Lê Thế Hiếu

Lê Thế Hiếu
Chức vụ
Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Quảng Trị
Nhiệm kỳTháng 9, 1945 – Tháng 10, 1945
Tiền nhiệmTrần Hữu Dực
Kế nhiệmNguyễn Xuân Luyện
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh1892
Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị
Mất1947
Triệu Sơn, Triệu Phong, Quảng Trị
Dân tộcKinh
Đảng chính trịHội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaLê Thế Vỹ
Con cáiLê Thế Tế

Lê Thế Hiếu (1892–1947) là một nhà cách mạng Việt Nam.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thế Hiếu sinh năm 1892 ở làng Tường Vân, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc xã Triệu An, huyện Triệu Phong).[1] Ông là con cả của Cử nhân Lê Thế Vỹ, một chí sĩ từng tham gia phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ (1908), phong trào Đông Dukế hoạch khởi nghĩa ở Huế (1916).[2] Lê Thế Hiếu có bốn người em sống đến tuổi trưởng thành, trong đó em trai Lê Thế TiếtBí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Quảng Trị, hai em gái Lê Thị QuếLê Thị Uy đều là Đảng viên tham gia phong trào cách mạng trước năm 1945.[3]

Hoạt động cách mạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thế Hiếu sinh trưởng trong một gia đình Nho học nên ông từng tham gia khoa cử và đỗ Tú tài. Sau khi tốt nghiệp tiểu học (Primaire), ông làm giáo học giảng dạy ở trường tiểu học Triệu Phong và trường tiểu học Cam Lộ. Do có liên hệ với các phong trào đấu tranh của học sinh nên ông bị thuyên chuyển từ Quảng Trị ra Nghệ An, rồi vùng núi Thanh Hóa.[1][4]

Năm 1926, ông trở về Quảng Trị với tư cách Hội viên Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.[1] Năm 1927, ông cùng người thân và một số người cảm tình như Hoàng Thị Ái, Lê Thị Quế,... thành lập Hưng Nghiệp hội xã ở thị xã Quảng Trị với mục tiêu "chấn hưng hàng nội hoá".[5] Hưng Nghiệp hội xã vừa bảo đảm nhu cầu tài chính cho tổ chức, vừa là đầu mối tuyên truyền, liên lạc.[6] Năm 1928, chi điếm Hưng Nghiệp hội xã ở chợ Phiên Cam Lộ thành lập do Hoàng Thị Ái phụ trách, đây là cơ sở quan trọng cả về kinh tế lẫn việc khôi phục phong trào cách mạng sau những đợt khủng bố của chính quyền thực dân.[7][8]

Khoảng tháng 7–8 năm 1929, ông cùng nhiều đồng chí trong tỉnh bị chính quyền thực dân bắt giữ. Trong phiên tòa ngày 13 tháng 10, 37 Hội viên Thanh niên bị xử tù–lưu đày, ông cùng Nguyễn Đình Cương là hai người chịu mức án nặng nhất là chung thân.[9] Mùa thu, ông cùng các đồng chí Đoàn Lân, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Vức, Lê Chưởng, Hoàng Hữu Chấp,... bị lưu đày ở nhà tù Lao Bảo.[10][11] Năm 1933, ông bị đưa ra Vinh xét xử trong một vụ án chính trị khác.[1]

Năm 1936, Lê Thế Hiếu được trả tự do, tham gia phong trào đấu tranh dân chủ. Cuối năm 1939, ông bị bắt lần nữa và bị an trí ở ngục Đăk Glei rồi Đắc Tô. Tháng 3 năm 1945, tận dụng thời điểm Nhật đảo chính Pháp, ông cùng nhiều đồng chí vượt ngục, trở về quê nhà tiếp tục hoạt động.[1] Tháng 7, Ủy ban Dân tộc giải phóng phủ Triệu Phong được thành lập gồm Chủ tịch Lê Thế Hiếu và các ủy viên Nguyễn Xuân Luyện, Lê Thị Quế, Nguyễn Hoạch, Hồ Ngọc Tích.[12] Ngày 21 tháng 8, Ủy ban khởi nghĩa phủ Triệu Phong được thành lập gồm Chủ tịch Hồ Ngọc Tích, hai Ủy viên Nguyễn Xuân Luyện và Lê Thị Quế.[13] Ngày 22 tháng 8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong phủ thành công, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời phủ Triệu Phong thành lập, do Hồ Ngọc Tích làm Chủ tịch.[14]

Công tác chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối tháng 8 đầu tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Ủy ban nhân dân lâm thời tỉnh Quảng Trị Trần Hữu Dực được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng Trung Bộ, Lê Thế Hiếu được bổ nhiệm thay thế. Đến tháng 10, Ủy ban hành chính được thành lập, ông chuyển sang công tác khác.[15]

Tháng 1 năm 1946, Lê Thế Hiếu, Đặng Thí, Trần Mạnh Quỳ là ba Đại biểu trúng cử vào Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam.[16][17] Tháng 5, Hội Liên Việt thành lập, ông là Chủ tịch Ủy ban Liên Việt tỉnh Quảng Trị.[18]

Tháng 5 năm 1947, trong một trận càn của quân Pháp vào căn cứ Chợ Cạn (Triệu Sơn, Triệu Phong), ông bị bắt và bị bắn chết vào ngày 1 tháng 4 (âm lịch).[19][20][21][22]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thế Hiếu có vợ cả là bà Lê Thị Hảo lớn hơn ông 2 tuổi. Trong thời gian dạy học ở Diễn Châu (Nghệ An), ông lấy bà Phan Thị Quý (người Hưng Nguyên) làm lẽ, gọi là bà Hai Nghệ. Khi ông Hiếu đi tù (1929), bà Quý đi tu và mất năm 1951, không có con chung. Năm 1939, ông lại lấy vợ lẽ là bà Lê Thị Dung (người Hà Tây). Bà Dung qua đời năm 2001, hai người không có con chung.[19]

Ông có con trai là Lê Thế Tế, từng giữ chức vụ Phó vụ trưởng Vụ thanh tra xét khiếu tố (thuộc Ban Thanh tra của Chính phủ), kết hôn năm 1945.[23] Con rể của ông từng làm Trưởng ban Tư pháp huyện Cam Lộ, Bí thư kiêm Chủ tịch xã Cam Lộc thời kháng chiến chống Pháp.[19]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông có sáng tác thơ văn để đấu tranh, tuyên truyền. Hiện tại phần lớn các tác phẩm đều đã thất lạc, chỉ còn ba bài thơ còn tồn nghi: Viếng bạn, Ở tù, Thư gửi về nhà.[24]

Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị, thị trấn Hồ Xá (Vĩnh Linh) và thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa).[25]

Ở xã Cam Chính, (Cam Lộ, Quảng Trị) có một trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông mang tên ông.[26][27] Trong đó, trường cấp hai được thành lập từ năm 1950.[28][29]

Thị trấn Hồ Xá từng có Xưởng mộc Lê Thế Hiếu, bị máy bay Mỹ ném bom hủy hoại vào năm 1965.[30]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (2022). Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, Tập I (1930–1954). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
  • Lê Diệu Muội (2003). Đồng chí Lê Thế Tiết, Bí thư đầu tiên của tỉnh Quảng Trị (hồi ký). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Đặng Thí (1 tháng 9 năm 2010). “Một cuộc đời trung hiếu”. Báo Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  2. ^ Lê Thị Diệu Muội (31 tháng 10 năm 2014). “Cụ Lê Thế Vỹ và làng Tân Tường”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  3. ^ Nguyễn Trọng Tân (6 tháng 8 năm 2014). “Lê Thế Vỹ - Một tấm lòng son”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  4. ^ Nguyễn Thị Hội (26 tháng 5 năm 2021). “Đồng chí Lê Hữu Viên - Người chiến sỹ cộng sản kiên trung của quê hương Thạch Hà, Hà Tĩnh”. Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  5. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 79
  6. ^ Y Thi (31 tháng 3 năm 2014). “Phù sa ánh sáng”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  7. ^ Lê Đức Dục (1 tháng 1 năm 1970). “Đông Định - Chợ phiên, mảnh đất đời người”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  8. ^ Đào Tâm Thanh (5 tháng 1 năm 2013). “Đi chợ Phiên, nghe tiếng làng tôi”. Báo Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  9. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 87
  10. ^ Lê Hoạch (23 tháng 11 năm 2014). “Anh Nguyễn Vức”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 4 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  11. ^ Trần Mỹ Hiền (2 tháng 5 năm 2014). “Nhà tù Lao Bảo: Huyền thoại sống, một thời để nhớ”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  12. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 207
  13. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 221–222
  14. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 223
  15. ^ “Lãnh đạo UBND tỉnh qua các thời kỳ”. Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị. 1 tháng 12 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 12 năm 2018.
  16. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 252
  17. ^ Hoàng Đức Cường (8 tháng 7 năm 2016). “Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, những mốc son lịch sử”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  18. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 261
  19. ^ a b c Nguyễn Thị Bích Hà (16 tháng 4 năm 2014). “Những mẫu chuyện trong gia đình ngoại”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  20. ^ Nguyễn Văn Toàn (2 tháng 7 năm 2021). “Vài nét đặc biệt của Quốc hội khóa I”. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  21. ^ Bùi Ngọc Thanh (9 tháng 2 năm 2011). “Những sự kiện trọng đại trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên”. Tạp chí Cộng sản. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  22. ^ Kiều Mai Sơn (26 tháng 7 năm 2017). “Nhà báo liệt sỹ đầu tiên của báo chí cách mạng”. Báo Nông nghiệp Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  23. ^ Lê Diệu Muội 2003, tr. 82
  24. ^ Y Thi (4 tháng 8 năm 2014). “Văn hóa đọc đang có nhiều vấn đề”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  25. ^ Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị (19 tháng 12 năm 2012). “Nghị quyết số 24/2012NQ-HĐND Nghị quyết về phương án giá các loại đất và phân loại đường phố các đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2013”. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  26. ^ Nguyễn Hữu Quý (29 tháng 8 năm 2008). “Vùng Cùa, mấy nẻo vui buồn”. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
  27. ^ “Tiểu sử đồng chí Lê Thế Hiếu”. Trường THPT Lê Thế Hiếu. 5 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.[liên kết hỏng]
  28. ^ Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị 2022, tr. 352
  29. ^ Đan Tâm (9 tháng 9 năm 2022). “Có một ngôi trường như thế ở vùng Cùa”. Báo Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 9 năm 2024. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2024.
  30. ^ Nguyễn Chí Hòa (11 tháng 4 năm 2018). “Bắn hạ máy bay của Nguyễn Cao Kỳ”. Nguyệt san Sự kiện và Nhân chứng. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2023.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan