Nguyễn Trung | |
---|---|
Chức vụ | |
Thành viên Hội đồng Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) | |
Nhiệm kỳ | 9/2007 – 9/2009 |
Chủ tịch | Hoàng Tụy |
Viện trưởng | Nguyễn Quang A |
Cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng | |
Trưởng ban | Trần Đức Nguyên |
Tổ Nghiên cứu Kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải | |
Tổ trưởng | Trần Đức Nguyên |
Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt | |
Tổng Thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ | |
Thông tin cá nhân | |
Quốc tịch | Việt Nam |
Sinh | 1935 Hà Nội |
Nghề nghiệp | Nhà ngoại giao, Đại sứ |
Dân tộc | Kinh |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Website | http://nguyentrung-vt.blogspot.de/ |
Nguyễn Trung (sinh năm 1935) là một nhà ngoại giao, cựu đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và CHLB Đức, ông cũng từng là cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng và là thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS).[1]
Nguyễn Trung sinh năm 1935 tại Hà Nội, vào đảng Cộng sản Việt Nam năm 1965[2], có thâm niên 40 năm làm việc trong ngành ngoại giao, từng là đại sứ Việt Nam tại Thái Lan và Cộng hòa Liên bang Đức. Sau đó khi trở về nước, ông làm tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, rồi làm trợ lý cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông cũng đã là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng.
Ông được biết tới nhiều trong đợt đóng góp ý kiến cho Đại hội Đảng lần thứ 10, qua loạt bài Thời cơ vàng của Đảng ta[3].
Ông đã là cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể để phản đối Quyết định 97 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Theo BBC Việt ngữ, ngày 9.12.2015, ông cùng với 126 người khác, trong đó có các nhân vật như Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, GS Tương Lai, Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin".[4]