Bộ Công an (Trung Quốc)

Bộ Công an
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中华人民共和国公安部
Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Gōng'ānbù
Quốc huy Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
(nằm trung tâm biểu tượng của Bộ)
Biểu tượng Công an Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (với các lực lượng bên ngoài tổ chức Công an)
Tổng quan Cơ quan
Thành lập1954
Cơ quan tiền thân
LoạiBộ trực thuộc Quốc vụ viện
Quyền hạnTrung Quốc Trung Quốc đại lục
Trụ sởBắc Kinh
Số nhân viên1.9 triệu nhân viên cảnh sát
Lãnh đạo chịu trách nhiệm
Websitewww.mps.gov.cn

Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (tiếng Trung: 中华人民共和国公安部; Hán-Việt: Trung Hoa Nhân dân Cộng hòa quốc Công an Bộ, viết tắt: MPS) là một thành phần thuộc Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chịu trách nhiệm về công tác an ninh công cộng quốc gia.

Tiền thân là Bộ Công an Chính phủ Nhân dân Trung ương, được thành lập vào tháng 10/1949. Từ tháng 9/1954, được đổi tên thành Bộ Công an Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tháng 12/2017, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành "Quyết định về việc điều chỉnh sự lãnh đạo và chỉ huy hệ thống Đảng bộ Trung ương Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân Trung Quốc" kể từ 1/1/2018, lực lượng vũ trang Công an Nhân dân Trung Quốc do Quân ủy Trung ương lãnh đạo. Vào tháng 3/2018, tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa XIII thông qua kế hoạch cải cách Quốc vụ viện, theo đó trách nhiệm quản lý hỏa hoạn của Bộ Công an sẽ được chuyển sang Bộ Quản lý khẩn cấp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 9/4/1949, Bộ Công an Quân ủy Trung ương được đổi thành Bộ Công an Chính phủ Nhân dân Trung ương, gồm Cục điều tra đặc biệt Đế quốc (cục 1), cục điều tra đặc biệt trong nước (cục 2), cục trị an hành chính (cục 3), cục an ninh xây dựng cơ bản (cục 13), cục an ninh công nghiệp (cục 14), cục an ninh tài chính thương mại (cục 15), cục lưu trữ (cục 21).

Ngày 10/11/1955, Bộ Công an bổ sung cục cứu hỏa (Cục 17).

Ngày 7/2/1956, Bộ Công an thành lập Cục an ninh và trị an nông thôn (Cục 23). Trong năm đó, cục đã bị thu hồi vào ngày 15/11/1956. Công việc của các giám sát viên của nó vẫn thuộc trách nhiệm của văn phòng và cục trị an hành chính (Cục 3).

Ngày 18/3/1957, Quốc vụ viện phê chuẩn việc Bộ Công an điều chỉnh một số tổ chức: Cục lưu trữ (Cục 21) sáp nhập vào Văn phòng Bộ; Cục điều tra đặc biệt Đế quốc (cục 1), cục điều tra đặc biệt trong nước (cục 2) kết hợp thành Cục an ninh chính trị (cục 1); cục an ninh xây dựng cơ bản (cục 13), cục an ninh công nghiệp (cục 14) sáp nhập, vẫn được gọi là Cục an ninh công nghiệp (Cục 2); một trực thuộc Bộ, Cục điều tra kỹ thuật (cục 20).

Ngày 2/12/1958, Quốc vụ viện phê chuẩn, Bộ Công an sáp nhập Cục an ninh tài chính và thương mại (Cục 15) với Cục an ninh công nghiệp (Cục 2) vào Cục an ninh kinh tế (Cục 2), và Cục quản lý sự vụ (Cục 18) sáp nhập vào Văn phòng Bộ; thu hồi Cục phòng không nhân dân (Cục 12). Cục 9 (Cục cảnh vệ Trung Nam Hải) được giao cho Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (được bảo lưu), Chuyển cục 4 (Cục biên phòng) và cục 7 (Cục kỹ thuật) đã được giao cho Ủy ban Quân sự không giữ tại Bộ Công an. Đồng thời, cục 16 (cục cảnh sát nhân dân vũ trang) được đổi thành cục 4, cục 17 (cục cứu hỏa) được thay đổi thành cục 7. Cục 19 (cục thử nghiệm) được đổi thành cục 14, và cục 20 (Phòng trinh sát kỹ thuật) đã được thay đổi thành cục 12, cục 20 (Cục an ninh năng lượng nguyên tử) đã thay đổi thành cục 13.

Ngày 19/3/1959, Quốc vụ viện đồng ý thiết lập tổ chức Bộ Công an như sau: Văn phòng Bộ, Ban Chính trị, Cục 1 (cục an ninh chính trị), Cục 2 (cục an ninh kinh tế), cục 3 (cục quản lý trị an), cục 4 (cục cảnh sát vũ trang nhân dân), cục 5 (cục an ninh vũ trang biên chế tại Tổng bộ chính trị Quân giải phóng nhân dân), cục 6 (cục an ninh văn hóa), cục 7 (cục phòng cháy), cục 8 (cục cảnh vệ), cục 9 (cục cảnh vệ Trung Nam Hải biên chế tại văn phòng Trung ương Đảng), cục 10 (cục an ninh giao thông), cục 11 (cục công tác cải huấn), cục 12 (cục trinh sát kỹ thuật), cục 13 (cục an ninh năng lượng nguyên tử), cục 14 (cục kiểm toán). Biên chế hành chính 1540 người.

Tháng 10/1960. Cục 13 Bộ Công an (cục an ninh năng lượng nguyên tử) giải thể, hợp nhất vào cục 2 (cục an ninh kinh tế). Ngày 20/2/1961 đổi tên cục 14 cục kiểm toàn thành cục 13.

Ngày 27/1/1964, Quốc vụ viện phê chuẩn tổ chức Bộ Công an gồm: Văn phòng Bộ, cục 1 (cục bảo vệ chính trị), cục 2 (cục an ninh kinh tế), cục 3 (cục quản lý trị an), cục 4 (cục bảo vệ năng lượng nguyên tử), cục 5 (cục an ninh vũ trang biên chế tại Tổng bộ chính trị Quân giải phóng nhân dân), cục 6 (cục an ninh văn hóa), cục 7 (cục phòng cháy), cục 8 (cục cảnh vệ), cục 9 (cục cảnh vệ Trung Nam Hải biên chế tại văn phòng Trung ương Đảng), cục 10 (cục an ninh giao thông), cục 11 (cục cải huấn), cục 12 (cục trinh sát kỹ thuật), cục 13 (cục trại giam), ban chính trị. Ngày 18/4, Quốc vụ viện phê chuẩn, cục 8 và cục 9 hợp nhất thành cục cảnh vệ thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.

Tháng 3/1965, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định tăng cường công tác chính trị của Bộ Công an, ban chính trị của Bộ Công an được nâng cấp, thứ trưởng chuyên trách sẽ kiêm nhiệm chủ nhiệm ban chính trị. Ban chính trị được thay đổi thành cấp cục gồm 1 phòng và 5 ban: văn phòng cục, ban tổ chức, ban tuyên truyền, ban cán bộ, ban huấn luyện, ban công tác. Trưởng ban các ban được quy định là cán bộ cấp cục.

Ngày 28/1/1966, với sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cục 4 Bộ Công an (cục an ninh năng lượng nguyên tử) đã bị thu hồi. Công việc an ninh năng lượng nguyên tử thuộc trách nhiệm của Bộ Công nghiệp cơ giới thứ hai, và Bộ Công an hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ.

Cách mạng văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 6/9/1967, Thủ tướng Chu Ân Lai chỉ thị rằng trong cuộc đấu tranh khốc liệt giữa hai phe của Bộ Công an, đồng ý Đảng bộ Bộ Công an đề xuất Quân khu Bắc Kinh tiếp quản cục 13 (cục trại giam).

Vào ngày 19/11, Đảng bộ Bộ Công an đã đưa ra một báo cáo về tình hình quân đội tiếp quản cục 13 cho nhóm Cách mạng Văn hóa Trung ương. Bản báo cáo nói rằng "quân đội đã tiếp quản sau đó triệt thoái quân sự". Tiếp quản chính thức vào ngày 27/10 và bắt đầu bàn giao vào ngày 28/10. Về cơ bản hoàn thành vào ngày 7/11 (bao gồm cả nhà tù Tần Thành). Cục 13 thành lập Ủy ban quản lý quân sự. Hầu hết các thành viên cũ của cục 13 đã rút lui, tham gia ban học tập Bộ công an.

Ngày 19/1/1969, Bộ Công an trình Quốc vụ viện "Báo cáo phong trào Bộ Công an". Báo cáo nói rằng tổ chức của Bộ Công an đã tiến hành cải cách sơ bộ, còn 11 cấp tướng, văn phòng sáp nhập thành năm văn phòng (chính trị, hành chính, trinh sát, trị an, phòng tiếp nhận). Số lượng biên chế đã giảm từ 1200 xuống còn 126 hàm tá (bao gồm 41 cán bộ quân sự được điều sang). Hơn 1000 cán bộ được thiết chế lại, sau mùa xuân được điều đến nông trường Giai Mộc Tư phía Đông bắc Trung Quốc. Đầu tháng 3, nông trường Bộ Công an tại huyện Tập Hiền, Hắc Long Giang và nông trường Bộ Công an Sa Dương tỉnh Hồ Bắc lập chiến trường "ngũ thất". Hơn 1000 cán bộ cùng với gia đình khoảng 2000 người đã được phân cho 2 nông trường.

Ngày 3/7/1970, với sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng bộ Bộ Công an thành lập tiểu tổ nòng cốt và Ủy ban cách mạng. Các thành viên trong tiểu tổ: Lý Chấn, Vu Tang, Tằng Uy, Thi Nghĩa Chi, Triệu Đăng Trình, Lưu Phục Chi, Trương Kì Thụy. Thành viên của Ủy ban cách mạng gồm Lý Chấn, Vu Tang, Tằng Uy, Thi Nghĩa Chi, Triệu Đăng Trình và 27 người khác. Từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 7, tiểu tổ nòng cốt của Bộ Công an và Ủy ban Cách mạng đã tổ chức các cuộc họp đầu tiên và quyết định thành lập năm tổ theo Ủy ban Cách mạng: 1. tổ văn phòng sự vụ, chịu trách nhiệm về công tác văn phòng; 2. tổ công tác chính trị, phụ trách công tác chính trị; 3. tổ bảo vệ chính trị, phụ trách công tác an ninh trinh sát; 4. tổ an ninh trị an, chịu trách nhiệm về dân cảnh, an ninh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cải tạo và một số công việc được bàn giao bởi Bộ Nội vụ; 5. tổ kiểm tra, chịu trách nhiệm về công tác cải tạo lao động và thẩm tra. Vào ngày 28/11, tổ văn phòng sự vụ đã được đổi thành văn phòng, Bộ Công an đã ban hành "Thông báo về việc thành lập và sử dụng con dấu mới của Bộ", và con dấu mới được sử dụng từ ngày 2/12.

Ngày 24/6/1971, theo việc thực hiện Hội nghị Công an Toàn quốc lần thứ 15, tiểu tổ nòng cốt của Bộ Công an đã báo cáo việc thay đổi tổ chức lên Thủ tướng Chu Ân Lai. Bản báo cáo đề xuất mở rộng cơ sở hành chính lên 450 người (bao gồm 370 cán bộ và 80 công nhân), chiếm 33,2% số lượng ban đầu của Bộ Công an. Tổ chức gồm 1 phòng 6 tổ, cụ thể là văn phòng, tổ công tác chính trị, tổ an ninh chính trị, tổ an ninh trị an, tổ an ninh an toàn, tổ cải cách lao động và tổ thẩm tra. Trường cán bộ chính pháp trung ương được thiết lập biên chế với 120 người. Chu Ân Lai đã đệ trình báo cáo Quốc vụ viện, nhưng Trường cán bộ chính pháp trung ương không được thành lập. Vào ngày 14 và 17/9, tiểu tổ nòng cốt Đảng bộ Bộ Công an quyết định, chấp thuận quyết định của Quốc vụ viện, thành lập tổ cảnh vệ thiết giáp, tổ chức đã thay đổi thành 1 phòng 7 tổ.

Ngày 17/8/1971, Quốc vụ viện đã thông qua Bộ Công an, Bộ Giao thông ngày 6 tháng 7, "Yêu cầu thành lập Cục Công an Bộ Giao thông". Kể từ khi sáp nhập đường sắt, vận tải đường thủy và dịch vụ bưu chính vào Bộ Giao thông năm 1970, bộ phận an ninh trị an chưa được thành lập và không có sự thống nhất quản lý an ninh của hệ thống. Chịu trách nhiệm về công tác an ninh của đường sắt và vận tải đường thủy, và hợp tác chặt chẽ với các cơ quan công an địa phương, và biên chế 55 người.

Vào ngày 8/1/1973, Thủ tướng Chu Ân Lai đã chỉ thị Nhà tù Tần Thành, được Quân khu Bắc Kinh tiếp quản vào tháng 10/1967 và được chuyển đến ủy ban quân quản Cục Công an Bắc Kinh vào tháng 6/1969, được Bộ Công an tiếp quản và tổ chức lại trong vòng một tháng. Thiết lập các quy tắc mới để tuân thủ nghiêm chỉnh, cho phép các tỉnh mở công việc giám sát, gặp gỡ mọi người đến thăm, chỉ trích và học hỏi. Vào ngày 13/1, Bộ Công an bắt đầu tiếp quản Nhà tù Tần Thành, kéo dài hơn ba tháng.

Cải cách mở cửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 15/9/1979, Bộ Công an thông báo: Thay đổi phòng nghiên cứu chính sách của Bộ Công an thành phòng Nghiên cứu Chính sách pháp luật.

Ngày 15/9/1980, Bộ Công an thành lập cục quản lý công tác giáo dưỡng lao động (cục 15).

Ngày 5/4/1983, Tổng bộ Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc được thành lập. Cục cảnh sát nhân dân vũ trang Bộ Công an (cục 6) bị bãi bỏ.

Ngày 19/4/1983, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thông báo cho Đảng bộ Bộ Công an, căn cứ điều lệ Đảng, Ủy ban Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng cử phái đoàn đến Bộ Công an thành lập Tổ Kiểm tra Kỷ luật Bộ Công an. Ngày 16/6, Bộ Công an ra thông cáo "ban hành con dấu Tổ Kiểm tra Kỷ luật Bộ Công an lưu tại Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng".

Ngày 20/6/1983, Bộ Công an đã quyết định Trạm Kiểm tra Biên phòng Bắc Kinh Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ được sáp nhập vào Cục Công an thành phố Bắc Kinh.

Ngày 10/9/1983, Quốc vụ viện đã phê duyệt đề nghị của Bộ Công an về việc thành lập tổ chức. Bộ Công an được tổ chức lại gồm Văn phòng Bộ, phòng nghiên cứu chính sách, cục 1 (cục trinh sát phản gián cách mạng), cục 2 (cục an ninh nội bộ), cục 3 (cục quản lý trị an hình chính), cục 5 (cục trinh sát kiện án hình sự), cục 6 (cục quản lý xuất nhập cảnh nước ngoài), cục 8 (cục cảnh vệ), cục 11 (giám sát và quản lý cơ quan kế toán), cục 12 (cục khoa học kỹ thuật), cục 13 (cục trại giam), phòng liên lạc đối ngoại, cục tài chính kế hoạch, cục giáo dục, cục ngoại vụ, cục hưu trí. Biên chế 1200 người. Bảo lưu tại Bộ Công an gồm cục 4 (cục biên phòng), cục 7 (cục phòng cháy), cục 9 (cục cảnh vệ văn phòng Trung ương), cục 10 (cục công an đường sắt), cục 14 (cục công an giao thông đường bộ). Ngày 23/11, Bộ Tổ chức Trung ương thông báo rằng Bộ Công an tiếp tục giữ lại Ban Chính trị.

Ngày 16/6/1984, Bộ công an ra thông báo, cục công an hành không dân dụng được sáp nhập vào Bộ Công an (cục 15). Ngày 19/9/1984, Bộ Công an quyết định cải tổ sở nghiên cứu 1129 thành sở nghiên cứu thứ nhất, sở nghiên cứu 126 thành sở nghiên cứu thứ 2, sở nghiên cứu 876 thành sở nghiên cứu thứ 3. Sở nghiên cứu thứ 3 tại Thượng Hải, do Bộ Công an và cục Công an thành phố Thượng Hải cùng quản lý. Ngày 22/8/1984, với sự chấp thuận của Quốc vụ viện, Bộ Công an thành lập Sở Nghiên cứu an ninh công cộng và được gọi là Sở nghiên cứu thứ 4.

Ngày 26/8/1986, Bộ Công an đã ban hành "Thông báo về việc thành lập cục pháp quy Bộ Công an" và quyết định thay đổi phòng nghiên cứu chính sách pháp luật của Bộ Công an thành cục pháp quy.

Ngày 31/10/1986, cục tài chính kế hoạch Bộ Công an đổi thành cục tổng hợp. Ngày 29/12/1986, Bộ Công an thành lập cục quản lý giao thông.

Ngày 5/3/1989, Bộ Công an ban hành "Thông báo kế hoạch phương án "Bộ ba" của Bộ Công an". Để tạo thuận lợi cho công việc, các cục và phòng của Bộ Công an được sắp xếp lại như sau: cục an ninh chính trị (cục 1), cục an ninh văn hóa kinh tế (cục 2), cục quản lý trị an (cục 3), cục quản lý biên phòng (cục 4), cục điều tra hình sự (cục 5), cục quản lý xuất nhập cảnh (cục 6), cục phòng cháy (cục 7), cục cảnh vệ (cục 8), cục cảnh vệ văn phòng Trung ương Đảng (cục 9), cục đường sắt bộ công an (cục 10), cục kế toán và quản lý giám sát (cục 11), cục khoa học kỹ thuật (cục 12), cục trại giam (cục 13), cục công an giao thông bộ (cục 14), cục công an hàng không dân dụng (cục 15), cục lâm nghiệp bộ công an (cục 16), cục quản lý an toàn giao thông (cục 17), cục pháp chế (cục 18), cục ngoại vụ (cục 19), cục kế hoạch trang bị (cục 20), cơ quan quản lý sự vụ (cục 21). Số cục chỉ được áp dụng trong nội bộ Bộ Công an. Văn phòng bộ và Ban Chính trị không có số hiệu. Lấy kế hoạch "bộ ba" và quy định thống nhất, Bộ Công an cũng thành lập Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Bộ Công an Đăng Cộng sản Trung Quốc, Đảng ủy cơ quan trực thuộc, Cục Giám sát, phòng Kiểm toán và Cục Cán bộ hưu.

Ngày 18/5/1990, Bộ Công an ra thông báo, với sự chấp thuận của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng ủy Bộ Công an chính thức thành lập.

Ngày 15/12/1990, tiểu tổ lãnh đạo công tác phòng chống ma túy toàn quốc, lãnh đạo tiểu tổ gồm: Tổ trưởng Vương Phương (ủy viên Quốc vụ), phó tổ trưởng Cố Lâm (Thứ trưởng Bộ Công an), Tịch Đức Hoa (phó thư ký Quốc vụ viện), Hồ Hi Minh (Thứ trưởng Bộ Y tế), Tiền Quan Lâm (phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan), 13 thành viên khác. Tiểu tổ lãnh đạo công tác phòng chống ma túy quốc gia được gọi là Ủy ban chống ma túy quốc gia, và văn phòng đặt tại Bộ Công an.

Ngày 12/5/1994, Bộ trưởng Bộ Công an đã rà soát và phê duyệt "phương án bộ ba" tổ chức lại Bộ Công an, Bộ Công an gồm 19 cục (bao gồm 3 cục thuộc lực lượng cảnh sát vũ trang), ban chính trị (4 cơ quan cấp cục). Gồm: Văn phòng Bộ, cục an ninh chính trị, cục an ninh văn hóa kinh tế, cục quản lý trị an, cục quản lý hộ chính, cục quản lý xuất nhập cảnh, cục quản lý biên phòng (biên chế tại lực lượng cảnh sát vũ trang), cục điều tra hình sự, cục phòng cháy (biên chế tại lực lượng cảnh sát vũ trang), cục cảnh vệ, cục điều tra khoa học kỹ thuật, sở giam sát quản lý kế toán, cục quản lý trại giam, cục quản lý giao thông, cục pháp chế, sở ngoại vụ, sở khoa học kỹ thuật, sở kế hoạch tài chính. Ban chính trị là cơ quan lãnh đạo Đảng ủy và hành chính, chủ quản văn phòng công tác chính trị, gồm ban nhân sự tổ chức, ban huấn luyện giáo dục, ban tuyên truyền, ban công tác trực thuộc. Cục giám sát và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật Bộ Công an cùng quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ, thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật hệ thống công an theo các quy định có liên quan. Giám sát, kiểm toán, hậu cần, cơ sở dịch vụ và ban cán bộ hưu trí phải được phê duyệt riêng theo quy định có liên quan. Cục Công an đường sắt, Cục Công an hàng không dân dụng, Cục Công an Lâm nghiệp và Cục Cảnh vệ Văn phòng Trung ương vẫn nằm trong Bộ Công an.

Ngày 11/8/1998, Bộ Công an cải cách Bộ gồm cơ cấu mới như sau: cục cảnh vụ đốc sát (cùng ủy ban kiểm tra kỷ luật và cục giám sát hợp chung 1 văn phòng), văn phòng bộ, ban chính trị (cục huấn luyện nhân sự, cục tuyên truyền), cục an ninh an toàn quốc nội (cục 1), cục điều tra tội phạm kinh tế (cục 2), cục quản lý trị an (cục 3), cục quản lý biên phòng (cục 4), cục điều tra hình sự (cục 5), cục quản lý xuất nhập cảnh (cục 6), cục phòng cháy (cục 7), cục cảnh vệ (cục 8), cục giám sát an ninh mạng thông tin công cộng (cục 11), cục khoa học kỹ thuật di động (cục 12), cục quản lý giám sở (cục 13), cục quản lý giao thông (cục 17), cục pháp chế (cục 18), cục ngoại vụ (cục 19), cục tài chính trang bị (cục 20), cục chống độc (cục 21), cục khoa học kỹ thuật (cục 22), trung tâm thông tin và truyền thông (cục 23), cục cán bộ hưu trí, trung tâm phục vụ cơ quan, cơ quan Đảng ủy. Cục cảnh vệ Văn phòng Trung ương Đảng (cục 9), cục công an đường sắt (cục 14), tổng cục hàng không dân dụng (cục 15), cục công an lâm nghiệp (cục 16), vẫn được biên chế trong Bộ.

Ngày 30/12/1998, theo kế hoạch thực hiện đã được Quốc vụ viện phê duyệt để hình thành lực lượng cảnh sát chống buôn lậu, cục điều tra tội phạm buôn lậu được đưa vào Bộ Công an và được gọi là cục 24 của Bộ Công an.

Vào ngày 5/3/2002, Bộ Công an đã thành lập cục phòng chống khủng bố với tư cách là cục 27.

Vào ngày 9/7/2013, Văn phòng Trung ương Đảng và Quốc vụ viện đã ban hành "Quy định về chức năng, tổ chức nội bộ và biên chế nhân sự của Cục Hải dương Quốc gia". Vào ngày 22/7, Cục Hải dương Quốc gia được tổ chức lại và Cục Cảnh sát biển Quốc gia Trung Quốc đã chính thức được biên chế vào Bộ, và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc được chính thức thành lập.

Vào năm 2018, cục 7 (cục phòng cháy) bị bãi bỏ, và nhiệm vụ được chuyển cho Bộ Tình trạng Khẩn cấp. Tại kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XIII, ngày 17/3, cục quản lý biên phòng, cục quản lý xuất nhập cảnh, cục quản lý di dân quốc gia thành lập mới, chịu sự quản lý của cục quản lý xuất nhập cảnh do Bộ Công an. Ngày 2/4/2018, cục quản lý di dân quốc gia chính thức thành lập.

Chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo "Quy định chức năng, biên chế nhân sự và cơ cấu thiết lập Bộ Công an", Bộ Công an có chức năng sau:

  • Phòng, chống và điều tra hoạt động tội phạm vi phạm pháp luật.
  • Ngăn chặn và chống lại các hoạt động khủng bố
  • Duy trì trật tự xã hội và ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho trật tự công cộng
  • Quản lý giao thông, phòng cháy, vật phẩm nguy hiểm
  • Quản lý đăng ký hộ khẩu, chứng minh nhân dân, quốc tịch, các vấn đề nhập cư và các vấn đề liên quan đến việc cư trú và đi lại của người nước ngoài tại Trung Quốc
  • Duy trì trật tự an ninh công cộng biên phòng và các địa khu
  • Bảo vệ các nhân viên cụ thể theo quy định của nhà nước, bảo vệ các địa điểm và cơ sở quan trọng
  • Quản lý các cuộc tụ họp, các cuộc diễu hành và các cuộc biểu tình
  • Giám sát và quản lý an toàn mạng thông tin công cộng
  • Hướng dẫn, giám sát công tác an ninh công cộng của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, thể chế, dự án xây dựng trọng điểm, hướng dẫn công tác an ninh công cộng của các đoàn thể như Đảng ủy

Khẩu hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Công an có khẩu hiệu và phương châm sau:

  • Vì nhân dân phục vụ (tiếng Trung: 为人民服务 vi nhân dân phục vụ)
  • Thành lập cảnh sát vì công lý, thi hành pháp luật vì nhân dân (tiếng Trung: 立警为公, 执法为民 lập cảnh vi công, chấp pháp vi dân)
  • Nghiêm khắc thi hành luật, nhiệt tình phục vụ (tiếng Trung: 严格执法, 热情服务 nghiêm cách chấp pháp, nhiệt tình phục vụ). Phương châm này do Giang Trạch Dân khi đến Sở Công an tỉnh Tế Nam tặng ngày 15/10/1995

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức nội bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Văn phòng Bộ
  • Ban Chính trị
  • Cục An toàn an ninh quốc nội (Cục 1)
  • Cục Điều tra tội phạm kinh tế và chứng khoán (Cục 2)
  • Cục Quản lý trị an (Cục 3)
  • Cục Điều tra hình sự (Cục 5)
  • Cục Cảnh vệ (Cục 8)
  • Cục Cảnh vệ trung ương (Cục 9) (do Văn phòng Trung ương Đảng quản lý, lãnh đạo; biên chế thuộc Bộ Công an)
  • Cục Công an đường sắt (Cục 10)
  • Cục An ninh, an toàn internet (Cục 11)
  • Cục Kỹ thuật hành động (Cục 12)
  • Cục Quản lý giám sở (Cục 13)
  • Cục Công an giao thông, vận tải (Cục 14)
  • Cục Hàng không dân dụng (Cục 15)
  • Cục Lâm nghiệp và Bảo vệ lâm nghiệp (Cục 16)
  • Cục Quản lý giao thông (Cục 17)
  • Cục Pháp chế (Cục 18)
  • Cục Hợp tác quốc tế (Cục 19)
  • Cục Tài chính - Trang bị (Cục 20)
  • Cục chống độc (cục 21)
  • Cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt (Cục 24)
  • Cục Bảo vệ cảnh vụ (Cục 25)
  • Cục Chống tà giáo (Cục 26)
  • Cục Chống khủng bố (Cục 27)
  • Cục Tạm giữ nước ngoài
  • Cục Kiểm toán
  • Cục Thanh tra cảnh vụ
  • Cục Huấn luyện nhân sự
  • Cục Tuyên truyền
  • Cục Cán bộ hưu trí
  • Đảng ủy cơ quan
  • Ủy ban Kiểm tra kỷ luật
  • Văn phòng sự vụ Hồng Kông- Đài Loan - Ma Cao

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm Nghiên cứu phát triển kỹ thuật Internet Bộ Công an
  • Trung tâm kỹ thuật tình báo chống độc Bộ Công an
  • Trung tâm thông tin tin tức Bộ Công an (cục thông tin tin tức (cục 23))
  • Trung tâm giám định vật chứng Bộ Công an
  • Trung tâm tình báo Bộ Công an
  • Trung tâm quản lý thẻ ID công dân
  • Sở nghiên cứu thứ nhất Bộ Công an
  • Sở nghiên cứu thứ 3 Bộ Công an
  • Trung tâm tin tức tội phạm quốc gia Trung Quốc
  • Trung tâm nghiên cứu an ninh giao thông đường bộ
  • Báo Công an Nhân dân
  • Báo xuất bản quần chúng
  • Tạp chí Woodpecker

Trường học trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Học viện cảnh sát công an trực thuộc Bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc (Học viện sĩ quan cao cấp Bộ Công an)
  • Học viện Cảnh sát hình sự Trung Quốc (Học viện cán bộ cảnh sát nhân dân Bộ Công an)
  • Học viện Cảnh sát đường sắt
  • Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc

Đơn vị trực thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm phát triển chứng khoán chống hàng giả an ninh Trung Quốc

Cục quốc gia quản lý Bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cục quản lý di dân Quốc gia

Đơn vị chỉ đạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Các Giám đốc công an tỉnh, thành phố trung ương, khu tự trị cấp 1 do chính phủ cùng cấp bổ nhiệm, do Bộ Công an phê duyệt. Tại các thành phố trực thuộc Trung ương Công an cấp thành phố là Cục; đối với tỉnh và khu tự trị được gọi là Sở.

Bộ trưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình ảnh
tên gọi
quân hàm
Nhiệm kỳ Thủ tướng Chức vụ trước đây Chức vụ kiêm nhiệm khác Chức vụ sau này

La Thụy Khanh
Đại tướng
29/9/1954-17/9/1959 Chu Ân Lai Bộ trưởng Bộ Công an Chính phủ Nhân dân
kiêm Cục trưởng Cục Công an Thành phố Bắc Kinh
Bí thư Trung ương Đảng
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng
Tổng Thư ký Quân ủy Trung ương
Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc

Tạ Phú Trị
Thượng tướng
17/9/1959-6/1970 Chu Ân Lai Bí thư thứ nhất Tỉnh ủy Vân Nam Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị
Bí thư Trung ương Đảng
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
Chủ nhiệm Ủy ban cách mạng thành phố Bắc Kinh, Chính ủy Quân khu Bắc Kinh, Chính ủy thứ nhất Khu phòng thủ Bắc Kinh
Chính ủy kiêm Tư lệnh Lực lượng cảnh sát vũ trang nhân dân Trung Quốc (lực lượng công an đổi thành từ 1962)
Ủy viên Bộ chính trị
Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng, thành viên Văn phòng sự vụ Quân ủy Trung ương
Chủ nhiệm Ủy ban cách mạng thành phố Bắc Kinh kiêm Bí thư thứ nhất Thành ủy Bắc Kinh

Lý Chấn
Thiếu tướng
6/1970-21/10/1973 Chu Ân Lai Thứ trưởng Bộ Công an Ủy viên Trung ương Đảng Tự tử qua đời

Hoa Quốc Phong
10/1973-3/1977 Chu Ân Lai

Hoa Quốc Phong
Phó tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Quốc vụ viện Ủy viên Bộ Chính trị
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
Chủ tịch Trung ương Đảng
Thủ tướng Quốc vụ viện
Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng
Triệu Thương Bích 3/1977-20/6/1983 Hoa Quốc Phong

Triệu Tử Dương
Bí thư Thường vụ Tỉnh ủy Tứ Xuyên Chính ủy Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng
Lưu Phục Chi 20/6/1983-6/91985 Triệu Tử Dương Bộ trưởng Bộ Tư pháp Phó Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao
Nguyễn Sùng Vũ 6/9/1985-11/4/1987 Triệu Tử Dương Phó thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Thượng Hải Ủy viên Trung ương Đảng Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học kỹ thuật Quốc gia
Bộ trưởng Bộ Lao động
Tỉnh trưởng Hải Nam kiêm Bí thư Tỉnh ủy Hải Nam
Vương Phương 11/4/1987-28/12/1990 Lý Bằng Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Ủy viên Quốc vụ viện
Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng
Ủy viên Quốc vụ viện
Ủy viên Ủy ban Cố vấn Trung ương Đảng
Đào Tứ Câu
Tổng cảnh giám
28/12/1990-18/3/1998 Lý Bằng Thứ trưởng Bộ Công an Ủy viên Trung ương Đảng Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp nội vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc
Giả Xuân Vượng
Tổng cảnh giám
18/3/1998-28/12/2002 Chu Dung Cơ Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Ủy viên Trung ương Đảng Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao

Chu Vĩnh Khang
Tổng cảnh giám
28/12/2002-28/10/2007 Chu Dung Cơ

Ôn Gia Bảo
Bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Trung ương Đảng
Ủy viên Quốc vụ viện
Phó bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng

Mạnh Kiến Trụ
Tổng cảnh giám
28/10/2007-28/12/2012 Ôn Gia Bảo Bí thư tỉnh ủy Giang Tây, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Giang Tây Ủy viên Quốc vụ viện
Phó bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
Ủy viên Trung ương Đảng
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng

Quách Thanh Côn
Tổng cảnh giám
28/12/2012-4/11/2017 Ôn Gia Bảo

Lý Khắc Cường
Bí thư Khu ủy Khu tự trị người Choang Quảng Tây, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân khu tự trị người Choang Quảng Tây Ủy viên Quốc vụ viện
Phó bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
Ủy viên Trung ương Đảng
Ủy viên Bộ Chính trị
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng

Triệu Khắc Chí
Tổng cảnh giám
4/11/2017-nay Lý Khắc Cường Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân tỉnh Hà Bắc Ủy viên Quốc vụ viện
Ủy viên Ủy ban Chính Pháp Trung ương Đảng
Ủy viên Trung ương Đảng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
“Đi tìm lẽ sống” – Hơn cả một quyển tự truyện
Đi tìm lẽ sống” một trong những quyển sách duy trì được phong độ nổi tiếng qua hàng thập kỷ, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Violet Evergarden - Full Anime + Light Novel + Ova
Đây là câu chuyện kể về người con gái vô cảm trên hành trình tìm kiếm ý nghĩa của tình yêu
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima: White Reaper trong Tokyo Ghoul
Kishou Arima (有馬 貴将, Arima Kishō) là một Điều tra viên Ngạ quỷ Cấp đặc biệt nổi tiếng với biệt danh Thần chết của CCG (CCGの死神, Shīshījī no Shinigami)