I-58 (tàu ngầm Nhật) (1943)

I-58 đang chạy thử máy, năm 1944
Lịch sử
Đế quốc Nhật Bản
Tên gọi Tàu ngầm số 631
Xưởng đóng tàu Xưởng vũ khí Hải quân Yokosuka, Yokosuka
Đặt lườn 26 tháng 12, 1942
Đổi tên I-58, 31 tháng 7, 1943
Hạ thủy 9 tháng 10, 1943
Hoàn thành 7 tháng 9, 1944
Nhập biên chế 7 tháng 9, 1944
Xóa đăng bạ 30 tháng 11, 1945
Số phận Bị đánh đắm ngoài khơi quần đảo Goto, 1 tháng 4, 1946
Đặc điểm khái quát[1]
Lớp tàu Type B3
Trọng tải choán nước
  • 2.649 tấn (2.607 tấn Anh) (nổi) [2]
  • 3.747 tấn (3.688 tấn Anh) (ngầm) [2]
Chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in) chung [2]
Sườn ngang 9,3 m (30 ft 6 in)[2]
Mớn nước 5,19 m (17 ft 0 in)[2]
Công suất lắp đặt
  • 9.400 bhp (7.000 kW) (diesel)[2]
  • 2.400 hp (1.800 kW) (điện)[2]
Động cơ đẩy
Tốc độ
  • 17,7 hải lý trên giờ (32,8 km/h; 20,4 mph) (nổi)[2]
  • 6,5 hải lý trên giờ (12,0 km/h; 7,5 mph) (ngầm)
Tầm xa
  • 21.000 nmi (39.000 km; 24.000 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph) (nổi)[2]
  • 105 nmi (194 km; 121 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph)
Độ sâu thử nghiệm 100 m (330 ft)[2]
Số tàu con và máy bay mang được 6 × ngư lôi cảm tử Kaiten[3]
Thủy thủ đoàn 94
Vũ khí
Máy bay mang theo 1 × thủy phi cơ Yokosuka E14Y (tháo dỡ tháng 2, 1945)
Hệ thống phóng máy bay 1 × máy phóng máy bay (tháo dỡ tháng 2, 1945)

I-58 là một tàu ngầm tuần dương lớp Type-B (巡潜乙型潜水艦 Junsen Otsu-gata sensuikan?) được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo trong giai đoạn cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đang khi chế tạo, nó được cải biến thành tàu ngầm mang ngư lôi tự sát Kaiten, và sau khi nhập biên chế năm 1944, nó tham gia nhiều hoạt động mà đáng kể nhất là đã đánh chìm tàu tuần dương hạng nặng USS Indianapolis vào ngày 30 tháng 7, 1945. I-58 đã sống sót qua cuộc xung đột, đầu hàng lực lượng Đồng Minh, và cuối cùng bị đánh đắm ngoài khơi quần đảo Goto vào ngày 1 tháng 4, 1946.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Tàu ngầm Type B Cải tiến 2 (lớp I-54) (còn gọi là Type B3) được cải tiến từ Type B2 dẫn trước, có công suất động cơ diesel giảm đáng kể để nâng cao tầm xa hoạt động.[2] Chúng có trọng lượng choán nước 2.649 tấn (2.607 tấn Anh) khi nổi và 3.747 tấn (3.688 tấn Anh) khi lặn,[2] lườn tàu có chiều dài 108,7 m (356 ft 8 in), mạn tàu rộng 9,3 m (30 ft 6 in) và mớn nước sâu 5,19 m (17 ft 0 in).[2] Con tàu có thể lặn sâu đến 100 m (328 ft),[4] và có một thủy thủ đoàn đầy đủ bao gồm 94 sĩ quan và thủy thủ.[2]

Type B3 trang bị hai động cơ diesel Kampon Mk.22 Model 10 công suất 4.700 mã lực phanh (3.505 kW),[2] mỗi chiếc vận hành một trục chân vịt. Khi lặn, mỗi trục được vận hành bởi một động cơ điện công suất 1.000 mã lực (746 kW).[2] Khi di chuyển trên mặt nước nó đạt tốc độ tối đa 17,7 hải lý trên giờ (32,8 km/h; 20,4 mph) và 6,5 hải lý trên giờ (12,0 km/h; 7,5 mph) khi lặn dưới nước,[5] tầm xa hoạt động của Type B3 là 21.000 hải lý (39.000 km; 24.000 mi) ở tốc độ 16 hải lý trên giờ (30 km/h; 18 mph),[2] và có thể lặn xa 105 nmi (194 km; 121 mi) ở tốc độ 3 hải lý trên giờ (5,6 km/h; 3,5 mph).[6]

Những chiếc Type B3 có sáu ống phóng ngư lôi 53,3 cm (21,0 in), tất cả được bố trí trước mũi, và mang theo tổng cộng 17 quả ngư lôi Kiểu 95.[2] Vũ khí trên boong tàu bao gồm khẩu hải pháo 14 cm (5,5 in),[2][7] và hai pháo phòng không 25 mm Type 96.[6] Tuy nhiên trong quá trình chế tạo, khẩu hải pháo 14 cm trên boong phía sau tàu được tháo dỡ, và lắp đặt các bộ gá để có thể mang theo bốn ngư lôi tự sát Kaiten.[3]

Chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

I-58 được đặt lườn như là chiếc Tàu ngầm số 631 tại Xưởng vũ khí Hải quân YokosukaYokosuka vào ngày 26 tháng 12, 1942.[8][9] Nó được đổi tên thành I-58 vào ngày 31 tháng 7, 1943,[8][9] rồi được hạ thủy vào ngày 9 tháng 10, 1943.[8][9] Con tàu hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 7 tháng 9, 1944,[8][9] dưới quyền chỉ huy của Thiếu tá Hải quân Hashimoto Mochitsura.[8]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi nhập biên chế, I-58 được phối thuộc cùng Quân khu Hải quân Kure[9] và được điều về Hải đội Tàu ngầm 11 trực thuộc Đệ Lục hạm đội để chạy thử máy và huấn luyện.[9] Đến ngày 4 tháng 12, 1944, nó được điều động sang Đội tàu ngầm 15.[8][9] Vài ngày sau đó, I-58 cùng với các tàu ngầm I-36, I-47, I-48, I-53I-56 gia nhập Đội Kaiten Kongo để tấn công bằng ngư lôi tự sát các nơi neo đậu của hạm đội Hải quân Hoa Kỳ.[9] I-58 được giao nhiệm vụ tấn công Apra Harbor, Guam.[9]

Tấn công Guam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một tuần lễ thực hành, I-58 nhận lên tàu bốn ngư lôi Kaiten cùng tổ lái tương ứng trước khi cùng I-36 rời Kure, Hiroshima vào ngày 31 tháng 12, 1944.[9] Tại vị trí 11 mi (18 km) về phía Tây Apra Harbor vào ngày 12 tháng 1, 1945, từ 03 giờ 10 phút đến 03 giờ 27 phút, I-58 phóng toàn bộ bốn chiếc Kaiten, trong đó một chiếc Kaiten gặp trục trặc động cơ và nổ tung ngay sau khi rời tàu.[9] I-58 đang rời khu vực lúc 05 giờ 30 khi nó nghe thấy hai tiếng nổ, và tự nhận đã đánh chìm một tàu sân bay hộ tống và một tàu chở dầu khi về đến Kure vào ngày 22 tháng 1,[9] nhưng vụ tấn công không đem lại kết quả.[10]

Chiến dịch Tan số 2

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi lực lượng Hoa Kỳ đổ bộ lên Iwo Jima vào tháng 2, I-58 cùng với I-36 gia nhập Đội Kaiten Shimbu để phản công.[9] Nó mang theo bốn chiếc Kaiten khi khởi hành từ Kure vào ngày 1 tháng 3, nhưng kế hoạch phản công bị hủy bỏ vào ngày 7 tháng 3.[9] Hai ngày sau đó, nó được lệnh đi đến khu vực phía Tây Okino Tori-shima để hỗ trợ cho Chiến dịch Tan số 2, một kế hoạch không kích tự sát vào hạm đội Hoa Kỳ đang neo đậu tại Ulithi.[9] I-58 phóng bỏ hai chiếc Kaiten rồi di chuyển hết tốc độ, đi đến ngoài khơi Okino Tori-shima vào ngày 11 tháng 3, nơi nó phục vụ như cột mốc vô tuyến dẫn đường cho 24 máy bay ném bom Kamikaze Yokosuka P1Y1 xuất phát từ Kyūshū.[9] Chỉ có sáu thủy phi cơ bay đến được Ulithi, và một chiếc đâm bổ xuống tấn công tự sát đã gây hư hại cho tàu sân bay USS Randolph.[9]

