Buổi đầu, ông được bổ làm Tri phủ, ít lâu sau bị giáng làm Tri huyện. Sau khi trấn nhậm nhiều nơi, ông từ quan ra giúp việc tại tòa soạn báo Đồng Văn ở Hà Nội.
Tì bà quốc âm tân truyện (琵琶國音新傳), là bản diễn Nôm theo thể thơ lục bát vở Tì bà ký bằng chữ Hán của Cao Minh đời Minh (Trung Quốc).
Tiên phả dịch lục (僊譜譯錄) chép sự tích Liễu Hạnh thờ ở đền An Thái, tỉnh Nam Định.
Các sách được ông hiệu đính gồm:
Bút toán chỉ nam (筆算指南, sách hướng dẫn phương pháp dùng bút tính toán): Tác giả Nguyễn Cẩn (chữ Hán: 阮瑾, hoặc cũng được viết là 謹) viết năm 1909, gồm 5 Chương (Quyển 卷). Sách trình bày các phương pháp tính toán của phương Tây (vì vào thời ấy Việt Nam sử dụng công cụ tính toán là que tính và bàn tính để thực hiện các tính toán số học), nhưng thực ra nó bao gồm một loạt các chủ đề khá rộng đặc trưng của Toán học Trung Hoa và Toán học Việt Nam truyền thống.[b][2]
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quảng Tuân thì chỉ với bản hiệu đính này, ông đáng được xem là nhà khảo chứng văn bản học có uy tín trong văn học cận đại Việt Nam.[3]
^Ngô Quang Huy (? - ?), là người ở thôn An Hải, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Ông đỗ cử nhân, làm quan đến Đốc học. Sau ông cùng em là Ngô Quang Chước hợp tác với Nguyễn Cao, Nguyễn Thiện Thuật chống Pháp ở chiến khu Bãi Sậy. Khi Nguyễn Thiện Thuật bị quân đối phương vây phải lánh sang Trung Quốc, ông tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến được ít lâu, rồi rút quân lên vùng thượng du ẩn náu. Không rõ ông mất năm nào và nơi đâu..
^Viện nghiên cứu Hán Nôm hiện còn một bản viết tay có tiêu đề 算法 Toán pháp cũng của Nguyễn Cẩn 阮謹 viết năm 1909 và cũng được Kiều Oánh Mậu 喬瑩懋 hiệu đính. Có thể đây là bản thảo của Bút toán chỉ nam 筆算指.
^Năm sinh ghi theo Từ điển lịch sử nhân vật Việt Nam (tr. 302) và Tìm hiểu kho sách Hán Nôm (tr. 1153). Từ điển bách khoa Việt Nam ghi ông sinh năm 1853.
Với những ai đã hoàn thành xong trò chơi, hẳn sẽ khá ngạc nhiên về cái kết ẩn được giấu kỹ, theo đó hóa ra người mà chúng ta tưởng là Phản diện lại là một trong những Chính diện ngầm