Heloecius cordiformis

Heloecius cordiformis
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Phân ngành (subphylum)Crustacea
Lớp (class)Malacostraca
Bộ (ordo)Decapoda
Phân thứ bộ (infraordo)Brachyura
Nhánh động vật (zoosectio)Eubrachyura
Phân nhánh động vật (subsectio)Thoracotremata
Liên họ (superfamilia)Ocypodoidea
Họ (familia)Heloeciidae
H. Milne-Edwards, 1852
Chi (genus)Heloecius
Dana, 1851
Loài (species)H. cordiformis
Danh pháp hai phần
Heloecius cordiformis
(H. Milne-Edwards, 1837)
Danh pháp đồng nghĩa [1]
  • Gelasimus cordiformis H. Milne-Edwards, 1837
  • Heloecius areolatus Heller, 1862
  • Heloecius inornatus Dana, 1851
  • Heloecius signatus Hess, 1865

Heloecius cordiformis là một loài cua sống nửa cạn, được tìm thấy trong các đầm lầy ngập mặnbãi lầy dọc theo vùng bờ biển phía đông Australia. Cua trưởng thành rộng đến 25 mm (1 in), với cua đực lớn hơn và có các càng to hơn và nhiều màu sắc nổi bật hơn. Các con cua đực vung vẩy đôi càng để liên lạc với những con cua khác, vì thế mà có tên gọi thông thường trong tiếng Anh là semaphore crab (cua cờ hiệu).[2] H. cordiformis là loài duy nhất trong chi Heloecius cũng như trong họ Heloeciidae.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

H. cordiformis sinh sống trong khu vực từ Brisbane (Queensland), dọc theo bờ biển New South Wales tới vịnh Port Philip (Victoria), cũng như nửa phía đông của Tasmania.[2]

Cua trưởng thành rộng khoảng 25 mm (1 in), với mai lốm đốm màu tía sẫm. Các mắt kép nằm trên cuống mắt dài.[3]

Các càng thể hiện dị hình giới tính, với các càng của cua đực thể hiện sinh trưởng khác tốc, trong khi càng của cua cái lại phát triển theo kiểu sinh trưởng đồng tốc; vì thế càng của cua đực phát triển nhanh và to hơn khi cua lớn lên và trở thành to lớn hơn so với càng cua cái.[4] Màu của càng có tương quan với cả giới và kích thước của cua. Những con cua nhỏ có càng màu xanh lục, sau đó chuyển dần thành màu cam và hồng, với những con cua đực lớn nhất có càng màu tía; cua cái với càng màu tía và càng nhỏ hơn.[4] Màu tía là dễ nhất trong số 4 màu để phân biệt so với phổ phản xạ của các bãi lầy mà trên đó chúng sinh sống.[4]

Heloecius cordiformis non.

Sinh thái học và tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

H. cordiformis sống trong các rừng ngập mặn gian triều và các cửa sông, nơi nó là loài cua đông đảo nhất về số lượng, thường là sống trong rễ của các loại đước.[2][3] H. cordiformis có thể thở cả trong không khí lẫn dưới nước.[5] Khi không có nước, H. cordiformis dịch chuyển mai lên xuống và khả năng này giúp nó hít thở không khí mà không làm mất nước đọng trong khoang mang phía dưới mai.[5]

H. cordiformis chủ yếu là ăn các loại cặn bã lắng đọng, sàng lọc vật chất hữu cơ và mảnh vụn trong lớp cặn lắng đọng từ rừng bần đước khi triều thấp, nhưng cũng có hàm trên lớn giúp chúng ăn các mảnh hay miếng động, thực vật to hơn.[6] Cả cua đực lẫn cua cái đều sử dụng các càng của chúng luân phiên; khi càng này đưa thức ăn vào miệng thì càng kia lại gắp miếng thức ăn tiếp theo.[5] Kẻ thù của H. cordiformis là một số loài chim.[3]

Hệ thống học

[sửa | sửa mã nguồn]

Heloecius cordiformis được Henri Milne-Edwards mô tả lần đầu tiên năm 1837 dưới danh pháp Gelasimus cordiformis và xếp trong họ Ocypodidae (Gelasimus cho tới năm 2016 được coi là phân chi của Uca). Sau dó nó được James Dwight Dana chuyển sang chi mới năm 1851 với danh pháp đặt mới là H. inornatus.[1] Một nghiên cứu năm 1983 kết luận rằng Heloecius là nguyên thủy nhất trong số cua thuộc họ Ocypodidae và dựng lên một phân họ mới cho chi này, và phân họ này hiện tại được nâng cấp lên thành họ Heloeciidae.[7] H. inornatus của Dana và tất cả các "loài" khác được mô tả trong chi này hiện nay được coi là đồng nghĩa muộn của H. cordiformis.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Peter K. L. Ng; Danièle Guinot; Peter J. F. Davie (2008). “Systema Brachyurorum: Part I. An annotated checklist of extant Brachyuran crabs of the world” (PDF). Raffles Bulletin of Zoology. 17: 1–286. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 6 năm 2011.
  2. ^ a b c “Semaphore Crab”. Australian Museum. ngày 5 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
  3. ^ a b c “Semaphore Crab Illustration”. Australian Museum. ngày 7 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2010.
  4. ^ a b c Tanya Detto; Jochen Zeil; Robert D. Magrath; Sarah Hunt (2004). “Sex, size and colour in a semi-terrestrial crab, Heloecius cordiformis (H. Milne Edwards, 1837)” (PDF). Journal of Experimental Marine Biology and Ecology. 302: 1–15. doi:10.1016/j.jembe.2003.09.023. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 6 năm 2007.
  5. ^ a b c David P. Maitland (1992). “Carapace movements aid air breathing in the semaphore crab, Heloecius cordiformis (Decapoda: Brachyura: Ocypodidae)”. Journal of Comparative Physiology B. 162: 375–382. doi:10.1007/BF00260766.
  6. ^ G. R. MacFarlane; D. J. Booth; K. R. Brown (2000). “The semaphore crab, Heloecius cordiformis: bio-indication potential for heavy metals in estuarine systems”. Aquatic Toxicology. 50 (3): 153–166. doi:10.1016/S0166-445X(00)00083-7. PMID 10958951.
  7. ^ D. R. Fielder; J. G. Greenwood (1985). “The systematic position of Heloecius cordiformis (H. Milne Edwards, 1837) (Decapoda, Ocypodidae) as revealed by larval morphology”. Crustaceana. 48 (3): 244–248. doi:10.1163/156854085X00954. JSTOR 20104041.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Giới thiệu AG Lizbeth - Accountant - Artery Gear: Fusion
Nhìn chung, Lizbeth là một phiên bản khác của Kyoko, máu trâu giáp dày, chia sẻ sát thương và tạo Shield bảo vệ đồng đội, đồng thời sở hữu DEF buff và Crit RES buff cho cả team rất hữu dụng
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Cung thuật Tengu - Genshin Impact
Kujou Sara sử dụng Cung thuật Tengu, một kĩ năng xạ thuật chết chóc nổi tiếng của Tengu.
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Tất tần tật về cuộc sụp đổ của Terra Luna
Một công nghệ mới xuất hiện có thể giúp cuộc sống của loài người dần trở nên dễ dàng hơn, nhưng đôi khi, nó cũng mang theo những thử thách, những đợt khủng hoảng mà chúng ta phải đương đầu