Lê Mã Lương

Lê Mã Lương
Chức vụ
Nhiệm kỳ2006 – 2011
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1950 (73–74 tuổi)
Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Binh nghiệp
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

Lê Mã Lương (sinh năm 1950) là thiếu tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Thiếu tướng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Tháng 10 năm 2019, ông phát ngôn chỉ trích Bộ Ngoại giao Việt Nam về chậm phản ứng trong vụ Bãi Tư Chính và chê bai các tướng lĩnh đương chức trong Bộ Quốc phòng và gây ra tranh cãi trên báo chí và mạng xã hội.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiếu tướng Lê Mã Lương sinh ra ở Trung Thành, Nông Cống, Thanh Hóa trong một gia đình liệt sĩ, bố đã hy sinh trong trận chiến Điện Biên Phủ.

Ông tình nguyện đi bộ đội lúc 17 tuổi, sẵn sàng từ chối ước mơ vào giảng đường Đại học Tổng hợp Hà Nội và giấy báo du học nước ngoài để lên đường vào Nam đánh Mỹ, 18 tuổi lần đầu tiên Lương bị thương rất nặng, hỏng một mắt, nhưng vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu.[2] Tháng 7 năm 1968, ông được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quân y viện 108. Rồi từ 1969 đến năm 1974, Lê Mã Lương xin tái ngũ và đã tham gia nhiều chiến dịch ác liệt ở đường 9 Nam Lào, Lao Bảo, Cửa Việt, Quảng Nam, Đà Nẵng… Qua 14 trận đánh lớn, Lương đã cùng đồng đội lập được nhiều chiến công, tiêu diệt 53 binh sĩ đối phương, bắn cháy 1 xe tăng, máy bay, trực thăng HU-1A của địch. Do những chiến hiển hách trên, ngày 20/9/1971, Lê Mã Lương được tuyên dương Anh hùng quân đội khi mới 21 tuổi đời và 3 tuổi quân, câu nói nổi tiếng nhất của ông là: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù!".[3] Sau này Lê Mã Lương còn 2 lần bị thương nữa, đó là năm 1971 ở đường 9 Nam Lào, và năm 1975 gần bước vào cửa ngõ của Sài Gòn ngay khu vực căn cứ Nước Trong".

Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, Lê Mã Lương còn tham gia chiến đấu chống nhóm kháng chiến dân tộc thiểu số FULRO tại Tây Nguyên, chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979. Sau đó, ông theo học khoa Sử, ĐH Tổng hợp Hà Nội, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, rồi được bổ nhiệm làm Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Năm 2007, ông được Nhà nước phong hàm Thiếu tướng[4]. Trong bài thơ Gửi miền Nam của Tố Hữu có câu: "Đẹp biết mấy bài ca ra trận - Mỗi chàng trai, một Lê Mã Lương" [5].

Đời sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1971, ông là chính trị viên đại đội được ra Bắc học tại Học viện Chính trị rồi quen một cô giáo dạy cấp 2 người Hà Nội là Lê Thị Bích Đào. Hai người lấy nhau năm 1974. Cô con gái đầu sinh năm 1975, hiện đang sinh sống tại CHLB Đức cùng chồng và hai con gái. Cô con gái thứ hai hiện là họa sĩ trong quân đội. Còn cậu con trai út sinh năm 1986, hiện đang học cao học ngành tài chính kế toán bên Anh.[6]

Phát ngôn 2019

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6 tháng 10 năm 2019, tại Tọa đàm khoa học "Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế", ông Lê Mã Lương nêu ý kiến: "Dự buổi hội thảo này có các anh ở Bộ ngoại giao, Ban đối ngoại Trung ương, tôi muốn hỏi các anh chính phủ có kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế hay không. Đây là câu chuyện của toàn dân Việt Nam. Giữ được Bãi Tư Chính là giữ được các đảo khác của Việt Nam, nếu chúng ta để mất thì Việt Nam sẽ không còn đảo nào."[7] Ông cho rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch "không biết đọc bản đồ", "không ra thực địa", và các tướng lĩnh quân đội "chỉ có mỗi mặt mạnh, đó là có rất nhiều tiền".[8][9]

Ngày 15 tháng 10 năm 2019, Thượng tướng Nguyễn Văn Được khẳng định đây là những tin gây nhiễu, bịa đặt kích động, tạo sự nghi ngờ với Đảng, Nhà nước trong nỗ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. "Đó là những phát biểu vô tổ chức! Họ không phải hội viên Hội CCB Việt Nam. Vì là hội viên, được đứng trong tổ chức, họ sẽ không có những phát ngôn, luận điểm đi ngược với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. "Đừng vỗ ngực - tôi là "công thần", muốn nói sao thì nói".[10]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên pl1
  2. ^ "Cuộc đời đẹp nhất là ở trận tuyến đánh quân thù..." Lưu trữ 2020-10-24 tại Wayback Machine Thùy An: Comments - You do not have permission to add comments.
  3. ^ Người anh hùng "trên trận tuyến đánh quân thù" Lưu trữ 2019-11-07 tại Wayback Machine BT - Cập nhật: 11:13, Thứ 7, 20/12/2014
  4. ^ Bổ nhiệm và phong quân hàm cho nhiều tướng lĩnh quân đội (Thanh Niên)
  5. ^ Thiếu tướng Lê Mã Lương – Người anh hùng ở tuổi 21. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2016.
  6. ^ Gặp lại anh hùng quân đội Lê Mã Lương Lưu trữ 2016-03-23 tại Wayback Machine, toquoc, 29/04/2011
  7. ^ “Bãi Tư Chính: Nhiều trí thức muốn Việt Nam kiện Trung Quốc” (bằng tiếng Anh). BBC News. Truy cập 16 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ “Tướng Lê Mã Lương: Tôi sẽ cầm đầu quân nhân "hỏi tội" Bộ Ngoại giao nếu để mất Bãi Tư Chính”. Truy cập 16 tháng 10 năm 2019.
  9. ^ Bộ trưởng quốc phòng CSVN không biết đọc bản đồ
  10. ^ "Đừng vỗ ngực - tôi là "công thần", muốn nói sao thì nói". Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Truy cập 16 tháng 10 năm 2019.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Tam vị tương thể cấu thành nên một sinh vật trong Tensura
Cơ thể của một sinh vật sống có xác thịt ví dụ như con người chẳng hạn, được cấu tạo bởi tam vị tương thể
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Lịch sử ngoài đời thật cho tới các diễn biến trong Attack on Titan
Attack on Titan là một bộ truyện có cốt truyện rất hấp dẫn, đừng nên đọc để bảo toàn trải nghiệm tận hưởng bộ truyện nếu bạn chưa đọc truyện.
Highlands Coffee bá chủ thị trường cà phê Việt
Highlands Coffee bá chủ thị trường cà phê Việt
Highlands Coffee hiện đang là một trong những thương hiệu cà phê được ưa chuộng nhất trên mảnh đất hình chữ S
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Những thực phẩm giúp tăng sức đề kháng trước dịch cúm Corona
Giữa tâm bão dịch bệnh corona, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe để phòng tránh vi khuẩn tấn công vào cơ thể