Kon Rẫy
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Kon Rẫy | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Kon Tum | ||
Huyện lỵ | xã Tân Lập | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 6 xã | ||
Thành lập | 31/1/2002[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 14°30′B 108°06′Đ / 14,5°B 108,1°Đ | |||
| |||
Diện tích | 886,6 km² | ||
Dân số (1/4/2019) | |||
Tổng cộng | 28.591 người[2] | ||
Thành thị | 5.167 người (16%) | ||
Nông thôn | 23.424 người (82%) | ||
Mật độ | 32 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, Bana, Xơ đăng... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 614[3] | ||
Biển số xe | 82-K1 | ||
Website | konray | ||
Kon Rẫy là một huyện thuộc tỉnh Kon Tum, Việt Nam.
Huyện Kon Rẫy nằm ở phía đông nam của tỉnh Kon Tum, có vị trí địa lý:
Huyện Kon Rẫy có diện tích 886,6 km², dân số năm 2019 là 28.591 người[2], trong đó: dân số thành thị là 5.167 người chiếm 18% và dân số nông thôn 23.424 người chiếm 82%, mật độ dân số đạt 32 người/km².
Huyện có nhiều dân tộc: Kinh, Ba na, Xê đăng,...
Huyện Kon Rẫy có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đăk Rve và 6 xã: Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Ruồng, Đăk Tơ Lung, Đăk Tờ Re, Tân Lập (huyện lỵ).
Tên gọi của huyện xuất phát từ địa danh Kon Braih ("làng cát"), vốn là một làng cổ của người Xơđăng nằm trên địa phận xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy ngày nay. Địa điểm này toạ lạc cạnh bờ sông Đắk Bla, đối diện với trung tâm hành chính mới của huyện Kon Rẫy thuộc xã Tân Lập.
Địa bàn huyện Kon Rẫy trước đây là một phần huyện Kon Plông.
Ngày 31 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2002/NĐ-CP[1]. Theo đó:
Khi mới thành lập, huyện Kon Rẫy có 6 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thị trấn Đăk Rve và 5 xã: Đăk Kôi, Đăk Pne, Đăk Ruồng, Đăk Tờ Re, Tân Lập.
Huyện lỵ ban đầu được đặt tại thị trấn Đăk Rve và đến năm 2005, thì huyện lỵ được di chuyển về khu vực Đăk Ruồng - Tân Lập.[4]
Ngày 8 tháng 1 năm 2004, thành lập xã Đắk Tơ Lung trên cơ sở 12.420 ha diện tích tự nhiên và 3.250 người của xã Đắk Ruồng.[5]
Huyện Kon Rẫy có 7 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.
Huyện Kon Rẫy có số đồng bào dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ tương đối cao, có nền văn hoá cổ truyền đa dạng, phong phú, đặc trưng cho bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên. Trong thời gian tới huyện Kon Rẫy sẽ tiếp tục phát huy nội lực, nhất là khai thác tiềm năng đất xây dựng, đất nông nghiệp dọc quốc lộ 24, tranh thủ tối đa các chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi, phát huy các tiềm năng, lợi thế trong hợp tác và thu hút đầu tư, bao gồm: