Đông Hà
|
|||
---|---|---|---|
Thành phố thuộc tỉnh | |||
Thành phố Đông Hà | |||
Biểu trưng | |||
Trung tâm thành phố Đông Hà nhìn từ trên cao | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Bắc Trung Bộ | ||
Tỉnh | Quảng Trị | ||
Trụ sở UBND | Số 1, đường Huyền Trân Công Chúa, phường 1 | ||
Phân chia hành chính | 9 phường | ||
Thành lập | 11/8/2009 | ||
Loại đô thị | Loại II | ||
Năm công nhận | 2024[1] | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Nguyễn Tăng | ||
Chủ tịch HĐND | Hồ Sỹ Trung | ||
Chủ tịch UBMTTQ | Phạm Thị Thu Hà | ||
Viện trưởng VKSND | Phạm Vũ Ngọc | ||
Bí thư Thành ủy | Nguyễn Chiến Thắng | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 16°48′1″B 107°05′12″Đ / 16,80028°B 107,08667°Đ | |||
| |||
Diện tích | 73,08 km²[2] | ||
Dân số (2023) | |||
Tổng cộng | 164.228 người[2] | ||
Mật độ | 2.247 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 461[3] | ||
Biển số xe | 74-C1,AC | ||
Website | dongha | ||
Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Thành phố nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị.[4] Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanmar và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng.
Khởi thủy của Đông Hà được bắt đầu vào khoảng thế kỷ XVIII,[5] vào đầu thế kỷ XX, thành phố Đông Hà là một xóm nhỏ vắng vẻ và chỉ là một trạm trung chuyển nhỏ cho những chuyến hoả xa Bắc - Nam ghé lại chở hàng của những nhà tư bản ngươì Pháp trong đó có Manpouech, vốn là công sứ ở Xavanakhẹt, đã từ chức để theo nghiệp kinh doanh.
Khi người Pháp vận động phu phen đi mở đường nối Đông Hà lên tận sông Mêkông và đường 9 thì ông Manpouech đã lập một đoàn xe chuyên chạy tuyến này chở tài nguyên khai thác từ Lào về Đông Hà theo đường 9, xuống ga Đông Hà rồi theo tàu hoả chở hàng đến cảng Hải Phòng.
Những năm chiến tranh với Pháp, Đông Hà cũng chỉ là một thị trấn nhỏ với khoảng hơn ngàn dân. Khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải thành giới tuyến quân sự tạm thời thì Đông Hà mới trở thành vị trí tiền đồn cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thị xã lúc này đặc trưng như một khu quân sự với ngổn ngang sắc lính, xe cộ, tiếng ồn, bụi bặm, những khu vực sống xen kẽ giữa người dân và trại lính.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, thị trấn Đông Hà là một đô thị quan trọng đối với khu vực Khe Sanh, Lao Bảo. Sau năm 1975, Tỉnh Bình Trị Thiên được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên, Đông Hà trở thành thị xã, 5 phường: 1, 2, 3, 4, 5 và xã Quảng Tân.
Trong thời gian này, địa giới Đông Hà có những biến đổi theo hướng mở rộng. Ngày 18 tháng 5 năm 1981, giải thể xã Quảng Tân để sáp nhập xã này vào xã Gio Quang thuộc huyện Bến Hải.[6] Theo Quyết định số 64/HĐBT ngày 11 tháng 9 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng,[7] thị xã Đông Hà được sáp nhập thêm 8 xã: Cam An, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính và Cam Nghĩa (thuộc huyện Bến Hải) và 2 xã: Triệu Lương, Triệu Lễ (thuộc huyện Triệu Hải). Thị xã Đông Hà sau khi được mở rộng bao gồm các phường I, phường II, phường III, phường IV, phường V và các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thành, Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa, Triệu Lương, Triệu Lễ.[8]
Sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách thành ba tỉnh như trước vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, thị xã Đông Hà trở thành tỉnh lỵ Quảng Trị.[5] đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh này.[4]
Ngày 23 tháng 2 năm 1991, thành lập 2 phường: Đông Thanh (tách từ xã Cam Thanh và Đông Giang (tách từ xã Cam An).
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 328-HĐBT[9] về việc thành lập lại huyện Cam Lộ trên cơ sở 8 xã: Cam Chinh, Cam Nghĩa, Cam Tuyền, Cam Thuỷ, Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Thanh (trừ các thôn Nghĩa An, Thanh Lương chuyển về thị xã Đông Hà quản lý), Cam Giang (trừ các thôn An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì chuyển về thị xã Đông Hà quản lý) của thị xã Đông Hà.
Sau khi phân vạch, điều chỉnh địa giới, thị xã Đông Hà có 7.626 ha diện tích tự nhiên và 60.685 nhân khẩu; bao gồm 5 phường: 1, 2, 3, 4, 5; 2 xã: Triệu Lương, Triệu Lễ và 9 thôn: Nghĩa An, Thanh Lương, An Lạc, Đông Lai, Thượng Nghĩa, Đại Độ, Đình Tổ, Thượng Độ, Tây Trì.
Ngày 1 tháng 3 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/1999/NĐ-CP[10] về việc:
Ngày 13 tháng 12 năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 2285/QĐ-BXD[11] về việc công nhận thị xã Đông Hà là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Quảng Trị.
Ngày 11 tháng 8 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP[12][13] về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Đông Hà.
Thành phố Đông Hà có diện tích tự nhiên 7.306,25 ha và 93.756 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương, Đông Lễ.
Ngày 8 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 813/QĐ-TTg[1] về việc công nhận thành phố Đông Hà là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Trị.
Thành phố Đông Hà có 9 phường như hiện nay.
Thành phố Đông Hà nằm ở trung tâm tỉnh Quảng Trị, có vị trí địa lý:
Thành phố cách thủ đô Hà Nội 600 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1118 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 83 km về phía tây, cách Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng Trị 12 km.
Địa hình của Đông Hà có đặc trưng về mặt hình thể như là một mặt cầu mở rộng ra hai phía Nam, Bắc của quốc lộ 9, địa hình hơi nghiêng và thấp dần từ Tây sang Đông. Các vùng đất đồi bị chia cắt bởi nhiều đồi bát úp xen giữa là các khe.
Nhìn chung, lãnh thổ Đông Hà có gồm hai dạng địa hình cơ bản sau:[14]
Khí hậu của Đông Hà thuộc hệ khí hậu nhiệt đới ẩm với đặc trưng là gió Lào (gió Phơn Tây Nam) ở Quảng Trị nói chung và ở Đông Hà nói riêng.
Thành phố Đông Hà nằm ở khu vực đất hẹp của Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía Đông dãy núi Trường Sơn. Do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam nên tạo thành một vùng khí hậu khô, nóng. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô nóng.
Về mùa Đông, do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới tràn về đến tận đèo Hải Vân vì vậy ở khu vực Đông Hà có mùa đông tương đối lạnh so với các vùng phía nam. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất từ 9 đến 10 độ C. Đây cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn nhưng tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa (khoảng 80%).
Tuy nhiên số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi tháng có từ 17 đến 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ của một số cây trồng và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân ở địa phương.
Khu vực Đông Hà còn chịu ảnh hưởng của bão. Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7, 8, 9 và 10.
Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và gió mùa tây nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 9.
Nói chung, khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.[14]
Dữ liệu khí hậu của Đông Hà | |||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | Năm |
Cao kỉ lục °C (°F) | 34.6 (94.3) |
37.9 (100.2) |
39.8 (103.6) |
42.1 (107.8) |
42.0 (107.6) |
41.4 (106.5) |
39.7 (103.5) |
39.4 (102.9) |
38.9 (102.0) |
34.9 (94.8) |
35.6 (96.1) |
33.0 (91.4) |
42.1 (107.8) |
Trung bình ngày tối đa °C (°F) | 22.9 (73.2) |
24.0 (75.2) |
27.1 (80.8) |
31.3 (88.3) |
33.9 (93.0) |
34.8 (94.6) |
34.6 (94.3) |
33.8 (92.8) |
31.7 (89.1) |
28.7 (83.7) |
26.0 (78.8) |
23.2 (73.8) |
29.3 (84.7) |
Trung bình ngày °C (°F) | 19.6 (67.3) |
20.5 (68.9) |
22.7 (72.9) |
25.9 (78.6) |
28.4 (83.1) |
29.8 (85.6) |
29.5 (85.1) |
28.9 (84.0) |
27.3 (81.1) |
25.3 (77.5) |
23.0 (73.4) |
20.3 (68.5) |
25.1 (77.2) |
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) | 17.5 (63.5) |
18.3 (64.9) |
20.2 (68.4) |
23.0 (73.4) |
25.0 (77.0) |
26.5 (79.7) |
26.3 (79.3) |
25.8 (78.4) |
24.5 (76.1) |
23.0 (73.4) |
20.9 (69.6) |
18.3 (64.9) |
22.5 (72.5) |
Thấp kỉ lục °C (°F) | 10.0 (50.0) |
11.2 (52.2) |
9.4 (48.9) |
15.8 (60.4) |
17.4 (63.3) |
21.5 (70.7) |
22.2 (72.0) |
22.7 (72.9) |
18.6 (65.5) |
16.9 (62.4) |
13.3 (55.9) |
9.8 (49.6) |
9.4 (48.9) |
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) | 52.9 (2.08) |
32.0 (1.26) |
35.2 (1.39) |
63.7 (2.51) |
116.8 (4.60) |
92.2 (3.63) |
81.4 (3.20) |
159.6 (6.28) |
400.6 (15.77) |
629.7 (24.79) |
402.4 (15.84) |
189.7 (7.47) |
2.256,2 (88.82) |
Số ngày giáng thủy trung bình | 14.0 | 11.4 | 11.3 | 10.0 | 10.8 | 7.8 | 8.1 | 11.0 | 15.9 | 20.4 | 20.0 | 18.4 | 159.1 |
Độ ẩm tương đối trung bình (%) | 74.8 | 76.4 | 70.8 | 64.1 | 57.8 | 53.2 | 51.0 | 55.5 | 65.0 | 73.1 | 74.8 | 75.6 | 66.0 |
Số giờ nắng trung bình tháng | 95.3 | 88.9 | 123.4 | 170.2 | 228.2 | 225.1 | 227.5 | 199.1 | 161.7 | 127.9 | 94.2 | 72.2 | 1.815,1 |
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[15] |
Đất đai của Đông Hà bao gồm các loại đất chủ yếu như:[16]
Nguồn khoáng sản ở Đông Hà nhìn chung nghèo, chủ yếu gồm có đất sét làm gạch ngói nhưng trữ lượng không lớn lại phân bố rãi rác ở các phường Đông Giang, Đông Thanh, Đông Lương và phường 2. Việc khai thác không thể thực hiện trên diện rộng và có quy mô lớn.
Một số cuộc nghiên cứu và khảo sát cho biết trên đất Đông Hà có quặng sắt ở đồi Quai Vạc (km 6 và km 7), sắt ở đường 9 (gần trung tâm thành phố).[16]
Thành phố Đông Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên thành phố.
Ngoài nguồn nước từ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sòng và hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đông Hà còn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thủy sản như: hồ Trung Chỉ, hồ Khe Mây, hồ Nam Hào, hồ Đại An, hồ Khe Sắn. Đông Hà còn là nơi có sông Cam Lộ chảy qua.
Hệ thống hồ đập ở thành phố là tiềm năng lợi thế để đầu tư xây dựng hình thành các cụm điểm vui chơi, nghỉ ngơi giải trí theo hướng hệ lâm viên dịch vụ sinh thái.
Nước dưới đất vùng Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lỗ hổng và các tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lỗ hổng và các tầng chứa nước khe nứt.
Vùng trung tâm thành phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại ở vùng đất trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
Không có nguồn nước ngầm mạch sâu ở khu vực nội thị nhưng có thể khai thác nguồn nước ngầm mạch sâu cách trung tâm thị xã 12 km về phía đông bắc, với công suất 15.000m³/ngày (tại huyện Gio Linh), trữ lượng nước tương ứng với cấp C1 là 19.046m³/ngày, cấp C2= 98.493m³/ngày. Lưu lượng giếng khoan từ 15 đến 191/s, tổng độ khoáng hoá 80 đến 280 mg/l.
Thành phố Đông Hà không tiếp giáp với bờ biển, các con sông có lưu vực nhỏ nên tiềm năng đánh bắt tự nhiên không đáng kể. Hiện tại, thành phố đang phát triển chuyển đổi cơ cấu đất đai một số vùng để phát triển nuôi trồng thủy sản, đây cũng là một trong những định hướng có khả năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 151,7 ha với bình quân tổng sản lượng thủy sản khai thác hàng năm là 471 tấn.[16]
Trước đây diện tích rừng tự nhiên của Đông Hà khá lớn với nhiều chủng loại gỗ quý và động vật cũng tương đối phong phú. Nhưng do hậu quả chiến tranh, chất độc hoá học đã tàn phá và nạn khai khai thác rừng bừa bãi đã cạn kiệt tài nguyên rừng.
Hệ thống rừng ở Đông Hà chủ yếu hiện nay là rừng trồng và rừng tái sinh. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa về kinh tế còn là góp phần tích cực vào việc điều hoà khí hậu, giữ gìn nguồn nước chống xói mòn và tạo cảnh quan du lịch sinh thái.
Thành phố Đông Hà có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, Đông Giang, Đông Lễ, Đông Lương, Đông Thanh.
Hiện nay, Đông Hà là 1 trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc (cùng với Bắc Ninh, Dĩ An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ Sơn và Vĩnh Long). Đồng thời đây cũng là thành phố duy nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ đặt tên phường bằng số.
Chợ Đông Hà có quy mô lớn nhất ở tỉnh Quảng Trị và là trung tâm đầu mối, nơi diễn ra những hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật của cả tỉnh.
Ngoài ra, tỉnh còn có siêu thị Quảng Hà, là mô hình siêu thị đầu tiên của tỉnh lỵ đi vào hoạt động, hiện nay Đông Hà đã có nhiều chuỗi cửa hàng, siêu thị hoạt động. Đông Hà còn có làng hoa An Lạc (khu phố 3, phường Đông Giang), là làng hoa lớn nhất ở Quảng Trị chuyên cung cấp hoa tết, nhất là hoa cúc.
Thành phố Đông Hà có diện tích tự nhiên 72,95 km², dân số là 84.157 người, mật độ dân số là 1.153 người/km².
Thành phố Đông Hà có diện tích 73,06 km², dân số năm 2019 là 95.658 người, mật độ dân số đạt 1.308 người/km².
Thành phố Đông Hà có diện tích 73,08 km², dân số quy đổi năm 2020 là 202.722 người, trong đó: dân số thường trú là 100.156 người và dân số quy đổi là 102.566 người,[17] mật độ dân số đạt 2.773 người/km².
Thành phố Đông Hà có diện tích 73,08 km², dân số năm 2023 là 164.228 người. Dân số thường trú là 102.478 người và dân số quy đổi là 61.750 người. Mật độ dân số đạt 2.247 người/km².[2]
Đông Hà là một đầu mối cho các tuyến du lịch bằng đường bộ của du khách Lào và Thái Lan qua tham quan miền Trung Việt Nam. Đông Hà là nơi lưu trú của du khách thăm các chiến trường cũ như: đường 9 Khe Sanh, cầu Hiền Lương, địa đạo Vịnh Mốc, Thành cổ Quảng Trị.
Đông Hà nằm ở nơi giao cắt của đường 9 và Quốc lộ 1. Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua thành phố, ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ được xây ở huyện Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc.
Đây cũng là địa phương có tuyến Đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn đi qua.
Vùng đất Đông Hà được có nhiều cảnh quan đẹp với những đồi núi, sông ngòi, rừng cây và địa hình đa dạng. Đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thành một đô thị có một nét đặc trưng riêng vừa mang tính lịch sử truyền thống vừa có tính hiện đại theo xu thế hội nhập, giao lưu, hợp tác, phát triển với cả nước, khu vực và quốc tế.
Môi trường hiện tại của thành phố Đông Hà là cơ bản trong lành. Ô nhiễm môi trường chưa gây ảnh hưởng đáng kể trên phạm vi rộng và đe doạ trực tiếp đến sức khoẻ của cộng đồng.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, hoạt động sản xuất ngày càng phát triển, trong khi cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh nên tình trạng ô nhiễm cục bộ đã xuất hiện ở một số nơi như: điểm nút các tuyến giao thông, các trung tâm thương mại, vùng phụ cận, các xí nghiệp, nhà máy bắt đầu có những dấu hiệu đáng quan ngại, nhất là vấn đề nước thải, rác thải.
Hệ thống cống rãnh thoát nước đô thị chưa được hoàn thiện, nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn tình trạng thoát tự do qua các khe mương tự nhiên và dẫn ra các con sông, khe suối, hồ đập tự nhiên... gây ô nhiễm cục bộ ở các khu dân cư, nồng độ BOD, COD, các chỉ tiêu vi sinh ở các cống thoát, ao hồ nội thị đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 100 đến 500 lần.
|
|
|
|
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên autogenerated3