Kérkyra

Kérkyra  (Κέρκυρα)
Pontikonisi và tu viện Vlacheraina nhìn từ đỉnh đồi Kanoni
Pontikonisi và tu viện Vlacheraina nhìn từ đỉnh đồi Kanoni
Vị trí
Kérkyra trên bản đồ Hy Lạp
Kérkyra
Tọa độ 39°40′B 19°45′Đ / 39,667°B 19,75°Đ / 39.667; 19.750
Múi giờ: EET/EEST (UTC+2/3)
Độ cao (min-max): 0 - 906 m (0 - 2972 ft)
Chính quyền
Quốc gia: Hy Lạp
Khu ngoại vi: Quần đảo Ionia
Số liệu thống kê dân số (năm 2001[1])
Các mã
Mã bưu chính: 490 82, 490 83, 490 84, 491 00
Mã vùng: 26610, 26620, 26630
Biển số xe: KY
Website
www.corfu.gr
Đô thị cổ Kérkyra
Di sản thế giới UNESCO
Tiêu chuẩnVăn hóa: iv
Tham khảo978
Công nhận2007 (Kỳ họp 31)

Kérkyra (Hy Lạp: Κέρκυρα [ˈcercira]; Hy Lạp cổ: Κέρκυρα hay Κόρκυρα; Latinh: Corcyra; Ý: Corfù) là một hòn đảo của Hy Lạp tại biển Ionia. Đây là đảo lớn thứ hai của quần đảo Ionia,[2] và cùng với các đảo nhỏ xung quanh, tạo thành rìa biên giới tây bắc của Hy Lạp.[3] Hòn đảo là một phần của đơn vị thuộc vùng Kérkyra, và được quản lý như một khu tự quản riêng biệt. Khu tự quản bao gồm Kérkyra và các đảo nhỏ hơn là Ereikoussa, MathrakiOthonoi. Thành phố chính và thủ phủ của đảo (dân số 33.886) cũng có tên là Kérkyra.[4] Trên đảo Kérkyra có Đại học Ionia.

Bờ biển phía đông bắc của Kérkyra nằm ở ngoài khơi bờ biển Sarandë, Albania, tách biệt nhau qua một eo biển rộng 3 đến 23 km (2 đến 15 mi), trong khi bờ phía đông nam của đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Thesprotia, Hy Lạp. Tên gọi "Corfu" là phiên bản Ý hóa của tên từ thời kỳ Đông La Mã (Byzantine) là Κορυφώ (Koryphō), nghĩa là "thành phố của các đỉnh núi", bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Κορυφαί (Koryphai) (đỉnh hay chỏm núi), biểu thị hai đỉnh núi của Palaio Frourio.[5] Đảo có hình dạng giống như cái liềm (drepanē, δρεπάνι), được so sánh vào thời cổ đại là: mặt lõm, với thành phố và cảng Kérkyra ở trung tâm, nằm đối diện với bờ biển Albanian. Với diện tích ước tính là 227 dặm vuông Anh (588 km2), đảo dài xấp xỉ 40 dặm (64 km), với chiều rộng nhất là khoảng 20 dặm (32 km).

Hòn đảo có liên hệ mạnh mẽ với lịch sử Hy Lạp bắt đầu từ thần thoại Hy Lạp. Tên tiếng Hy Lạp, Kerkyra hay Korkyra, có liên hệ với hai biểu tượng nước mạnh mẽ: Poseidon, thần biển cả, và Asopos, một con sông quan trọng tại đại lục Hy Lạp.[6] Theo thần thoại, Poseidon phải lòng nữ thần xinh đẹp Korkyra, con gái của Asopus và nữ thần sông Metope, và bắt cóc cô.[6] Poseidon mang Korkyra đến một hòn đảo chưa được đặt tên, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, đặt tên của bà cho nơi này: Korkyra,[6] và dần dần biến đổi thành Kerkyra.[5] Họ đã có với nhau một người còn gọi là Phaiax, các cư dân trên đảo được đặt tên theo là: Phaiakes. Thuật ngữ này qua tiếng Latin trở thành Phaeacians.

Lịch sử của hòn đảo có đầy rẫy những trận chiến và chinh phục. Di sản của chúng là các lâu đài ở những vị trí chiến lược khắp hòn đảo. Hai trong số các lâu đài dựng tường rào xung quanh thủ phủ, và là thành phố duy nhất tại Hy Lạp được bao quanh như vậy. Do vậy, thủ phủ Kérkyra được chỉnh phủ Hy Lạp mô tả chính thức là Kastropolis ("thành phố lâu đài").[5] Kérkyra có một thời gian dài nằm dưới quyền kiểm soát của Venezia, và đã đẩy lui một số cuộc bao vây của đế chế Ottoman, rồi lại rơi vào tay người Anh sau Các cuộc chiến tranh của Napoléon. Kérkyra cuối cùng đã được nhượng lại cho đế quốc Anh cùng với các đảo còn lại của Hợp chúng quốc Quần đảo Ionia, và thống nhất với Hy Lạp hiện đại vào năm 1864 theo Hiệp ước Luân Đôn.

