Ban chấp hành Khu ủy | |
Bí thư | Lê Tự Đồng (1974-1975) Trần Văn Quang (66-67, 71-73) Hoàng Anh (1967-1971) Đặng Thí (1966) |
---|---|
Phó Bí thư | Lê Minh(1966-1975) Lê Chưởng(1968-1971) Nguyễn Húng (1966) |
Ban Thường vụ | Vũ Nam Long (67-73) Lê Tự Nhiên (68-70) Trương Chí Công(66-69) Nguyễn Quyết(68-69) Hoàng Sâm(1968) Lê Chưởng (66-68) |
Khu ủy viên | Hồ Sỹ Thản (66-75) Vũ Soạn (67-75) Nguyễn Vạn (66-75) Hồ Tú Nam (66-75) Cao Văn Khánh (67-68, 72-74) Nguyễn Thế Lâm (68-70) Đặng Kinh (66-68) Trần Anh Liên |
Khu ủy viên dự khuyết | Nguyễn Chi (67-75) Vũ Thắng (67-75) |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Chính trị Quân ủy Trung ương Việt Nam |
Chức năng | Cơ quan lãnh đạo Đảng và chính quyền của Khu Trị Thiên Huế |
Cấp hành chính | Cấp Chiến khu |
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật | Ban Kiểm tra Đảng Khu ủy |
Cơ quan dưới quyền | |
Cơ quan giúp việc | Văn phòng Khu ủy Ban Quân sự Ban Tổ chức Ban An ninh Ban Kiểm tra Đảng Ban Tuyên Huấn Ban Dân vận Ban Binh vận Ban Thi đua khen thưởng Ban Kinh tế Ban Thương mại Ban Dân tộc Ban Xây dựng nông thôn Tỉnh ủy Thừa Thiên Tỉnh ủy Quảng Trị Thành ủy Huế Đài phát thanh khu Trị Thiên Huế |
Mặt trận dân tộc giải phóng khu Trị Thiên Huế | Báo Quyết thắng |
Quân khu Trị Thiên Huế | Báo Quân Giải phóng |
Mặt trận Đường 9-B5 | |
Đảng Nhân dân cách mạng khu Trị Thiên Huế | |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | Ba Nàng, Đakrông, tỉnh Quảng Trị (1973-1975) |
Lịch sử | |
Thành lập | 27/4/1966 |
Khu ủy khu Trị Thiên Huế | |
Quân khu Trị Thiên Huế | |
---|---|
Quân đội Nhân dân Việt Nam | |
Quốc gia | Việt Nam |
Thành lập | 27 tháng 4 năm 1966 - 15 tháng 4 năm 1975 |
Phân cấp | Chiến khu |
Nhiệm vụ | Giải phóng vùng Quảng Trị và Thừa Thiên Huế |
Quy mô | ~10.000 người |
Bộ phận của | Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Bộ chỉ huy | Ba Lòng, Đakrông, Quảng Trị |
Đặt tên theo | trước 1966: Trực thuộc Quân khu 5 1966-1975: Quân khu Trị Thiên Huế |
Chỉ huy | |
Tư lệnh | Trần Văn Quang |
Chính ủy | Trần Văn Quang |
Khu Trị Thiên Huế (hoặc Khu Trị Thiên), là một đơn vị hành chính - quân sự cũ ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam, do Bộ Chính trị của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thị cho Quân ủy Trung ương quyết định thành lập từ tháng 4 năm 1966 và giải thể vào tháng 4 năm 1975 trên cơ sở kết hợp giữa 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên và Thành phố Huế, tách ra độc lập với Liên khu V để thuận tiện cho việc chỉ đạo, tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang cho khu vực. Trong đó gồm Khu ủy Trị Thiên Huế phụ trách công tác lãnh đạo chung về mặt Đảng, quần chúng nhân dân... đồng thời chịu trách nhiệm phối hợp với Quân khu Trị Thiên Huế (Mặt trận B4) và Mặt trận đường 9 - Bắc Quảng Trị (Mặt trận B5) chỉ đạo tác chiến quân sự trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Sau khi đất nước thống nhất vào tháng 4 năm 1975, Khu ủy Trị Thiên Huế giải thể, thành lập lại các Tỉnh ủy Quảng Trị và Thừa Thiên rồi sau đó hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế thành tỉnh Bình Trị Thiên vào đầu năm 1976.[1][2]
Địa đạo Khu ủy tại xã Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1996.[3]
Trụ sở Khu ủy tại xã Ba Nang, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị (hiện chỉ còn lại những dấu tích về trụ sở xưa như: hệ thống giao thông hào, nền móng của nhà hội trường giao ban, nhà ở, sân khấu biểu diễn văn nghệ, giếng nước…) cũng đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị ra quyết định công nhận là Di tích lich sử cách mạng cấp tỉnh vào tháng 6 năm 2004.[2]
Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1954 - 1975; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Hà Nội năm 1999
Chiến trường Trị Thiên - Huế trong cuộc chống Mỹ toàn thắng; Nhà xuất bản Thuận Hóa - Huế năm 1985
Lịch sử Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (1966- 1973) Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 2001 - Nhiều tác giả