Harusame (tàu khu trục Nhật)

Harusame
Tàu khu trục Harusame
Lịch sử
Nhật Bản
Tên gọi Harusame
Đặt hàng Năm tài chính 1931
Xưởng đóng tàu Xưởng hải quân Maizuru
Đặt lườn 3 tháng 2 năm 1935
Hạ thủy 21 tháng 9 năm 1935
Nhập biên chế 26 tháng 8 năm 1937
Xóa đăng bạ 10 tháng 8 năm 1944
Số phận Bị máy bay Mỹ đánh chìm phía Tây Bắc Manokwari, New Guinea, 8 tháng 6 năm 1944
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp tàu khu trục Shiratsuyu
Trọng tải choán nước 1.685 tấn Anh (1.712 t) (tiêu chuẩn)
Chiều dài
  • 103,5 m (340 ft) (mực nước)
  • 107,5 m (352 ft 8 in) (chung)
Sườn ngang 9,9 m (32 ft 6 in)
Mớn nước 3,5 m (11 ft 6 in)
Động cơ đẩy
  • 2 × turbine hơi nước hộp số Kampon
  • 3 × nồi hơi
  • 2 × trục
  • công suất 42.000 hp (31.000 kW)
Tốc độ
Tầm xa 4.000 hải lý (7.400 km) ở tốc độ 14 hải lý trên giờ (26 km/h)
Tầm hoạt động 460 tấn dầu
Thủy thủ đoàn tối đa 226
Vũ khí
Harusame bị trúng ngư lôi bởi Wahoo

Harusame (tiếng Nhật: 春雨) là một tàu khu trục hạng nhất của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, thuộc lớp tàu khu trục Shiratsuyu bao gồm mười chiếc. Harusame đã từng tham gia nhiều hoạt động tại Mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trước khi bị máy bay Mỹ đánh chìm phía Tây Bắc Manokwari, New Guinea, vào ngày 8 tháng 6 năm 1944. Không nên nhầm lẫn nó với chiếc tàu khu trục phóng lôi dẫn đầu lớp Harusame trong giai đoạn Chiến tranh Nga-Nhật.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lớp tàu khu trục Shiratsuyu là phiên bản cải tiến dựa trên lớp tàu khu trục Hatsuharu, được thiết kế để tháp tùng lực lượng tấn công chủ lực của Hải quân Nhật Bản, và để tiến hành những cuộc tấn công cả ngày và đêm bằng ngư lôi nhằm vào Hải quân Hoa Kỳ khi chúng vượt băng qua Thái Bình Dương, theo kế hoạch của học thuyết chiến lược hải quân Nhật Bản.[1] Mặc dù là một trong những lớp tàu khu trục mạnh mẽ nhất thế giới khi hoàn tất, không có chiếc nào sống sót qua cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương.[2]

Harusame, là chiếc cuối cùng trong số sáu tàu khu trục được chế tạo trong Chương trình Bổ sung Vũ khí Hải quân Nhật Bản (1931) (Maru Ichi Keikaku);[3] nó được đặt lườn tại Xưởng hải quân Maizuru vào ngày 3 tháng 2 năm 1935, được hạ thủy vào ngày 21 tháng 9 năm 1935, và được đưa ra hoạt động vào ngày 26 tháng 8 năm 1937.[4]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc xảy ra cuộc Tấn công Trân Châu Cảng, Harusame được phân về Đội 2 của Hải đội Khu trục 4 trực thuộc Hạm đội 2 Hải quân Đế quốc Nhật Bản cùng với các tàu chị em Murasame, SamidareYudachi; và đã khởi hành từ Quân khu Bảo vệ Mako tham gia cuộc chiếm đóng Philippines ("Chiến dịch M"), hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Viganvịnh Lingayen.

Từ tháng 1 năm 1942, Harusame tham gia các hoạt động tại Đông Ấn thuộc Hà Lan, bao gồm việc chiếm đóng đảo Tarakan, Balikpapan và phía Đông Java. Trong Trận chiến biển Java, Harusame đối đầu cùng một nhóm tàu tuần dương và tàu khu trục Đồng Minh. Trong tháng 3tháng 4, Harusame đặt căn cứ tại vịnh Subic, nơi nó hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Cebu và phong tỏa vịnh Manila tại Philippines. Đến tháng 5, nó quay trở về Xưởng hải quân Yokosuka để sửa chữa.

