Kenpō

Kenpō
Tên khácKempo, Kenpo
Xuất xứNhật Bản Nhật Bản
Olympickhông

Kenpō (拳法?) là tên của một số môn võ thuật Nhật Bản. "Kenpō" là một từ tiếng Nhật chuyển ngữ từ "quyền pháp" trong chữ Hán. Thuật ngữ này thường được phiên âm một cách không chính thức là "kempo".[1]

Kenpo Nhật Bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Shorinji Kempo (少林寺拳法 shōrinji-kempō?, Thiếu Lậm tự Quyền pháp) được cho là một phiên bản sửa đổi của Thiếu Lâm quyền.[2] Nó được thành lập vào năm 1947 bởi Sō Dōshin (宗 道臣 (Tông Đạo Thần?)), một võ sĩ Nhật Bản và cựu đặc vụ tình báo quân sự,[3] người đã tổng hợp những kỹ thuật tập luyện kenpo và jujutsu của mình.[4]

Kenpo Okinawa

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số môn phái võ thuật Okinawa sử dụng thuật ngữ kenpō như một tên thay thế cho võ phái karate của họ hoặc cho một môn võ riêng nhưng có liên quan trong hiệp hội của họ. Điều này có thể được minh họa bằng tên chính thức đầy đủ của hệ phái Motobu-ryu là "Nihon Denryu Heiho Motobu Kenpo" (Nhật Bản Cổ lưu Binh pháp Bổn Bộ Qyuền pháp) và của Liên đoàn Shorin-ryu Karate Kobudo Quốc tế,[5] nơi Shorin-ryū là môn phái karate thực tế được tập luyện, trong khi "hakutsuru kenpo", hay "hakutsuru kenpo karate" là một môn phái liên quan nhưng đặc biệt cũng được hiệp hội giảng dạy.

Cả hai phiên bản "kenpo" và "kempo" được sử dụng bởi các môn phái khác nhau. Mỗi môn phái kenpo / kempo nêu trên có nguồn gốc riêng, kỹ thuật và quyền kata riêng, mặc dù cùng tên kenpo.

Một điều đáng chú ý là đồng phục mà các võ sinh kenpo mặc, điển hình là các võ sinh Kenpo Mỹ mặc võ phục đen và Kenpo Okinawa mặc võ phục màu trắng điển hình. Bên cạnh võ phục khác biệt, còn có sự khác nhau về danh xưng kỹ thuật và kata. Các môn phái Kenpo Mỹ sử dụng danh xưng bằng tiếng Anh, còn các môn phái Kenpo Okinawa sử dụng danh xưng bằng tiếng Nhật.

Kenpo Mỹ

[sửa | sửa mã nguồn]

Kenpo cũng được sử dụng như một thuật ngữ hiện đại: tên của nhiều môn võ thuật phát triển ở Hawaii do trao đổi văn hóa giữa các võ sinh võ thuật Okinawa, võ thuật Trung Quốc, võ thuật Philippines, võ thuật Nhật Bản và các ảnh hưởng khác.[6]Mỹ, Kenpo thường được gọi là "Kenpo Karate". Các môn phái phổ biến nhất có nguồn gốc từ các võ đường của James MitoseWilliam Kwai Sun Chow.

James Mitose dành phần lớn thời gian học tập đầu tiên ở Nhật Bản để theo học môn phái gia tộc Kosho-Ryū ("Cổ tùng lưu"). James Mitose sau đó truyền bá môn phái mình đến Hawaii, nơi ông dạy Chow, người sau đó tiếp tục truyền dạy cho Ed Parker và Bobby Lowe. Hệ thống kenpo được dạy bởi Mitose sử dụng các cú đấm và đá thẳng và cương mãnh, chú trọng điểm xuyên phá, di chuyển vòng tròn, các kỹ thuật khóa và bẻ khớp.

Parker là cái tên nổi bật nhất trong hệ phái của Mitose. Là một môn sinh của Chow ở Hawaii trong gần 6 năm, Parker chuyển đến lục địa Hoa Kỳ để theo học Đại học Brigham Young. Năm 1957, ông bắt đầu dạy các kỹ thuật kenpo mà ông đã học được từ Chow, và trong suốt cuộc đời mình, ông đã sửa đổi và hoàn thiện kỹ thuật cho đến khi nó trở thành môn phái Kenpo Mỹ của Ed.[7] Kenpo của Ed sử dụng một sự pha trộn của các chuyển động tròn và các chuyển động thẳng. Ngoài ra, ông cũng đã đặt các kỹ thuật bằng những cái tên thuần Mỹ như Thundering Hammer, Five Swords, Prance Of The TigerFlash Mace, để các môn sinh ông dễ nhớ hơn là các danh xưng tiếng Nhật.

Những kỹ thuật này đã lan rộng khắp thế giới thông qua nhiều dòng truyền dạy, không phải tất cả đều đồng ý về một câu chuyện lịch sử chung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hepburn romanization provides for use of the letter "m" when precedes a labial consonant such as "p"
  2. ^ Blue Johnson (ngày 7 tháng 10 năm 2013). “Shorinji Kenpo: Shaolin Kung Fu's Kicking Cousin”. Black Belt. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2016.
  3. ^ “Black Belt June 1979”. Books.google.co.uk. Truy cập ngày 13 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ Draeger, Donn F. Modern Bujutsu and Budo: The Martial Arts and Ways of Japan. Weatherhill. tr. 165. ISBN 9780834803510.
  5. ^ “ISKKF”. Worldbudokan.com. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ Rathbone, Jim. "James Mitose and the Path of Kenpo" 2006 White Tiger Productions.
  7. ^ Tracy, Will (ngày 8 tháng 3 năm 1997). “Kenpo Karate Setting History Right 1960-1962”. Kenpokarate.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 2 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
[Zhihu] Anh đại thúc khiến tôi rung động từ thuở nhỏ
Năm ấy, tôi 12 tuổi, anh 22 tuổi. Lần đó là dịp mẹ cùng mấy cô chú đồng nghiệp tổ chức họp mặt tại nhà, mẹ mang tôi theo
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
5 lọ kem chống nắng ngăn ánh sáng xanh
Bên cạnh tia UV, bác sĩ Kenneth Howe tại New York cảnh báo rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, TV cũng góp phần gây lão hóa da
Công thức nước chấm thần thánh
Công thức nước chấm thần thánh
Nước chấm rất quan trọng trong bữa ăn cơm của người Việt Nam. Các bữa cơm hầu như không thể thiếu nó
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Các vị thần bảo hộ 12 cung Hoàng Đạo theo quan niệm của người Hi Lạp - La Mã
Từ xa xưa, người Hi Lạp đã thờ cúng các vị thần tối cao và gán cho họ vai trò cai quản các tháng trong năm