Huyền sử thiên đô

Huyền sử thiên đô
Thể loạiLịch sử
Cổ trang
Định dạngPhim truyền hình
Kịch bảnNguyễn Mạnh Tuấn
Đạo diễnNSƯT Tất Bình
NSND Phạm Thanh Phong
Diễn viênCông Dũng
BB Minh Thúy
Trung Dũng
Bá Anh
Giáng My
Mạnh Trường
Thu Quỳnh
NSND Trần Nhượng
Viết Liên
Rich Ting Nguyễn
Tạ Vũ Thu
NSƯT Trịnh Mai Nguyên
Bình Xuyên
NSƯT Phú Đôn
Nhạc kếtHuyền sử thiên đô
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữtiếng Việt
Số tập20 (phần 1)
22 (phần 2)
Sản xuất
Thời lượng45 phút/tập (không bao gồm quảng cáo)
Đơn vị sản xuấtCông ty cổ phần Sao Thế Giới
Hãng Phim truyện I
Trình chiếu
Kênh trình chiếuVTV3
Phát sóng21 tháng 4 năm 2011 – 9 tháng 9 năm 2011
Thông tin khác
Chương trình trướcĐầm lầy bạc
Chương trình sauCầu vồng tình yêu

Huyền sử thiên đô là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Công ty cổ phần Sao Thế Giới cùng Hãng Phim truyện 1 do NSƯT Tất BìnhNSND Phạm Thanh Phong làm đạo diễn.[1][2] Phim phát sóng vào lúc 21h00 thứ 5, 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 năm 2011 và kết thúc vào ngày 9 tháng 9 năm 2011 trên kênh VTV3.[1][3][4]

Bộ phim gồm 2 phần phát sóng liên tiếp với tổng số tập là 42.[5][6][7]

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyền sử thiên đô tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lý Công Uẩn, qua đó miêu tả lại quá trình hình thành ý tưởng dời đô từ Hoa Lư về Đại La đến trở thành hiện thực. Bắt đầu từ khi Lý Công Uẩn thực hiện chiếu chỉ của vua Lê Đại Hành, dẫn quân trấn dẹp sự nổi dậy của các thân vương ở các châu phía Tây Bắc. Qua cuộc dẹp loạn đó, Lý Công Uẩn nhận ra sự thật: kinh đô Hoa Lư không đủ điều kiện, tầm vóc để mở mang sự nghiệp, phát triển đất nước. Dù gặp phải nhiều mưu mô, thủ đoạn từ những kẻ bảo thủ, tư lợi, Lý Công Uẩn đã từng bước tạo dựng được niềm tin trong triều đình, ngoài xã hội, được chọn thay thế nhà Tiền Lê, từ đó cùng quần thần của vương triều mới, khai dựng kinh đô Thăng Long trường tồn tới ngàn đời sau...[1][8]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Cùng một số diễn viên khác...

Ca khúc trong phim

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát trong phim là ca khúc "Huyền sử thiên đô" do Hà Phương – Phạm Thanh Phong sáng tác và Tùng Dương – Hương Giang thể hiện.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Là dự án sản xuất trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội,[10][11] kinh phí của bộ phim được tiết lộ với con số trên 1 tỷ đồng cho mỗi tập và hơn 60 tỷ đồng cho 42 tập tổng.[12][13] Kịch bản phim do biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn chấp bút, với độ dài gần 4000 trang viết trong vòng 20 tháng dù chỉ với tư liệu chính sử khoảng mười trang giấy,[14][15] trong đó có hơn 60 nhân vật chính, phụ có tên và hàng trăm nhân vật không đặt tên.[16] Các vai chính của phim là Lý Công Uẩn và Giáng Bình được giao lần lượt cho hai diễn viên Công Dũng và BB Minh Thúy.[17][18] Quá trình quay phim chính đã diễn ra trong suốt chín tháng từ tháng 5 năm 2010, với bối cảnh chủ yếu tại phim trường Cổ Loa.[1][19][20] Ban đầu, Huyền sử thiên đô dự định sẽ dài khoảng 72 tập, nhưng sau khi phát sóng được 42 tập đầu, bộ phim đã được tạm dừng do thiếu kinh phí để hoàn thành nốt số tập còn lại.[12][21][22] Một loạt phim ký sự cùng tên dài 52 tập với dàn diễn viên tương tự, hợp tác sản xuất cùng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh và phát sóng trên kênh HTV7, cũng được coi là phim ký sự đầu tiên về Lý Công Uẩn.[23][24]

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại thời điểm phát sóng, dù nhận về phản hồi tích cực từ khán giả lẫn giới chuyên môn và được coi là dấu mốc đánh dấu khả năng làm phim lịch sử của nước nhà,[6][25][26] bộ phim vẫn vấp phải nhiều ý kiến trái chiều về sự sai lệch và tính hư cấu sử trong nội dung.[27][28] Theo đó, các tình tiết xoay quanh nhân vật Công chúa Cúc Phương trong phim bị người dân làng Kim Vân, Hà Nội phản ứng do có nhiều chi tiết khác biệt so với nội dung trên thành hoàng làng.[28] Tác giả kịch bản, ông Nguyễn Mạnh Tuấn, đã phản hồi lại rằng những gì được lưu truyền về nhân vật được xem như một huyền sử, đồng thời nhấn mạnh Huyền sử thiên đô là phim huyền sử.[28] Việc phát sóng bộ phim cũng gây nên tranh cãi khi Đài Truyền hình Việt Nam đột ngột loan báo thông tin dừng phát phim ở tập 20 và thay vào đó là phim Lý Công Uẩn: Đường tới thành Thăng Long, gây nên bức xúc cho người xem.[29][30] 22 tập của bộ phim sau đó đã nhanh chóng được thông báo tiếp sóng trở lại sau khi việc kí kết thương thảo được thông qua.[6][31]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Tuyết Minh (21 tháng 4 năm 2011). “Phim lịch sử "Huyền Sử Thiên Đô" chính thức lên sóng”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  2. ^ H.Lê (10 tháng 4 năm 2011). “Huyền sử thiên đô ra mắt”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  3. ^ "Huyền sử thiên đô" lên sóng VTV”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  4. ^ T.Minh. "Cầu vồng tình yêu" chiếm sóng "giờ vàng". Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  5. ^ Nga Linh (15 tháng 6 năm 2011). “Tiếp tục phát sóng Huyền sử thiên đô”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  6. ^ a b c Ngọc Trần (29 tháng 6 năm 2011). “Chiếu tiếp phần 2 'Huyền sử thiên đô'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  7. ^ “VTV3 chiếu trọn vẹn 42 tập phim Huyền sử thiên đô”. Báo Quảng Ngãi. Đài Truyền hình Việt Nam. 18 tháng 6 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  8. ^ T.H, Vũ Minh Quân (18 tháng 6 năm 2011). "Huyền sử thiên đô"- phim 70 tập về Lý Công Uẩn”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  9. ^ a b c d e f g h i M.C (13 tháng 5 năm 2011). “Làm quen với dàn diễn viên "Huyền sử thiên đô". Báo điện tử VTV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Phạm Thu Nga (1 tháng 6 năm 2010). "Huyền sử thiên đô" - thêm một phim về Lý Công Uẩn”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  11. ^ N.Nguyễn (27 tháng 8 năm 2010). “Phát sóng phim "Huyền sử thiên đô" vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm”. Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ a b “Huyền sử thiên đô "lùng" kinh phí cho phần II”. Ngoisao.vn. Lao Động. 22 tháng 9 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Phim lịch sử Việt như 'đại gia ném tiền'. Zing News. VietNamNet. 7 tháng 11 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Như Hoa (20 tháng 4 năm 2011). “Huyền sử Thiên Đô - Phim lịch sử thuần Việt”. Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ T.H, Vũ Minh Quân (16 tháng 6 năm 2010). "Huyền sử thiên đô"- phim 70 tập về Lý Công Uẩn”. Báo điện tử VOV. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ Trà Giang (24 tháng 4 năm 2011). “Huyền sử thiên đô: Áng tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn”. Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  17. ^ Lương Trần (22 tháng 6 năm 2010). “May mắn khi 'vượt mặt' Bình Minh”. Ngoisao.net. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  18. ^ Lương Trần (16 tháng 6 năm 2010). “BB Phạm là hồng nhan của Công Dũng”. Ngoisao.net. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  19. ^ Ngọc An (27 tháng 6 năm 2010). “Hậu trường "Huyền sử thiên đô". Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  20. ^ Ngọc Thắng, Trần Đan (27 tháng 6 năm 2010). “Hậu trường "Huyền sử Thiên đô" tại phim trường Cổ Loa”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  21. ^ Nga Linh (16 tháng 6 năm 2011). “Tiếp tục phát sóng Huyền sử thiên đô”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  22. ^ Hà Chi (10 tháng 5 năm 2011). “Phim "Huyền sử thiên đô": "Nóng" và thách thức”. Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  23. ^ Thu Nga (17 tháng 12 năm 2010). “Phim ký sự đầu tiên về Lý Công Uẩn lên sóng HTV7”. Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  24. ^ Đường Trinh Tự (11 tháng 4 năm 2011). "Huyền sử thiên đô" - không ngã vào nguy hiểm”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  25. ^ Tiểu Quyên (30 tháng 5 năm 2011). “Huyền sử thiên đô - Dấu son cho phim lịch sử Việt”. Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  26. ^ Hồng Hạnh (22 tháng 5 năm 2011). “Xem Huyền sử thiên đô: Câu chuyện của lòng nhân”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  27. ^ “Phim "Huyền sử thiên đô" làm sai lệch lịch sử?”. Thể thao & Văn hóa. Báo Văn hóa. 6 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2021.
  28. ^ a b c Đ.T, N.V, P.C.T (8 tháng 7 năm 2011). “Gian nan làm phim sử Việt: Có thể hư cấu đến đâu?”. Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  29. ^ Nga Linh (5 tháng 6 năm 2011). “Huyền sử thiên đô dừng ở tập 20”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  30. ^ Nga Linh (7 tháng 6 năm 2011). “Đặt khán giả vào sự đã rồi”. Tuổi Trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
  31. ^ Hạnh Phương (15 tháng 6 năm 2011). “Chuyện lùm xùm quanh phim "Huyền sử Thiên đô". VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2022.
VTV3: Phim truyền hình
21:15 thứ Năm - thứ Sáu (21/4 - 16/9/2011)
Chương trình trước Huyền sử thiên đô
(21/4 - 16/9/2011)
Chương trình kế tiếp
Cảnh sát hình sự: Đầm lầy bạc
(11/2 - 14/4/2011)
Cầu vồng tình yêu
(22/9/2011 - 5/7/2012)
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
5 cách tăng chỉ số cảm xúc EQ
Chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient) là chìa khóa quan trọng cho những ai muốn thành công trong cuộc sống
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Khả năng chính của Powered Suit là thay thế tất cả chỉ số của người mặc bằng chỉ số của bộ đồ ngoại trừ HP và MP
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Lord El-Melloi II Case Files Vietsub
Khi Lord El-Melloi II,  Waver Velvet, được yêu cầu tới đòi quyền thừa kế Lâu đài Adra, anh ta cùng cô học trò Gray của mình lên đường tới đó
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Một xã hội thích nhắn tin hơn là gọi điện và nỗi cô đơn của xã hội hiện đại
Bạn có thể nhắn tin với rất nhiều người trên mạng xã hội nhưng với những người xung quanh bạn như gia đình, bạn bè lại trên thực tế lại nhận được rất ít những sự thấu hiểu thực sự của bạn