Trong Trận Midway vào các ngày 46 tháng 6, Harusame nằm trong thành phần lực lượng đổ bộ lên Midway dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Nobutake Kondō. Đến cuối tháng 7, nó được điều sang Mergui ngang qua Singapore để gia nhập lực lượng dự định tấn công Ấn Độ Dương, nhưng chiến dịch này bị hủy bỏ do cuộc đổ bộ tại Guadalcanal, và nó quay trở về Truk vào ngày 21 tháng 8. Trong Trận chiến Đông Solomons vào ngày 24 tháng 8, nó nằm trong thành phần hộ tống cho thiết giáp hạm Mutsu, và trong hầu hết tháng 9 nó hộ tống cho chiếc tàu chở thủy phi cơ Kunikawa Maru khảo sát quần đảo Solomonquần đảo Santa Cruz tìm các vị trí đặt căn cứ thích hợp.

Từ tháng 10 đến giữa tháng 11, Harusame thực hiện chín chuyến vận chuyển tốc độ cao "Tốc hành Tokyo" và bắn phá đến Guadalcanal và Lae, cũng như tham chiến một lúc ngắn trong Trận Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10 dưới sự chỉ huy của Đô đốc Takeo Kurita. Trong trận Hải chiến Guadalcanal thứ nhất trong đêm 1213 tháng 11 năm 1942, Harusame báo cáo đã gây hư hại nặng cho một tàu tuần dương Đồng Minh bằng hỏa lực hải pháo của mình. Nó quay trở về Yokosuka để sửa chữa vào đầu tháng 12.

Vào tháng 1 năm 1943, Harusame quay trở về Truk hộ tống chiếc tàu chở binh lính Asama Maru, và tiếp tục đi đến Wewak thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển đến Kavieng. Vào ngày 24 tháng 1, nó trúng phải ngư lôi phóng từ tàu ngầm USS Wahoo, và phải tự mắc cạn để tránh khỏi bị chìm. Nó được giải cứu và đưa trở về Truk để được sửa chữa khẩn cấp vào cuối tháng 2, và quay trở về Yokosuka vào cuối tháng 5. Tại Xưởng hải quân Yokosuka, một tháp pháo của nó được tháo dỡ thay thế bằng hai khẩu đội 25 mm Kiểu 96 phòng không ba nòng. Nó hoạt động trở lại vào cuối tháng 11 và đi đến Truk vào ngày 11 tháng 1 năm 1944.

Cho đến giữa tháng 2, Harusame hộ tống các đoàn tàu chở dầu từ Tarakan và Balikpapan đến Truk, và đã bị hư hại nhẹ do cuộc tấn công của máy bay Hải quân Mỹ tại Truk khiến hai người thiệt mạng. Nó được điều sang Palau vào ngày 19 tháng 2 để tuần tra tại khu vực này cho đến cuối tháng 3. Trong tháng 3tháng 4, nó thực hiện nhiệm vụ hộ tống giữa DavaoLingga cùng Tawitawi. Vào ngày 8 tháng 6, trong khi làm nhiệm vụ triệt thoái lực lượng khỏi Biak, Harusame bị máy bay ném bom B-25 Mitchel của Không lực Mỹ tấn công và đánh chìm ở cách 30 dặm (48 km) về phía Tây Bắc Manokwari, New Guinea ở tọa độ 00°05′N 132°45′Đ / 0,083°N 132,75°Đ / -0.083; 132.750. Trong số thủy thủ đoàn của nó, 74 người đã thiệt mạng, bao gồm Tư lệnh hải đội, Đại tá Hải quân Masashichi Shirahama.

Harusame được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 10 tháng 8 năm 1944.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Peattie & Evans, Kaigun.
  2. ^ Globalsecurity.org, IJN Shiratsuyu class destroyers
  3. ^ Lengerer, trang 92-93
  4. ^ Nishidah, Hiroshi (2002). “Shiratsuyu class 1st class destroyers”. Materials of the Imperial Japanese Navy. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2010.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan