Tất Bình

Nghệ sĩ ưu tú
Tất Bình
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Đặng Tất Bình
Ngày sinh
16 tháng 8, 1949 (75 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Vợ
Lan Hương
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1981 – nay
Đào tạoTrường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam
Tác phẩm
  • Người đi tìm dĩ vãng
  • Trăng trên đất khách
  • Huyền sử thiên đô
Website

Tất Bình (sinh ngày 16 tháng 8 năm 1949) là một nam diễn viên, đạo diễn người Việt Nam, nguyên Giám đốc Hãng phim truyện 1 Việt Nam. Ông nổi tiếng qua nhiều bộ phim như Người đi tìm dĩ vãng, Trăng trên đất khách, Huyền sử thiên đô và được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2000.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất Bình tên đầy đủ là Đặng Tất Bình, sinh ngày 16 tháng 8 năm 1949 tại Hà Nội. Năm 1971, ông tốt nghiệp lớp diễn viên sân khấu khóa 2 (1968–1971) của trường Nghệ thuật sân khấu Việt Nam.[1] Trước khi bắt đầu sự nghiệp điện ảnh, Tất Bình là một diễn viên sân khấu và từng tham gia lồng tiếng cho nhiều bộ phim. Ông bắt đầu được khán giả Việt Nam chú ý đến khi tham gia bộ phim Hi vọng cuối cùng của Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương với vai diễn thanh tra Phương.[2] Đây cũng là vai chính điện ảnh đầu tiên trong sự nghiệp diễn viên của ông.[3]

Ngoại trừ bộ phim Người đi tìm dĩ vãng đồng đạo diễn với Nghệ sĩ nhân dân Trần Phương vào năm 1992,[4] Cuốn sổ ghi đời là bộ phim truyền hình đầu tiên mà Tất Bình dàn dựng.[5] Vai diễn trong bộ phim này cũng là vai diễn truyền hình đầu tiên và tâm đắc nhất của Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh.[6][7] Năm 1998, Tất Bình sang Nga để hợp tác quay bộ phim Trăng trên đất khách.[8] Đây là bộ phim truyện đầu tiên của Việt Nam lấy đề tài những người Việt đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.[9]

Năm 2002, ông cho ra mắt bộ phim điện ảnh Cái tát sau cánh gà vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây là 1 trong 2 tác phẩm được đại diện Việt Nam tham dự Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 47.[10] Năm 2006, ông tham gia bộ phim Chuyện của Pao với vai trò là nhà sản xuất. Đây là bộ phim đã đạt 4 giải Cánh Diều Vàng tại Giải Cánh diều 2005,[11][12] và giải đặc biệt của ban giám khảo tại Liên hoan phim châu Á - Thái Bình Dương lần 51.[13]

Năm 2011, ông cùng Nghệ sĩ nhân dân Phạm Thanh Phong đã hợp tác đạo diễn bộ phim Huyền sử thiên đô nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.[14][15] Bộ phim xoay quanh sự kiện dời đô Đại Việt từ Hoa Lư về Đại La của Lý Thái Tổ.[16][17] Đây là bộ phim ký sự đầu tiên của Việt Nam về Lý Công Uẩn.[18]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Vai trò diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Nguồn
1981 Hi vọng cuối cùng Thanh tra Phương Trần Phương [1]
1982 Thị xã trong tầm tay Nhà báo Vũ Đặng Nhật Minh [19][20]
1983 Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh Sĩ quan ngụy Vũ Phạm Từ
1985 Cơn lốc biển Giáo Chinh Nguyễn Khắc Lợi [21][22]
1986 Dòng sông khát vọng Hân Nguyễn Ngọc Trung [1][23]
Anh và em Khang Trần Vũ
1987 Duyên nợ Kha Nguyễn Hữu Luyện
1989 Tiền ơi Lộc Tồn Trần Vũ, Nguyễn Hữu Luyện
Dòng sông hoa trắng Sĩ quan ngụy Trần Phương [24]
Người từ nước Mỹ trở về Phế binh ngụy Trần Phương [2]
1992 Cạm bẫy tình Tiền chủ (âm hồn) Phạm Lộc
Em còn nhớ hay em đã quên Chủ quán cafe Nguyễn Hữu Phần, Phi Tiến Sơn [25]
Đông Dương Régis Wargnier
1994 Traps [en] Tướng Việt Minh Trần Bảo Linh [en]
1995 Thương nhớ đồng quê Tên còn mồi Đặng Nhật Minh
2006 Áo lụa Hà Đông Ông Phán Lưu Huỳnh

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Phát sóng Nguồn
1994 Cuốn sổ ghi đời Trung Tất Bình VTV1
1995 Câu chuyện 20 năm
1996 Những cuộc tìm kiếm Tất Bình
Ngọt ngào và man trá Giám đốc Kiên Nguyễn Hữu Phần VTV3
1998 Thầy và trò Đặng Phi VTV1
1999 Ranh giới mong manh Vũ Minh Trí VTV3
2000 Đồng quê xào xạc Tất Bình
2004 Trăng lạnh Nguyễn Hữu Trọng, Trịnh Lê Phong
2019 Sinh tử Trương Dĩ Khải Hưng, Nguyễn Mai Hiền VTV1 [26][27]
2021 Mặt nạ gương Ông Lãm Bùi Quốc Việt VTV3 [28]
2022 Đấu trí Ông Bá Nguyễn Danh Dũng VTV1 [29][30]
2023 Nơi giấc mơ tìm về Ông Chấn Trịnh Lê Phong
Hoa sữa về trong gió Chồng Bà Xuân Bùi Quốc Việt VTV1

Vai trò đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Đồng đạo diễn Biên kịch Ghi chú Nguồn
1990 Hai năm nữa anh về Trần Phương Vĩnh Quyền [31]
1994 Người đi tìm dĩ vãng Chu Lai Dựa trên tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của nhà văn Chu Lai. [32][33]
1997 Chiếc đỉnh ngọc Trần Vũ Nguyễn Thị Thu Huệ [34][35]
1998 Trăng trên đất khách Nguyễn Thị Hồng Ngát [36][37]
2002 Cái tát sau cánh gà Chu Lai Tham dự Liên hoan phim châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 47 [38][39]

Phim truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Ghi chú Tập Phát sóng Nguồn
1994 Cuốn sổ ghi đời Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật. 2 VTV1 [40]
1995 Những người sống bên tôi Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật. 10 VTV3 [41][42]
1996 Những cuộc tìm kiếm 1 VTV1 [43]
Trả giá 1
Những người con của biển Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật. 3 VTV3
2000 Công dân vàng Phát sóng mừng năm mới và thập niên mới 2000 1 VTV1 [43]
Đám cưới làng Phát sóng dịp Tết Nguyên Đán 1 [43]
Hát mãi khúc quân hành Phát sóng trong chương trình Lần đầu tiên trên màn ảnh VTV3 1 VTV3
Đồng quê xào xạc Phát sóng trong chương trình Văn nghệ Chủ Nhật. 4 [44]
2001 Ti vi về làng Phát sóng dịp Tết Nguyên Đán 1 VTV1 [43]
2010 Tết cháy osin Phát sóng dịp Tết Nguyên Đán 6 VTV1 [45][46]
Huyền sử thiên đô Sản xuất nhằm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 42[a] HTV7 [47]
2011 VTV3 [48]
2012 Hoa phù dung 32 THVL1
Vòng xoáy bạc 44 VTV9 [49][50]
2013 Bẫy tình HTV9 [51][52]
Đến từ giấc mơ 30 VTV6 [53]
Ánh ban mai 32 VTV9 [54][55]
2014 Lửa trên băng 30 HTV7 [56]
Sóng ngầm 30 HTV9 [57]
2015 Những kẻ hai mặt 34 VTV3 [58][59]
2016 Bốn cuộc tình, một người đàn ông 32 [60][61]

Giải thưởng và đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Tác phẩm Hạng mục Kết quả Nguồn
1999 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 12 Trăng trên đất khách Phim truyện điện ảnh Bằng khen [62]

