Kim Tráng Long

Kim Tráng Long
金壮龙
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Công Tín
Nhiệm kỳ2 tháng 9 năm 2022 – nay
2 năm, 61 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmTiêu Á Khánh
Kế nhiệmđương nhiệm
Phó Chủ nhiệm thường vụ Văn phòng
Ủy ban Dung hợp Quân Dân
Nhiệm kỳ27 tháng 8 năm 2017 – 29 tháng 7 năm 2022
4 năm, 336 ngày
Chủ nhiệmHàn Chính
Tiền nhiệmThành lập chức vụ
Kế nhiệmtrống
Nhiệm kỳ15 tháng 10 năm 2007 – nay
17 năm, 18 ngày
Dự khuyết khóa XVII, khóa XVIII
Tổng Bí thưHồ Cẩm Đào
Tập Cận Bình
Các chức vụ khác
Chủ tịch Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc
Nhiệm kỳ
15 tháng 1 năm 2012 – 27 tháng 8 năm 2017
Lãnh đạoTrương Nghị
Tiền nhiệmTrương Khánh Vĩ
Kế nhiệmHạ Đông Phong
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Quốc phòng
Nhiệm kỳ
5 tháng 7 năm 2005 – 17 tháng 3 năm 2008
Lãnh đạoTrương Khánh Vĩ
Kế nhiệmđương nhiệm
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 3, 1964 (60 tuổi)
Lâm Thành, Định Hải, Chu Sơn, Chiết Giang, Trung Quốc
Nghề nghiệpChuyên gia hàng không vũ trụ
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Kỹ thuật
Tiến sĩ Kinh tế công nghiệp
Nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ
Alma materĐại học Bắc Hàng
Đại học Bách khoa Tây Bắc
Viện Vũ trụ Thượng Hải
Đại học Phục Đán
Trường Đảng Trung ương
WebsiteTiểu sử Kim Tráng Long

Kim Tráng Long (tiếng Trung giản thể: 金壮龙; bính âm Hán ngữ: Jīn Zhuàng Lóng; sinh tháng 3 năm 1964, người Hán) là chuyên gia hàng không vũ trụ, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, Ủy viên dự khuyết khóa XVIII, XVII, hiện là Bí thư Đảng tổ, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin. Ông từng là Phó Chủ nhiệm thường vụ Văn phòng Ủy ban Phát triển dung hợp Quân và Dân Trung ương Đảng; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng; Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia.

Kim Tràng Long là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Cử nhân, Thạc sĩ Kỹ thuật phi hành, Tiến sĩ Kinh tế công nghiệp, học hàm Nhà nghiên cứu hàng không vũ trụ. Ông là nhà khoa học, chuyên gia về kinh tế ngành hàng không với sự nghiệp hoạt động thời gian dài trong việc nghiên cứu về hàng không tại các cơ quan, tổ chức hàng không Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Kim Tráng Long sinh tháng 3 năm 1964 tại trấn Lâm Thành, huyện Định Hải, nay nhai đạo Lâm Thành, quận Định Hải, địa cấp thị Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên và tốt nghiệp phổ thông ở Định Hải rồi tới thủ đô Bắc Kinh năm 1982, trúng tuyển nhập học Học viện Hàng không Bắc Kinh (北京航空学院, nay là Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh), chuyên ngành Thiết kế tên lửa có cánh và tốt nghiệp Cử nhân Kỹ thuật năm 1986. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tới thủ phủ Tây An của Thiểm Tây và là nghiên cứu sinh sau đại học tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ngành cơ khí máy bay, rồi tiếp tục tới Thượng Hải, học cao học tại Viện nghiên cứu Kỹ thuật du hành không gian Thượng Hải, nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật năm 1989. Năm 2000, ông là nghiên cứu sinh tại Đại học Phục Đán, nhận bằng Tiến sĩ Kinh tế công nghiệp vào năm 2003 với đề tài "Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc" [中国航天产业竞争力研究].[1] Trong quá trình nghiên cứu, hoạt động giáo dục về khoa học hàng không vũ trụ, ông được cấp chức danh Cao cấp công trình sư rồi Nhà nghiên cứu, tương đương chức danh Giáo sư chuyên ngành Hàng không vũ trụ, nhận trợ cấp khoa học đặc biệt của Quốc vụ viện.

Trong thời gian học đại học, Kim Tráng Long được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 5 năm 1984. Ông được cử tham gia các khóa học trong quá trình công tác đều tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, gồm khóa tiến tu thứ II từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 1 năm 1998, khóa tiến tu cán bộ tỉnh, bộ từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 1 năm 2008 và khóa bồi dưỡng cấp tỉnh, bộ giai đoạn tháng 3–4, năm 2010.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Hàng không vũ trụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1989, sau khi được cấp bằng Thạc sĩ Kỹ thuật du hành không gian, Kim Tráng Long bắt đầu sự nghiệp của mình khi được trường nhận lại làm Kỹ thuật viên của Phòng Thiết kế thứ VIII của Viện nghiên cứu, đồng thời cũng tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học vũ trụ, giảng dạy với chức danh là Trợ lý Công trình sư. Năm 1990, ông là Tổ trưởng Tổ Thiết kế, Phó Chủ nhiệm Tổ nghiên cứu của Phòng Thiết kế thứ VIII, và được thăng chức làm Phó Chủ nhiệm Phòng Thiết kế thứ VIII vào tháng 5 năm 1993. Tháng 2 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Phòng Thiết kế thứ VIII, sau đó thăng cấp làm Cục trưởng Cục Hàng không vũ trụ Thượng Hải, tức tên gọi khác của Viện nghiên cứu vào tháng 1 năm 1998. Tháng 6 năm 1999, ông được điều vào làm Ủy viên Đảng tổ Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ Trung Quốc, vẫn là cục trưởng đơn vị Thượng Hải. Sau đó, tháng 12 năm 2001, ông nhậm chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Khoa Kỹ Hàng Thiên (中国航天科技集团).[3]

Tháng 6 năm 2004, Kim Tráng Long được bổ nhiệm làm Tổng thư ký, Người phát ngôn của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc (COSTIND) kiêm Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc.[4] Tháng 7 năm 2005, ông nhậm chức Phó Chủ nhiệm COSTIND kiêm Phó Tổ trưởng Tổ trù bị chế tạo máy bay thương mại cỡ lớn.[5] Ông công tác trong giai đoạn này cùng các chuyên gia kỹ thuật hàng không như Trương Khánh Vĩ, Trần Cầu Phát.[6] Tháng 10 năm 2007, ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, trong số 167 Ủy viên dự khuyết.[7] Tháng 3 năm 2008, ông được điều chuyển làm Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (COMAC), nhậm chức Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tập đoàn từ tháng 1 năm 2012.[8] Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông tiếp tục được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012 – 2017.[9]

Cơ quan Đảng, Nhà nước

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8 năm 2017, Kim Tráng Long được miễn nhiệm các chức danh ngành hàng không vũ trụ, được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm thường vụ Văn phòng Ủy ban Phát triển dung hợp Quân và Dân Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 27 tháng 8, phụ trách công việc thường nhật các nhiệm vụ của chính sách kết hợp quân sự, dân sự, kinh tế, quốc phòng của Trung Quốc và hỗ trợ Hàn Chính.[10] Tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[11][12] Ngày 29 tháng 7 năm 2022, Ủy ban Trung ương quyết định bổ nhiệm Kim Tráng Long làm Bí thư Đảng tổ Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin,[13] thay thế cho Tiêu Á Khánh – vị bộ trưởng đang bị điều tra bởi Ủy ban Kiểm Kỷ, được kết luận vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng.[14][15] Ngày 2 tháng 9 năm 2022, ông được phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công Tín.[16] Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[17] Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[18][19][20] ông được bầu là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[21][22]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hai giải Nhì Giải thưởng Tiến bộ Khoa học kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc (2003, 2004);[23]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “中国航天产业竞争力研究”. CNKI (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ 雍凯 (ngày 27 tháng 7 năm 2017). “【人事】中国商飞换帅——从金壮龙到贺东风,大飞机走过关键五年”. Shanghai Observer (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “勤奋造就卓越——记我院校友金壮龙出任大飞机公司总经理”. Phục Đán (bằng tiếng Trung). ngày 11 tháng 5 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ “航天科技集团副总经理金壮龙到八院慰问广大职工”. Space China (bằng tiếng Trung). ngày 21 tháng 1 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “中共中央 国务院任命国防科工委领导成员”. Quốc vụ viện (bằng tiếng Trung). ngày 17 tháng 8 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ “国防科工委:未来5年中国航空航天将实现8大目标”. Quốc vụ viện (bằng tiếng Trung). ngày 30 tháng 10 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ Đổng Vũ (董宇) (ngày 21 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十七届中央委员会候补委员名单 [Danh sách Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  8. ^ “金壮龙到中国商飞培训中心调研时强调:全面提升公司教育培训能力”. COMAC (bằng tiếng Trung). ngày 22 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ “国产大飞机"掌门人"金壮龙履新中央军民融合办常务副主任”. The Paper (bằng tiếng Trung). ngày 1 tháng 9 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  11. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  12. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ 蒋立冬; 是冬冬 (ngày 29 tháng 7 năm 2022). “金壮龙任工业和信息化部党组书记”. The Paper (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2022.
  14. ^ “工业和信息化部党组书记、部长肖亚庆同志接受中央纪委国家监委审查调查”. 中央纪委国家监委 (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  15. ^ “工业和信息化部党组书记、部长肖亚庆同志接受中央纪委国家监委审查调查”. 上海证券报 (bằng tiếng Trung). 28 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2022.
  16. ^ 庄彧 (ngày 2 tháng 9 năm 2022). “金壮龙任工信部部长 王祥喜任应急管理部部长”. Mạng Kinh tế (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2022.
  17. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ “金壮龙出任中国商飞公司董事长党委书记”. Finance Sina (bằng tiếng Trung). ngày 17 tháng 1 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Đảng
Chức vụ mới Phó Chủ nhiệm thường vụ Văn phòng Ủy ban Dung hợp Quân Dân
2017–2022
Kế vị:
Lôi Phàm Bồi
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Tiêu Á Khánh
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin
2022–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Tôn Lai Yến
Tổng thư ký Ủy ban Khoa Kỹ và Quốc phòng
2004–2006
Kế vị:
Hoàng Cường
Chức vụ doanh nghiệp
Tiền vị:
Trương Khánh Vĩ
Chủ tịch Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc
2012–2017
Kế vị:
Hạ Đông Phong
Chức vụ mới Tổng giám đốc Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc
2008–2012
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan