Làng Cót hay Kẻ Cót là tên Nôm của hai làng Yên Quyết có từ lâu đời, là Thượng Yên Quyết (ở phía Bắc) và Hạ Yên Quyết (ở phía Nam), đều nằm bên bờ phải sông Tô Lịch. Về sau được lấy làm tên gọi cho làng Hạ Yên Quyết tức làng Bạch Liên Hoa, còn làng Thượng Yên Quyết sau đổi gọi là làng Giấy, do có nghề truyền thống là sản xuất giấy. Cả hai làng Yên Quyết nay đều thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nằm ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Giấy đến gần cầu Trung Kính. Một số địa phương gọi "Cót" là một vật liệu để làm các đồ dùng để đựng như thúng cót.
Làng Yên Quyết, với cái tên Kẻ Cót vốn xưa chỉ là một và có từ lâu đời, đến thời nhà Lý nơi đây gắn liền với câu truyện lịch sử nhuốm màu huyền thoại, đó là cuộc thi đấu pháp thuật, ân oán giữa hai pháp sư (thiền sư và đạo sĩ) Từ Đạo Hạnh (người làng Láng (Yên Lãng), nhưng quê mẹ làng Cót (Yên Quyết)) và Lê Đại Điên (người làng Yên Quyết), trong việc đầu thai làm thái tử nhà Lý[1]. Đến thế kỷ 13, thời Lý - Trần, cùng với việc du nhập nghề làm giấy, làng Cót tức làng Yên Quyết phát triển thành hai vùng với sự phân công lao động trong nghề giấy truyền thống. Nửa trên của làng về phía bắc gần cầu Giấy chuyên nghề làm giấy từ nguyên liệu là vỏ cây dó, với thứ giấy dó chất lượng không cao làm từ những miếng đầu mặt của vỏ cây dó, gọi là giấy xề[2]. Nửa làng dưới nằm ở phía Nam bắt đầu từ cầu Cót trở xuống chuyên làm một thứ sản phẩm là đầu ra của nghề giấy, đó là nghề làm vàng mã. Dần dần, từ một làng Yên Quyết-Kẻ Cót, tách thành hai làng Thượng Yên Quyết (Cót Thượng sau gọi là làng Giấy) và Hạ Yên Quyết (Cót Hạ vẫn được giữ tên gọi là làng Cót). Và cũng chính vì có nghề làm giấy ở làng Thượng Yên Quyết, cũng có ở làng Dịch Vọng Tiền kề bên (nằm ở phía Bắc), mà cây cầu nằm ở gần vùng giáp ranh giữa hai làng Thượng Yên Quyết và Tiền Dịch Vọng mới được gọi là cầu Giấy.
Xem thêm làng Giấy.
Vào cuối thời nhà Hậu Lê (Lê trung hưng) sang đầu thời nhà Nguyễn, các làng Thượng Yên Quyết (làng Giấy) và Hạ Yên Quyết (làng Cót) đều thuộc tổng Dịch Vọng huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây[3]. Đến năm 1831, khi thành lập tỉnh Hà Nội, nhà Nguyễn cho nhập huyện Từ Liêm của trấn Sơn Tây vào phủ Hoài Đức tỉnh Hà Nội, các làng Thượng và Hạ Yên Quyết cũng được nhập vào theo. Khoảng giữa thế kỷ 19, thì làng Thượng Yên Quyết được đổi thành Yên Hòa, còn làng Hạ thành Yên Quyết. Đến thập niên 1890, thời Pháp thuộc, các làng Thượng và Hạ Yên Quyết trực thuộc tỉnh Hà Đông. Đầu thế kỷ 20, hai làng Thượng, Hạ Yên Quyết trực thuộc Đại lý đặc biệt Hoàn Long. Sau năm 1945 (cách mạng Tháng 8), là hai xã thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội, sau nhập lại thành một là xã Yên Hòa huyện Từ Liêm. Năm 1982, thành lập thị trấn Cầu Giấy huyện Từ Liêm (sau là phường Quan Hoa quận Cầu Giấy), một phần đất phía Bắc làng Giấy, có cây cầu Giấy bắc qua, là xóm Quan Hoa bị tách ra và hợp với một phần phía Đông Nam Dịch Vọng (phía Nam Dịch Vọng Tiền) thành ra thị trấn Cầu Giấy, nằm hai bên đoạn phía Tây đường Cầu Giấy (từ cầu Giấy trở đi)[4]. Nay phần lớn đất Thượng và Hạ Yên Quyết cũ thuộc phường Yên Hòa quận Cầu Giấy, một phần nhỏ còn lại (xóm Quan Hoa xã Yên Hòa-Thượng Yên Quyết) là phần phía Nam của phường Quan Hoa quận Cầu Giấy (bên mặt nam đường Cầu Giấy).
Làng Cót, tức làng Yên Quyết xưa là vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng, nằm trong "tứ danh hương" (Mỗ, La, Canh, Cót - là các làng xã Hạ Mỗ, Tây Mỗ, Đại Mỗ; La Nội, La Khê, Ỷ La; Vân Canh, Hương Canh; Hạ Yên Quyết, Thượng Yên Quyết) của huyện Từ Liêm xưa, với khoảng 10 tiến sĩ nho học ở mỗi làng Thượng Hạ Yên Quyết (tổng cộng cả hai làng khoảng trên dưới 20 tiến sĩ thời xưa).
Làng Cót-Hạ Yên Quyết ở gần kinh đô xưa, là một bến thuyền bên dòng Tô Lịch, nên kinh tế khá phát đạt với nhiều nghề thủ công, buôn bán. Làng Cót Hạ là một vùng đất cổ, với di vật khảo cổ được tìm thấy năm 1978, có niên đại khoảng 2000 năm. Đó là một ngôi mộ cổ bằng thân cây khoét rỗng cùng nhiều đồ tùy táng, nằm bên bờ sông Tô Lịch. Làng Cót từ xưa đã có một chế độ khuyến học thỏa đáng: làng dành ra 3 mẫu ruộng Lộc thư điền, cùng 100 quan tiền, để làm phần thưởng cho người đỗ tiến sĩ thời xưa. Ngoài ra theo lệ làng, dân làng còn thưởng ruộng cho cả những người đỗ cử nhân nho học, tú tài nho học. Nhờ đó, mà làng có tới 10 tiến sĩ nho học và gần 30 hương cống thời Hậu Lê và 9 cử nhân thời Nguyễn.
Làng Cót hiện còn ngôi đình dựng lại vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Cùng với 5 ngôi miếu, đình làng thờ 5 vị thần trong đó có Cao Sơn đại vương, thần bản thổ. Làng có chùa Ngọc Quán, dựng năm Dương Hoà 8 (1642), hiện còn quả chuông đúc năm Cảnh Thịnh 8 (1800). Ngoài ra, còn có nhà thờ của dòng họ các Tiến sĩ Hoàng Quán Chi, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Xuân Nham – là biểu tượng cho truyền thống học hành thành đạt của người làng...
Ngày này, làng Cót là một trong các trung tâm cung cấp vàng mã cho Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Làng còn có món bánh cuốn khá độc đáo.
Lễ hội chính của làng hàng năm từ ngày 10 đến 15 tháng 2 âm lịch, xưa có tục nuôi lợn thờ của các giáp trưởng đăng cai.[5]
Các tiến sĩ nho học làng Hạ Yên Quyết [6]:
Các tiến sĩ nho học làng Thượng Yên Quyết [6][11]:
Các nhân vật nổi bật ngày nay xuất thân từ làng Cót:
TS. Bùi Xuân ĐínhKiểm tra giá trị
|url lưu trữ=
(trợ giúp); Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập=
và |ngày=
(trợ giúp)[liên kết hỏng]