Năm 2007, khu phố cổ của thành phố thủ phủ đảo đã trở thành một Di sản thế giới của UNESCO.[7][8][9]

Kérkyra là một địa điểm du lịch được biết đến.[10][11] Cho đến đầu thế kỷ 20, nó chủ yếu được các thành viên hoàng gia và giới tinh hoa châu Âu viếng thăm, bao gồm Hoàng đế Wilhelm II của Đức và Hoàng hậu Elisabeth xứ Bayern; ngày nay đảo cũng là nơi có nhiều gia đình trung lưu thăm viếng, (chủ yếu đến từ Anh Quốc, ScandinaviaĐức).[12] Đảo vẫn là điểm đến thông dụng của giới thượng lưu toàn cầu, ở phía đông bắc của đảo, có các chủ nhà là thành viên của gia đình Rothschild và các đầu sỏ chính trị của Nga.[13][14]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu khí hậu của Corfu (1961–1990)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 20.5
(68.9)
22.4
(72.3)
26.0
(78.8)
28.0
(82.4)
33.8
(92.8)
35.6
(96.1)
42.4
(108.3)
40.0
(104.0)
37.4
(99.3)
31.0
(87.8)
25.0
(77.0)
22.0
(71.6)
42.4
(108.3)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 13.9
(57.0)
14.2
(57.6)
16.2
(61.2)
19.2
(66.6)
23.8
(74.8)
27.9
(82.2)
30.9
(87.6)
31.1
(88.0)
27.8
(82.0)
23.2
(73.8)
18.8
(65.8)
15.4
(59.7)
21.9
(71.4)
Trung bình ngày °C (°F) 9.6
(49.3)
10.3
(50.5)
12.1
(53.8)
15.1
(59.2)
19.6
(67.3)
23.8
(74.8)
26.4
(79.5)
26.1
(79.0)
22.7
(72.9)
18.4
(65.1)
14.2
(57.6)
11.1
(52.0)
17.4
(63.3)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) 5.1
(41.2)
5.7
(42.3)
6.8
(44.2)
9.3
(48.7)
12.9
(55.2)
16.4
(61.5)
18.3
(64.9)
18.6
(65.5)
16.5
(61.7)
13.4
(56.1)
9.8
(49.6)
6.7
(44.1)
11.6
(52.9)
Thấp kỉ lục °C (°F) −4.5
(23.9)
−4.2
(24.4)
−4.4
(24.1)
0.0
(32.0)
4.6
(40.3)
8.7
(47.7)
10.0
(50.0)
11.3
(52.3)
7.2
(45.0)
2.8
(37.0)
−2.2
(28.0)
−2.0
(28.4)
−4.5
(23.9)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 131.7
(5.19)
136.1
(5.36)
98.4
(3.87)
61.8
(2.43)
36.3
(1.43)
14.3
(0.56)
7.4
(0.29)
17.8
(0.70)
74.9
(2.95)
148.1
(5.83)
180.5
(7.11)
180.0
(7.09)
1.087,3
(42.81)
Số ngày giáng thủy trung bình (≥ 1.0 mm) 11.3 11.1 9.3 7.2 4.2 2.1 1.1 1.6 4.2 8.1 11.2 13.1 84.5
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 74.7 73.8 72.7 72.1 68.6 63.3 59.3 62.0 69.7 74.2 77.4 76.7 70.4
Số giờ nắng trung bình tháng 117.7 116.8 116.0 206.5 276.8 324.2 364.5 332.8 257.1 188.9 133.5 110.9 2.545,7
Nguồn: NOAA[15]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ PDF “(875 KB) 2001 Census” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Cục thống kê quốc gia Hy Lạp (ΕΣΥΕ). www.statistics.gr. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ The Independent Complete Guide to Corfu
  3. ^ Webster, Trevor (1994). Where to Go in Greece: A New Look. 1. Settle Press. tr. 221. ISBN 1-872876-20-X. Corfu is one of the most northern isles in Greece and also the most westerly, apart from three of its own small satellite isles... Đã bỏ qua tham số không rõ |isbn2= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  4. ^ Kallikratis law Lưu trữ 2017-07-12 tại Wayback Machine Greece Ministry of Interior (tiếng Hy Lạp)
  5. ^ a b c “Corfu City Hall website”. City of Corfu. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2012. In literature, apart from the Homeric name Scheria, we meet various other names for the island, like Drepanë or Arpi, Makris, Cassopaea, Argos, Keravnia,Phaeacia, Corkyra or Kerkyra (in Doric), Gorgo or Gorgyra and much later the medieval names Corypho or Corfoi, because of the two characteristic rock-peaks of the Old Fortress of Corfu.
  6. ^ a b c “Greek Mythology Encyclopedia”. Theoi.com. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  7. ^ “on UNESCO World Heritage List”. BBC News. ngày 28 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  8. ^ UNESCO Advisory Body (ICOMOS) report on Corfu History. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2007
  9. ^ “Old Town of Corfu on UNESCO website. ngày 3 tháng 7 năm 2007”. Whc.unesco.org. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2009.
  10. ^ Duncan Garwood, Mediterranean Europe, 2009
  11. ^ Russell King, John Connell, Small worlds, global lives: islands and migration, 1999
  12. ^ Paris Tsartas, Tourism Development in Greek Insular and Coastal Areas, 2003
  13. ^ Nick Foster, Financial Times, Ionian rhapsody 17/6/2011
  14. ^ Daily Telegraph, 3/11/2008
  15. ^ “Kekira Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Hướng dẫn cân bằng chỉ số bạo kích trong Genshin Impact
Tôi theo dõi cũng kha khá thời gian rồi và nhận thấy nhiều bạn vẫn còn đang gặp vấn đề trong việc cân bằng chỉ số bạo kích.
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Bốn kẻ đổ bộ và liên đới tứ kỵ sĩ khải huyền
Tứ Kỵ Sĩ Khải Huyền xuất hiện trong Sách Khải Huyền – cuốn sách được xem là văn bản cuối cùng thuộc Tân Ước Cơ Đốc Giáo
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya giáo viên chủ nhiệm Lớp 1-B
Chie Hoshinomiya (星ほし之の宮みや 知ち恵え, Hoshinomiya Chie) là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-B.