Chiến dịch Ten-Go

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quay trở lại Kure để tiếp tục huấn luyện, I-58 cùng với I-44, I-47I-56 gia nhập Đội Kaiten Tatara để tấn công tàu bè Đồng Minh trong khuôn khổ Chiến dịch Ten-Go.[9] I-58 đã không thể xâm nhập qua hàng rào phòng thủ chống tàu ngầm nên buộc phải quay trở về Kyūshū vào ngày 10 tháng 4 để nạp điện lại ắc-quy.[9] Nó tìm cách xâm nhập một lần nữa, nhưng liên tục bị máy bay đối phương tấn công, rồi được lệnh đi đến khu vực giữa Okinawa và Guam vào ngày 14 tháng 4 nhưng vẫn không thành công.[9] Chiến dịch bị hủy bỏ vào ngày 17 tháng 4I-58 quay trở về Kure vào ngày 30 tháng 4.[9]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Carpenter & Polmar (1986), tr. 108.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t “Type B3”. combinedfleet.com. 2016. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b Jentshura, Jung & Mickel (1977), tr. 176.
  4. ^ Bagnasco (1944), tr. 189.
  5. ^ Chesneau (1980), tr. 200.
  6. ^ a b Carpenter & Polmar (1986), tr. 102.
  7. ^ Campbell (1985), tr. 191.
  8. ^ a b c d e f “I-58(2) ex No-631”. ijnsubsite.info. 1 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u Hackett, Bob; Kingsepp, Sander (2017). “IJN Submarine I-58: Tabular Record of Movement”. combinedfleet.com. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ “The Official Chronology of the U.S. Navy in World War II-1945”. Ibiblio.org. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bagnasco, Erminio (1977). Submarines of World War Two. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 0-87021-962-6.
  • Boyd, Carl & Yoshida, Akikiko (2002). The Japanese Submarine Force and World War II. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press. ISBN 1-55750-015-0.
  • Campbell, John (1985). Naval Weapons of World War Two. Naval Institute Press. ISBN 978-0870214592.
  • Carpenter, Dorr B. & Polmar, Norman (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. London: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Chesneau, Roger biên tập (1980). Conway's All the World's Fighting Ships 1922–1946. Greenwich, UK: Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-146-7.
  • Jentschura, Hansgeorg; Jung, Dieter; Mickel, Peter (1977). Warships of the Imperial Japanese Navy, 1869-1945. Annapolis, Maryland, USA: United States Naval Institute. ISBN 0-87021-893-X.
  • Milanovich, Kathrin (2021). “The IJN Submarines of the I 15 Class”. Trong Jordan, John (biên tập). Warship 2021. Oxford, UK: Osprey Publishing. tr. 29–43. ISBN 978-1-4728-4779-9.
  • Polmar, Norman; Carpenter, Dorr B (1986). Submarines of the Imperial Japanese Navy 1904–1945. Conway Maritime Press. ISBN 0-85177-396-6.
  • Stille, Mark (2007). Imperial Japanese Navy Submarines 1941-45. New Vanguard. 135. Botley, Oxford, UK: Osprey Publishing. ISBN 978-1-84603-090-1.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Ma vương Luminous Valentine -True Ruler of Holy Empire Ruberios
Luminous Valentine (ルミナス・バレンタイン ruminasu barentain?) là một Ma Vương, vị trí thứ năm của Octagram, và là True Ruler of Holy Empire Ruberios. Cô ấy là người cai trị tất cả các Ma cà rồng và là một trong những Ma Vương lâu đời nhất.
Yelan: Nên roll hay không nên
Yelan: Nên roll hay không nên
Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, cuối cùng bà dì mọng nước của chúng ta đã cập bến.
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Giới thiệu về Azuth Aindra và bộ Powered Suit trong Overlord
Khả năng chính của Powered Suit là thay thế tất cả chỉ số của người mặc bằng chỉ số của bộ đồ ngoại trừ HP và MP
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Bà chúa Stalk - mối quan hệ giữa Sacchan và Gintoki trong Gintama
Gin chỉ không thích hành động đeo bám thôi, chứ đâu phải là anh Gin không thích Sacchan