HMCS Algonquin (R17)

Chiếc chuông của HMS Algonquin trên tàu khu trục HMCS Algonquin (DDH 283)
Lịch sử
Canada
Tên gọi HMCS Algonquin
Xưởng đóng tàu John Brown & Company, Clydebank
Đặt lườn 8 tháng 10 năm 1942
Hạ thủy 2 tháng 9 năm 1943
Nhập biên chế 28 tháng 2 năm 1944
Xuất biên chế 6 tháng 2 năm 1946
Số phận Bán để tháo dỡ, tháng 4 năm 1971
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp tàu khu trục V
Trọng tải choán nước
  • 1.777 tấn Anh (1.806 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.058 tấn Anh (2.091 t) (đầy tải)
Chiều dài 363 ft (111 m)
Sườn ngang 35 ft 8 in (10,87 m)
Mớn nước 10 ft (3,0 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × nồi hơi ống nước 3 nồi Admiralty;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (29.828 kW)
Tốc độ 36,75 hải lý trên giờ (42,3 mph; 68,1 km/h)
Tầm xa 4.860 nmi (9.000 km) ở tốc độ 20 kn (37 km/h)
Thủy thủ đoàn tối đa 180
Vũ khí
Đặc điểm khái quát
Kiểu tàu tàu frigate Kiểu 15
Trọng tải choán nước
  • 2.300 tấn Anh (2.337 t) (tiêu chuẩn)
  • 2.700 tấn Anh (2.743 t) (đầy tải)
Chiều dài 358 ft (109 m) (chung)
Sườn ngang 37 ft 9 in (11,51 m)
Mớn nước 14 ft 6 in (4,42 m)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số;
  • 2 × nồi hơi ống nước Admiralty 3 nồi;
  • 2 × trục;
  • công suất 40.000 shp (30 MW)
Tốc độ 31 hải lý trên giờ (57 km/h; 36 mph) (đầy tải)
Thủy thủ đoàn tối đa 174
Hệ thống cảm biến và xử lý

list error: mixed text and list (help)
Radar:

  • Chỉ định mục tiêu Kiểu 293Q (sau là Kiểu 993)
  • Dò tìm mặt biển Kiểu 277Q
  • Hoa tiêu Kiểu 974
  • Điều khiển hỏa lực Kiểu 262 trên bộ điều khiển CRBF
  • Nhận biết bạn-thù Kiểu 1010 Cossor Mark 10

Sonar:

  • Dò tìm Kiểu 174
  • Phân loại mục tiêu Kiểu 162
  • Tấn công Kiểu 170
Vũ khí

HMCS Algonquin (R17/224) là một tàu khu trục lớp V của Hải quân Hoàng gia Canada; nguyên là chiếc HMS Valentine (R17) được Hải quân Hoàng gia Anh Quốc chế tạo trong Chương trình Khẩn cấp Chiến tranh nhưng được chuyển cho Canada sau khi hoàn tất. Algonquin đã hộ tống các tàu sân bay tấn công thiết giáp hạm Đức Quốc xã Tirpitz vào tháng 3 năm 1944 cũng như bắn pháo hỗ trợ trong cuộc Đổ bộ Normandy; rồi được điều sang Mặt trận Thái Bình Dương, nhưng chiến tranh kết thúc trước khi nó kịp tham chiến. Sau chiến tranh Algonquin được cải biến thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 vào năm 1953 với ký hiệu lườn mới 224, và tiếp tục phục vụ cho đến khi ngừng hoạt động năm 1970 và bị tháo dỡ tại Đài Loan năm 1971.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Valentine được chế tạo tại xưởng tàu của hãng John Brown & CompanyClydebank và được đặt lườn vào ngày 8 tháng 10 năm 1942. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 9 năm 1943 và nhập biên chế cùng Hải quân Hoàng gia Canada như là chiếc HMCS Algonquin vào ngày 28 tháng 2 năm 1944.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế Chiến II

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi được đưa vào hoạt động, HMCS Algonquin được phân về Chi hạm đội Khu trục trực thuộc Hạm đội Nhà. Vào tháng 3 năm 1944, cùng với chi hạm đội, nó hình thành nên lực lượng hộ tống cho các tàu sân bay tung ra cuộc không kích nhắm vào thiết giáp hạm Đức Tirpitz trong khuôn khổ Chiến dịch Tungsten. Đến tháng 4, nó hộ tống một lực lượng tấn công truy lùng tàu bè Đức gần quần đảo Lofoten của Na Uy. Nó khởi hành từ Scapa Flow vào tháng 5 để tham gia Chiến dịch Neptune, hoạt động hải quân trong khuôn khổ cuộc Đổ bộ Normandy; và sau đó đã bắn pháo hỗ trợ cho cuộc đổ bộ tại bãi Juno. Sau khi kết thúc chiến dịch, nó quay trở về Scapa Flow tiếp nối các hoạt động thường lệ. Đến tháng 7, nó hình thành nên lực lượng hộ tống cho các tàu sân bay Anh trong Chiến dịch Mascot, cuộc không kích nhắm vào thiết giáp hạm Tirpitz.

Vào tháng 8, Algonquin tham gia giải cứu thủy thủ đoàn của chiếc tàu sân bay hộ tống HMS Nabob, vốn bị trúng ngư lôi và hư hại nặng trong Chiến dịch Goodwood nhằm tấn công Tirpitz, và đã cứu vớt được 200 người. Trong mùa Đông 1944-1945, nó giúp hộ tống đoàn tàu vận tải Bắc Cực JW 63/RW 63 đi từ Scotland đến vịnh Kola, Nga và quay trở về. Chiếc tàu khu trục đi đến Canada vào tháng 2 năm 1945 cho một đợt tái trang bị để nhiệt đới hóa tại Halifax, Nova Scotia. Khi công việc hoàn tất vào tháng 8, nó lên đường để gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương; nhưng chiến tranh kết thúc do việc Nhật Bản đầu hàng đang khi nó trên đường đi tại Địa Trung Hải. Sau chặng dừng ngắn tại Alexandria, Ai Cập, nó vượt Ấn Độ DươngThái Bình Dương để đi đến căn cứ mới tại Esquimalt trên đảo Vancouver, thuộc vùng bờ biển phía Tây của Canada. Tại đây nó được đưa về lực lượng dự bị và không được sử dụng đến trong nhiều năm.

Sau chiến tranh

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1953, Algonquin được hiện đại hóa thành một tàu frigate nhanh chống tàu ngầm Kiểu 15 tại Esquimalt, và được cho nhập biên chế trở lại vào ngày 25 tháng 2 năm 1953 như là chiếc HMCS Algonquin (224). Nó không được chọn để phục vụ trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên; thay vào đó nó được điều động đến Căn cứ Shearwater, Nova Scotia thuộc vùng bờ biển Bắc Đại Tây Dương, nơi nó trải qua hầu hết thời gian của 14 năm tiếp theo hoạt động cùng các đồng minh của Canada trong khối NATO.

Algonquin quay trở lại Esquimalt vào năm 1967 và được cho ngừng hoạt động vào ngày 1 tháng 4 năm 1970. Nó bị tháo dỡ tại Đài Loan vào năm 1971.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Macpherson, Ken; Burgess, John (1993). The Ships of Canada's Naval Forces 1910-1993. St. Catharines, Ontario: Vanwell Publishing Ltd. ISBN 9780920277911.
  • Raven, Alan; Roberts, John (1976). Ensign 6 War Built Destroyers O to Z Classes. London: Bivouac Books. ISBN 0-85680-010-4.
  • Whitley, M.J. (1988). Destroyers of World War 2. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-326-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Yuki Tsukumo có thể đấm bay thực tại?
Tìm hiểu về “sunyata” hay “Hư không” dựa trên khái niệm cơ bản nhất thay vì khai thác những yếu tố ngoại cảnh khác ( ví dụ như hiện tượng, tôn giáo, tâm thần học và thiền định)
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Gải mã các khái niệm cơ bản xoay quanh Jujutsu Kaisen - Chú thuật hồi chiến
Điểm qua và giải mã các khái niệm về giới thuật sư một cách đơn giản nhất để mọi người không còn cảm thấy gượng gạo khi tiếp cận bộ truyện
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts
Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm