SN 2010lt | |
---|---|
Dữ liệu quan sát (Kỷ nguyên ) | |
Kiểu siêu tân tinh | Ia |
Kiểu tàn tích | Chưa xác định |
Thiên hà chủ | UGC 3378 |
Chòm sao | Lộc Báo |
Xích kinh | 06h 06m 09,18s[1] |
Xích vĩ | +83° 50′ 28,8″[1] |
Tọa độ thiên hà | 06h 06m 20,8s 83° 50′ 20,8″ |
Ngày tháng phát hiện | 2 tháng 1 năm 2011 Kathryn Aurora Gray, Paul Gray và David Lane [2] |
Độ sáng cao nhất (V) | +17,0[3] |
Khoảng cách | 240x106 năm ánh sáng |
Đặc trưng vật lý | |
Sao tổ tiên | Chưa xác định |
Kiểu tổ tiên | Chưa xác định |
Màu (B-V) | Chưa xác định |
Đặc trưng đáng chú ý | IAU công nhận K. A. Gray là người ít tuổi nhất phát hiện vụ nổ sao siêu mới |
Siêu tân tinh 2010lt là một vụ nổ sao siêu mới được ghi nhận bởi một cô bé lúc đó 10 tuổi Kathryn Aurora Gray, con của một nhà thiên văn nghiệp dư thành phố Fredericton, tỉnh New Brunswick, Canada.
Vùng trời có chứa điểm sáng được coi là vụ nổ siêu tân tinh SN 2010lt có tọa độ "06h 06m 09,18s, +83° 50′ 28,8″" nằm trong vị trí chòm sao Lộc Báo được Dave Lane (David J. Lane) chụp tại các ngày 31/10/2005, 5/1/2006 và 29/3/2006 dưới cả ánh sáng đỏ, hồng ngoại và xanh mà không phát hiện thấy gì.[1] Ảnh chụp đêm 31/12/2010 được Lane gửi cho Paul Gray qua email. Kathryn Aurora Gray quan sát hình ảnh, so sánh với các ảnh cũ và ngày 2/1/2011, cô nói với cha cô, ông Paul. (Xem ảnh so sánh trước và sau tại đây Lưu trữ 2011-04-10 tại Wayback Machine) Thông tin sau đó được gửi cho hai nhà thiên văn nghiệp dư khác là Brian Tieman ở Illinois và Jack Newton ở Arizona, và một báo cáo về phát hiện này được gửi lên phòng điện tín của IAU.
SN 2010lt được mô tả có cấp sao biểu kiến quan sát thấy là nhấp nháy khoảng 17, nằm chếch 20" về phía tây và 10" về phía bắc so với trung tâm của thiên hà UGC 3378. SN 2010lt nằm cách chúng ta khoảng 240 triệu năm ánh sáng. Ở thời điểm "chói" nhất, ánh sáng do SN 2010lt phát ra nằm trong khoảng quang phổ từ 340 đến 740 nm (tím - đỏ)
Do các quan sát khu vực này trước đây không phát hiện thấy gì nên vẫn chưa có giả thiết nào về thiên thể này trước khi bùng nổ. Tuy nhiên, trên trang web của mình, Paul nói rằng có một bài báo gần đấy đề cập rằng vụ nổ xuất phát từ hai ngôi sao lùn trắng hút nhau dẫn tới suy sụp hấp dẫn.
SN 2010lt được xếp vào thể loại siêu tân tinh Ia, thông thường là kết quả của một sao lùn trắng có khối lượng lớn hơn giới hạn Chandrasekhar, sau khi đốt hết nguyên liệu, bắt đầu suy sụp hấp dẫn và hút luôn vật chất sao đồng hành trong hệ thống sao đôi trước kia.
Siêu tân tinh là các vụ nổ của sao tạo nên các vật thể rất sáng, có độ chói sáng tăng lên vài nghìn lần trong một thời gian ngắn (có thể trong vòng vài ngày) rồi sau đó giảm dần từ từ. Siêu tân tinh loại Ia là tàn tích của các ngôi sao có khối lượng khoảng