích1,53 triệu m³
Cao độ bề mặt19 m

Hồ Đồng Quan là một hồ nước ngọt nhân tạo nằm ở huyện Sóc Sơn, phía bắc thành phố Hà Nội. Đây là hồ lớn nhất của huyện Sóc Sơn[1].

Đặc điểm địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn diện tích hồ Đồng Quan thuộc địa phận xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Hồ cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km[1] về phía bắc và trung tâm huyện Sóc Sơn 2,5km về phía tây.

Hồ rộng hơn 100 ha, chu vi khoảng 6,3 km. Hồ sâu trung bình 20m, có những điểm sâu tới 30m. Sát mép đập hồ có một bãi nổi có diện tích khoảng 1 ha, thay đổi theo mùa.

Hồ Đồng Quan nằm ở thung lũng phía nam núi Sóc, được bao bọc bởi nhiều đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 m đến 300 m. Rừng ở đây là rừng tự nhiên xen kẽ với rừng thôngkeo trồng. Lưu vực hồ nhìn chung có cùng kiểu khí hậu với vùng đồng bằng sông Hồng. Cũng như các hồ khác trong khu vực, hồ Đồng Quan có một mùa khô với lượng mưa thấp hơn lượng nước bốc hơi và một mùa mưa thừa nước.

Đập Đồng Quan

Đập Đồng Quan bắt đầu được xây dựng vào khoảng những năm 60 của thế kỷ 20, cung cấp nước phục vụ thủy lợi cho vùng trung tâm của huyện Sóc Sơn. Đập chính của hồ nằm ở phía nam, cao 8 m, dài 960 m theo chiều Đông-Tây, là một phần của đường nối giữa tỉnh lộ 131 và tỉnh lộ 35.

Hồ Đồng Quan nằm dưới chân núi Sóc, là một địa điểm dã ngoại nổi tiếng bởi phong cảnh đẹp và khoảng cách gần so với trung tâm thành phố. Khu vực hồ Đồng Quan cũng đã được lên kế hoạch phát triển thành khu du lịch sinh thái của thành phố theo quyết định 2967/QĐ-UBND thành phố Hà Nội về quy hoạch chung Sóc Sơn đến năm 2030[2]. Hiện tại khu vực hồ đang chịu nhiều tác động tiêu cực từ sự khai thác du lịch quá mức, san lấp, lấn chiếm diện tích mặt hồ[3].

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Kinh nghiệm du lịch hồ Đồng Quan”. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  2. ^ “Quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000”. quyhoach.xaydung.gov.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ “2 hồ thắng cảnh ở Sóc Sơn tiếp tục bị lấn chiếm”. Báo điện tử Tiền Phong. 18 tháng 5 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2022. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Spoiler Kimetsu no Yaiba chương 175: Genya và Hà Trụ nguy kịch, Kokushibo bị chặt đầu
Kimetsu no Yaiba vẫn đang làm mưa làm gió trong cộng đồng fan manga bởi những diễn biến hấp dẫn tiếp theo.
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Tại vì sao lyrics nhạc MCK suy nhưng vẫn hay đến như vậy?
Nger vốn gắn liền với những bản tình ca, nổi nhất với lũ GenZ đời đầu chúng tôi khi đó là “Tình đắng như ly cafe” ft cùng Nân
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Sáu Truyền Thuyết Kinh Điển Về Tết Trung Thu
Tương truyền, sau khi Hằng Nga ăn trộm thuốc trường sinh mà Hậu Nghệ đã xin được từ chỗ Tây Vương Mẫu, nàng liền bay lên cung trăng
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Lịch Sử fun facts: cái tên Ivan của người Nga!
Gần như ai cũng biết, khi nói về 1 người Nga bất kỳ ta mặc định anh ta là Ivan