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Người vợ hiện nay của Tất Bình là Nghệ sĩ nhân dân Lan Hương, kém ông 14 tuổi. Tuy nhiên trước khi cưới nhau, Tất Bình đã từng có một đời vợ và có hai người con tên Đặng Diệu Hương và Đặng Thiếu Ngân, Lan Hương cũng đã từng ly hôn và có một người con gái.[63] Cả hai quen nhau khi đang cùng công tác tại Nhà hát Tuổi trẻ và chính thức sống chung từ năm 1985.[64][65]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 42 tập là tổng cho 2 phần phim, phần 1 là 20 tập, phần 2 là 22. Dự tính ban đầu là 3 phần gồm 72 tập, nhưng đã ngừng sản xuất vì thiếu hụt ngân sách.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 48.
  2. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 49.
  3. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 240.
  4. ^ Ngô Phương Lan (1998), tr. 102.
  5. ^ Vương Tâm (14 tháng 10 năm 2021). “NSƯT Tất Bình: Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  6. ^ Hoàng Minh (4 tháng 3 năm 2021). “NSND Trần Hạnh từ trần”. Báo Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  7. ^ Đỗ Tuấn (4 tháng 3 năm 2021). “Dấu ấn đáng nhớ của 'lão nông' Trần Hạnh trên màn ảnh”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  8. ^ Trần Tùng Linh (22 tháng 6 năm 2010). “Đạo diễn, NSƯT Tất Bình: "Tôi không thích sự khiêm tốn giả vờ". Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  9. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 374.
  10. ^ Ân Thông (19 tháng 9 năm 2002). “Cục Ðiện ảnh đề nghị không đưa Mê Thảo - Thời vang bóng dự LHP châu Á -Thái Bình Dương”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  11. ^ Lê Bảo (19 tháng 3 năm 2006). 'Chuyện của Pao' đoạt 4 Cánh diều vàng”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ L.Thoại (18 tháng 3 năm 2006). "Chuyện của Pao" bay cao tại Cánh diều vàng 2005”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ “Liên hoan phim Châu Á - Thái Bình Dương lần 51: "Chuyện của Pao" đoạt giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo”. Báo Nhân Dân. 26 tháng 11 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  14. ^ Đường Trinh Tự (11 tháng 4 năm 2011). 'Huyền sử thiên đô' - không ngã vào nguy hiểm”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  15. ^ Thu Hằng (16 tháng 6 năm 2010). “Huyền sử thiên đô – từ chối chọn trường quay Trung Quốc”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2022.
  16. ^ N.Nguyễn; T.Linh (17 tháng 12 năm 2010). "Ký sự Thiên Đô": Hành trình về với ngàn năm”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ N.Nguyễn (27 tháng 8 năm 2010). “Phát sóng phim "Huyền sử thiên đô" vào đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  18. ^ Thu Nga (3 tháng 12 năm 2010). “Phim ký sự đầu tiên về Lý Công Uẩn lên sóng HTV7”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  19. ^ Trần Quốc Trọng (17 tháng 2 năm 2019). “Làm phim 'Thị xã trong tầm tay', ngày ấy…”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  20. ^ An An (20 tháng 2 năm 2019). “Hình ảnh chiến tranh biên giới 1979 qua những thước phim "Thị xã trong tầm tay". Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  21. ^ “Cơn lốc biển”. Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  22. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 811.
  23. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 24.
  24. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 396.
  25. ^ Nguyễn Hữu Phần; Phi Tiến Sơn, Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên (phim), Hãng phi Trẻ, Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2022, truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2022 Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  26. ^ Bảo Hân (25 tháng 11 năm 2019). “Sinh tử tập 15: Phó Bí thư Hiền lộ rõ sự nham hiểm, tham vọng quyền lực”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  27. ^ Bảo Anh (27 tháng 11 năm 2019). “Sinh tử: Vũ đẩy Hoàng sang Lào, Chủ tịch tỉnh bị nghi 'chạy kỷ luật'. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  28. ^ Trần Thùy (1 tháng 1 năm 2022). “Mặt nạ gương - Tập 24: Lộ diện 'trùm cuối', Mai và Hoa sốc khi biết sự thật”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  29. ^ Trần Thùy (12 tháng 9 năm 2022). “Tổ ấm hiện tại của NSƯT Đặng Tất Bình - người vừa trở lại với vai ông bố gia giáo trong "Đấu trí". Gia đình và Xã hội. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  30. ^ Ngọc Ánh (20 tháng 8 năm 2022). “Hé lộ nhiều diễn viên đình đám sắp xuất hiện trong 'Đấu trí'. Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  31. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 179.
  32. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 291.
  33. ^ Trần Tuấn Hiệp (2002), tr. 12.
  34. ^ Trần Trọng Đăng Đàn (2010b), tr. 555–556.
  35. ^ Hội điện ảnh Hà Nội (2000), tr. 283.
  36. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 395.
  37. ^ Phạm Vũ Dũng (2000), tr. 85.
  38. ^ "Cái tát sau cánh gà" hy vọng kéo khán giả đến rạp”. VnExpress. 20 tháng 2 năm 2002. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  39. ^ Từ Nguyên Trực (28 tháng 10 năm 2004). “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14: Những dấu ấn mới của phim truyện nhựa”. Báo Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  40. ^ Tú Oanh (4 tháng 3 năm 2021). “Những vai diễn để đời của NSND Trần Hạnh gắn liền với nhiều thế hệ khán giả”. Báo điện tử Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  41. ^ “Những dấu mốc của phim truyền hình VN”. VnExpress. 4 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2021.
  42. ^ Phan Bích Hà (2003), tr. 117.
  43. ^ a b c d Hoàng Lân (4 tháng 1 năm 2010). “Đạo diễn Tất Bình làm phim”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2021.
  44. ^ Vi Thùy Linh (10 tháng 7 năm 2015). 'Năm Sài Gòn' Trung Hiếu hàng ngày vẫn nhận được thư tỏ tình”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2021.
  45. ^ Hoàng Lê (7 tháng 2 năm 2010). “Khởi động mùa phim truyền hình tết”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  46. ^ Hoàng Lân (4 tháng 1 năm 2010). “Đạo diễn Tất Bình làm phim”. Báo Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  47. ^ Như Hoa (10 tháng 9 năm 2010). “Đạo diễn Phạm Thanh Phong: Kịch bản Huyền sử Thiên đô rất tốt”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  48. ^ "Huyền sử thiên đô" lên sóng VTV”. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. 22 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2021.
  49. ^ Thu Phương (27 tháng 3 năm 2012). “VTV9 ra mắt giờ phim Việt mới”. Thế giới điện ảnh. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  50. ^ “Xem & nghe 11.05.2012”. Báo Thanh Niên. 11 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  51. ^ Hoàng Lê (14 tháng 7 năm 2013). “NSƯT Đặng Tất Bình: Không ngán phận làm thuê”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  52. ^ N.H. (21 tháng 5 năm 2013). “Phim truyền hình "Bẫy tình" lên sóng HTV9”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  53. ^ M.Nga (9 tháng 10 năm 2012). “Tường Vy mơ lấy chồng giàu”. Người Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  54. ^ Hương Thủy (8 tháng 6 năm 2013). “Đạo diễn Đặng Tất Bình trở lại”. Báo Điện tử An ninh Thủ đô. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  55. ^ Như Hà (14 tháng 6 năm 2013). “Chạy đua giờ vàng phim Việt, không dễ”. Báo Thể thao & Văn hóa. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  56. ^ Như Hoa (13 tháng 1 năm 2014). “Phim truyện truyền hình HTV tháng 1-2014 đi vào đề tài gai góc”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  57. ^ Hoàng Lê (12 tháng 1 năm 2014). “Sóng ngầm của lòng người”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  58. ^ Hoàng Lê (11 tháng 5 năm 2014). “Những kẻ hai mặt kể chuyện án oan”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  59. ^ NT (18 tháng 5 năm 2014). “Những kẻ hai mặt – thoát khỏi "lối mòn" của phim truyền hình”. Báo điện tử của Đài Truyền hình Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  60. ^ Hoài Nguyễn (4 tháng 5 năm 2016). “NSND Lê Khanh, Như Quỳnh, Lan Hương: Tài sắc vẹn toàn, tổ ấm hạnh phúc”. Báo điện tử VTC News. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  61. ^ Sông Đào (ngày 9 tháng 1 năm 2016). “Phim Rubik 8: Bốn cuộc tình một người đàn ông” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 319 (2): 12. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 20 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  62. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 647.
  63. ^ Hiền Nguyên (ngày 8 tháng 10 năm 2017). “NSND Lan Hương: Hạnh phúc khi biết buông bỏ” (PDF). VTV Truyền hình. Đài Truyền hình Việt Nam. 361 (1): 29. ISSN 0868-3557. OCLC 42470289. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  64. ^ Thúy Ngọc (20 tháng 11 năm 2021). “Tình yêu tuổi xế chiều đáng ngưỡng mộ của hai nữ nghệ sĩ cùng có tên Lan Hương”. Báo điện tử báo Nông thôn Ngày nay. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.
  65. ^ Trần Mỹ Hiền (17 tháng 4 năm 2019). “Vợ chồng nghệ sĩ Lan Hương – Tất Bình: Tình yêu dịu ngọt”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan