Vương Dũng

Vương Dũng
王勇
Vương Dũng, 2019.
Chức vụ
Nhiệm kỳ10 tháng 3 năm 2022 – nay
1 năm, 253 ngày
Chủ tịchVương Hỗ Ninh
Kế nhiệmđương nhiệm
Nhiệm kỳ16 tháng 3 năm 2013 – 12 tháng 3 năm 2023
9 năm, 361 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Vị tríTrung Quốc
Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 2012
12 năm, 10 ngày – nay
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước
Nhiệm kỳ
27 tháng 8 năm 2010 – 16 tháng 3 năm 2013
Lãnh đạoÔn Gia Bảo
Tiền nhiệmLý Vinh Dung
Kế nhiệmTưởng Khiết Mẫn
Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm dịch, Thanh tra và Giám sát chất lượng Trung Quốc
Nhiệm kỳ
22 tháng 9 năm 2008 – 27 tháng 8 năm 2010
Lãnh đạoÔn Gia Bảo
Tiền nhiệmLý Trường Giang
Kế nhiệmChi Thọ Bình
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 12, 1955 (68 tuổi)
Cái Châu, Dinh Khẩu, Liêu Ninh, Trung Quốc
Nghề nghiệpNhà nghiên cứu kinh tế
Chính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnThạc sĩ Kỹ thuật
Nhà nghiên cứu Kinh tế công nghiệp
Alma materĐại học Mở Bắc Kinh
Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân
WebsiteTiểu sử Vương Dũng

Vương Dũng (tiếng Trung giản thể: 王勇; bính âm Hán ngữ: Wáng Yǒng; sinh tháng 12 năm 1955, người Hán) là chuyên gia kinh tế kỹ thuật, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, khóa XIX, khóa XVIII, hiện là Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Chính Hiệp Trung Quốc, lãnh đạo cấp phó quốc gia. Ông từng là Ủy viên Đảng tổ, Ủy viên Quốc vụ, kiêm nhiệm các chức vụ quản lý dân vận, tình huống khẩn cấp, quản lý tài sản nhà nước, giám sát thị trường của Trung Quốc; Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước; Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm dịch, Thanh tra và Giám sát chất lượng.[1]

Vương Dũng là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học vị Thạc sĩ Kỹ thuật, học hàm Nhà nghiên cứu Kinh tế kỹ thuật. Ông là chuyên gia trong ngành kinh tế và công nghiệp hàng không, lãnh đạo cấp phó quốc gia của Trung Quốc.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Dũng sinh tháng 12 năm 1955 tại huyện Cái Châu, nay là thành phố cấp huyện Cái Châu, địa cấp thị Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông lớn lên trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, học phổ thông ở Cái Châu, kết thúc sớm để bắt đầu làm việc trong các tổ chức thanh niên, được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 8 năm 1974. Năm 1979, lúc 24 tuổi, ông tới Bắc Kinh để theo học đại học tại Đại học Phát thanh truyền hình Bắc Kinh (北京广播电视大学, nay là Đại học Mở Bắc Kinh), tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Điện tử vào năm 1982. Sau đó, từ tháng 9 năm 1987 đến tháng 1 năm 1988, ông tới thủ phủ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang tham gia lớp đào tạo Tổng công trình sư tại Học viện Quản lý của Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, rồi học cao học, nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế kỹ thuật vào năm 1992. Bắt đầu sự nghiệp và làm việc từ thời thiếu niên, khởi đầu học đại học từ tuổi 24, Vương Dũng tham gia nghiên cứu, hoạt động khoa học và được phong chức danh Nhà nghiên cứu, tương đương Giáo sư ngành Kinh tế kỹ thuật.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1969, Vương Dũng bắt đầu sự nghiệp khi 14 tuổi, theo phong trào thanh niên tri thức của Đại Cách mạng Văn hóa vô sản, thanh niên về nông thôn tham gia sản xuất, được điều về tỉnh Hắc Long Giang, làm việc với tư cách là chiến sĩ (战士) của Đội 31, Đoàn 3, Sư đoàn 1, Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Hắc Long Giang. Ông làm việc ở đơn vị thanh niên này trong 8 năm cho đến 1977, xuyên suốt thời kỳ cách mạng văn hóa, và là Đội trưởng Đội 31.[2]

Cơ quan hàng không

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1977, thời kỳ cách mạng văn hóa dần kết thúc, Vương Dũng được điều chuyển sang vị trí nhân viên điều kiển máy móc của xưởng lắp ráp tại Nhà máy số 230 của Bộ Công nghiệp máy móc thứ VII (cơ quan cấp bộ cũ, tiền thân của các doanh nghiệp nhà nước về hàng không vũ trụ Trung Quốc ngày nay). Tháng 5 năm 1982, Vương Dũng hoàn thành quá trình học đại học tại chức, cùng lúc với việc Bộ Công nghiệp máy móc thứ VII được cơ cấu lại, thành lập Bộ Công nghiệp Hàng không vũ trụ (Bộ Hàng Thiên), ông được phân công làm Kỹ thuật viên Chủ quản khoa kỹ thuật của Nhà máy số 230. Năm 1983, ông là Phó Chỉ đạo viên Xưởng lắp ráp của nhà máy, kiêm Bí thư Chi bộ. Năm 1984, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Khoa Chính trị, Trợ lý Xưởng trưởng Nhà máy số 230, kiêm Tổng Kinh tế sư phụ trách hoạt động kinh tế của nhà máy. Ông giữ vị trí này liên tục 8 năm, đồng thời học tại chức ở Cáp Nhĩ Tân các khóa, sau đó được biệt phái công tác ở Ty Cải cách hệ thống của bộ năm 1992–93, rồi điều trở về làm Phó Xưởng trưởng rồi Phó Xưởng trưởng thường vụ của Nhà máy số 230 giai đoạn 1993–95.[3]

Cũng giai đoạn này, Bộ Hàng Thiên được cải tổ thành doanh nghiệp nhà nước là Tổng công ty Công nghiệp Hàng không vũ trụ, Vương Dũng được bổ nhiệm làm Xưởng trưởng, Phó Bí thư Đảng ủy Nhà máy số 230 của Tổng công ty Hàng Thiên vào năm 1995, cấp chính cục. Năm 1997, ông nhậm chức Phó Chủ nhiệm Ban Chính trị của Tổng công ty Hàng Thiên kiêm Bí thư Đảng ủy đơn vị Hàng Thiên Bắc Kinh, chủ trì và phụ trách công việc giáo dục, đào tạo nhân sự, người lao động của Hàng Thiên giai đoạn 1998–99. Năm 1999, Hàng Thiên phân tách thành Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không vũ trụ (CASC) và Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không vũ trụ (CASIC), ông được phân công làm Ủy viên Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc CASIC. Tính đến năm 2000, ông có hơn 20 năm sự nghiệp trong các cơ quan hàng không Trung Quốc.[4]

Cơ quan Trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]
Vương Dũng thảo luận với Nhà nước Seychelles, 2019.

Năm 2000, Vương Dũng được điều về trung ương, nhậm chức Chủ nhiệm Văn phòng Cán bộ xí nghiệp của Bộ Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, rồi chuyển sang Cục trưởng Cục Cán bộ thứ V từ 2001. Tháng 4 năm 2003, Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước Trung Quốc (SASAC) được thành lập, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Đảng tổ, cấp phó bộ, tỉnh, và là Phó Bí thư Đảng tổ Ủy ban từ năm 2005.[5] Tháng 3 năm 2008, ông được điều sang làm Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện, Ủy viên Đảng tổ Sảnh Văn phòng Quốc vụ viện.[6] Tháng 8 cùng năm, chính khách Lý Trường Giang tự nhận trách nhiệm trong vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008, từ chức, Vương Dũng được bổ nhiệm thay thế chức vụ, làm Bí thư Đảng tổ, Tổng cục trưởng Tổng cục Kiểm dịch, Thanh tra và Giám sát chất lượng Trung Quốc (AQSIQ) từ ngày 23 tháng 9.[7] Ngày 24 tháng 8 năm 2010, ông được điều trở lại SASAC, nhậm chức Bí thư Đảng tổ, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản Nhà nước.[8][9]

Tháng 11 năm 2012, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, Vương Dũng được bầu làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII nhiệm kỳ 2012 – 2017.[10] Và sau đó, vào tháng 3 năm 2013, tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khóa XII, ông được Tổng lý Lý Khắc Cường đề cử và được Nhân Đại bổ nhiệm làm Ủy viên Quốc vụ, lãnh đạo cấp phó quốc gia, tiếp tục được đề nghị và tái đắc cử Ủy viên Quốc vụ từ ngày 19 tháng 3 năm 2018,[11] tại kỳ họp đầu tiên của Nhân Đại Trung Quốc khóa XIII.[12][13] Trước đó, tháng 10 năm 2017, ông tham gia đại hội đại biểu toàn quốc, tiếp tục là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.[14][15] Tại Quốc vụ viện, ông là Ủy viên Quốc vụ, Ủy viên Đảng tổ, được phân công phụ trách công tác dân vận, quản lý khẩn cấp, quản lý tài sản nhà nước, giám sát thị trường, đồng thời kiêm nhiệm các chức vụ khác như Ủy viên Ủy ban Tài chính và Kinh tế Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Chống độc quyền Quốc vụ viện, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Cứu nạn động đất Quốc vụ viện, Chủ nhiệm Ủy ban Giảm nhẹ thiên tai Quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác người tàn tật Quốc vụ viện, và Phó Chủ nhiệm Ủy ban An toàn lao động Quốc vụ viện.[16] Ông từng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Công tác người cao tuổi toàn quốc Trung Quốc giai đoạn 2013–18 trong nhiệm kỳ Ủy viên Quốc vụ đầu tiên, sau đó chuyển giao cho Phó Tổng lý Tôn Xuân Lan. Cuối năm 2022, ông tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu khối cơ quan trung ương Đảng và Nhà nước.[17] Tại đại hội,[18][19][20] ông tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX.[21][22] Ngày 10 tháng 3 năm 2023, tại Đại hội của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc, ông được bầu làm Phó Chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc.[23]

Ngoại giao

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong hai nhiệm kỳ là Ủy viên Quốc vụ, Vương Dũng phụ trách nhiều công việc trong đó có ngoại giao với các nước khác, đại diện cho Quốc vụ viện.[24] Ông là đại diện Trung Quốc ở các cuộc đàm phán trong lĩnh vực mình phụ trách, đặc biệt là tài sản nhà nước, thị trường Trung Quốc với những nguyên thủ quốc gia như Thủ tướng Canada Justin Trudeau,[25] Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad,[26] Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha,[27] Tổng thống Seychelles Danny Faure,[28] Phó Thủ tướng Oman Fahd bin Mahmoud al Said.[29] Năm 2010, Vương Dũng được Forbes xếp hạng 62 trong danh sách những người quyền lực nhất thế giới theo đánh giá của hãng này, khi ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm SASAC, quản lý tài sản nhà nước Trung Quốc.[30][31]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 薛源 (ngày 19 tháng 3 năm 2021). “王勇同志简历”. Quốc vụ viện (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  2. ^ 张建利 (ngày 19 tháng 3 năm 2018). “国务委员王勇简历”. News Sina (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “王勇简历”. GQ (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  4. ^ 程祥, 王敬东 (ngày 19 tháng 3 năm 2018). “王勇简历”. CCTV (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ “国资委副主任王勇在中央企业人才 工作会议上的总结讲话”. SASAC (bằng tiếng Trung). ngày 4 tháng 6 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  6. ^ 张勇 (ngày 22 tháng 9 năm 2008). “王勇任质监总局局长 免去其国务院副秘书长职务”. Sohu (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  7. ^ “王勇:统一对质检部门职责定位认识 增强服务意识”. Quốc vụ viện (bằng tiếng Trung). ngày 2 tháng 12 năm 2008. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “王勇在全国国有资产监督管理工作会议上的讲话”. SASAC (bằng tiếng Trung). ngày 29 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  9. ^ “李荣融卸任国资委主任 王勇接任”. Finance CHN (bằng tiếng Trung). ngày 24 tháng 8 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  10. ^ “中国共产党第十八届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII]. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  11. ^ 马常艳 (ngày 19 tháng 3 năm 2018). “王志刚出任科学技术部部长(图/简历)”. District CE (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2021.
  12. ^ 周驰 (ngày 25 tháng 2 năm 2018). “(受权发布)中华人民共和国第十三届全国人民代表大会代表名单”. China News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  13. ^ 聂晨静 (ngày 19 tháng 3 năm 2018). “王勇简历”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  14. ^ “中国共产党第十九届中央委员会委员名单” [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XIX]. Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  15. ^ 聂晨静 (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “十九大受权发布:中国共产党第十九届中央委员会候补委员名单”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.
  16. ^ “国务院安全生产委员会关于调整国务院安全生产委员会组成人员的通知”. Bộ Quản lý khẩn cấp (bằng tiếng Trung). ngày 21 tháng 9 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  17. ^ “中央和国家机关选举产生出席中国共产党第二十次全国代表大会代表”. 共产党员网. 27 tháng 7 năm 2022. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2022.
  18. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ “(两会受权发布)政协第十四届全国委员会选出领导人 王沪宁当选全国政协主席”. Thông tấn xã Tân Hoa. 10 tháng 3 năm 2023.
  24. ^ “王勇国务委员会见马来西亚吉打州务大臣”. Đại sứ Trung Quốc (bằng tiếng Trung). ngày 30 tháng 5 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  25. ^ Moak, Ken (ngày 13 tháng 11 năm 2018). “Opinion: China, Canada seek to march toward their free trade goal”. CGTV. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Bhavan Jaipragas (ngày 29 tháng 6 năm 2018). “Malaysian Prime Minister Mahathir Mohamad to be greeted like 'old friend' in Beijing despite suspension of major projects”. SCMP. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  27. ^ “Wang Yong in Thailand to Preside over 6th Meeting of China-Thailand Joint Committee on Trade, Investment and Economy”. MFA. ngày 25 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  28. ^ Meriton, Thomas (ngày 20 tháng 12 năm 2019). “Chinese State Councillor Wang Yong meets President Faure”. SC Nation. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  29. ^ “China considers Oman key partner for belt and road initiative”. Quốc vụ viện. ngày 24 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  30. ^ Perlroth, Nicole (ngày 3 tháng 11 năm 2010). “The Most Powerful People On Earth”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
  31. ^ Epstein, Gady (ngày 4 tháng 11 năm 2010). “Is Hu Jintao Really The Most Powerful Person In The World?”. Forbes. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ nhà nước
Tiền vị:
Trương Kiến Long
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Cứu nạn động đất
2018–nay
Đương nhiệm
Tiền vị:
Hồi Lương Ngọc
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác người tàn tật
2013–nay
Chủ nhiệm Ủy ban Giảm nhẹ thiên tai
2013–nay
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác người cao tuổi
2013–2018
Kế vị:
Tôn Xuân Lan
Tiền vị:
Lý Vinh Dung
Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản
2010–2013
Kế vị:
Tưởng Khiết Mẫn
Tiền vị:
Lý Trường Giang
Cục trưởng Tổng cục Kiểm nghiệm
2008–2010
Kế vị:
Chi Thụ Bình
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu - chú cụ đặc cấp phá bỏ mọi đau khổ?
Thiên Nghịch Mâu lần đầu tiên xuất hiện tại chương 71, thuộc sở hữu của Fushiguro Touji trong nhiệm vụ tiêu diệt Tinh Tương Thể
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight - An asymmetrical multiplayer horror game
Dead by Daylight đang được phát hành trước, nhắm tới một số đối tượng người dùng ở khu vực Bắc Âu
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Tổng quan nguồn gốc và thế giới Goblin Slayer
Khi Truth và Illusion tạo ra Goblin Slayer, số skill points của GS bình thường, không trội cũng không kém, chỉ số Vitality (sức khỏe) tốt, không bệnh tật, không di chứng, hay có vấn đề về sức khỏe
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
[Review sách] Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông
Một trong cuốn sách kỹ năng sống mình đọc khá yêu thích gần đây là cuốn Cân bằng cảm xúc cả lúc bão giông của tác giả Richard Nicholls.