Lao Bảo
|
||
---|---|---|
Thị trấn | ||
Thị trấn Lao Bảo | ||
Một con đường ở thị trấn Lao Bảo | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Bắc Trung Bộ | |
Tỉnh | Quảng Trị | |
Huyện | Hướng Hóa | |
Trụ sở UBND | 10 Nguyễn Huệ, khu phố Tây Chín | |
Thành lập | 1/8/1994[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 16°37′03″B 106°36′04″Đ / 16,617429°B 106,601136°Đ | ||
| ||
Diện tích | 17,17 km²[2] | |
Dân số (2020) | ||
Tổng cộng | 12.862 người[2] | |
Mật độ | 749 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 19432[3] | |
Lao Bảo là một thị trấn biên giới thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.
Thị trấn Lao Bảo là đô thị biên giới nằm tại phía tây tỉnh Quảng Trị, cách thành phố Đông Hà 83 km, cách thị trấn Khe Sanh 20 km về phía tây, có vị trí địa lý:
Thị trấn có diện tích 17,17 km², dân số năm 2020 là 12.862 người, mật độ dân số đạt 749 người/km².[2]
Thị trấn Lao Bảo cách thành phố Đông Hà theo đường Quốc lộ 9 đi về hướng Nam Lào hơn 80 km. Thị trấn có khoảng 9 km đường biên giới Việt Nam – Lào, trong đó có một đoạn là dòng sông Xê Pôn (một phụ lưu của sông Mê Kông), bên kia biên giới là tỉnh Savannakhet.
Địa hình tự nhiên của Lao Bảo có sông Xê Pôn ngăn cách biên giới giữa hai nước Lào- Việt.
Thị trấn Lao Bảo được chia thành 11 khu phố: An Hà, Cao Việt, Duy Tân, Ka Tăng, Ka Túp, Khe Đá, Tân Kim, Tây Chín, Trung Chín, Vĩnh Đông, Xuân Phước.[4]
Thị trấn Lao Bảo được thành lập vào ngày 1 tháng 8 năm 1994 theo Quyết định số 79-CP của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Tân Phước.[1][5]
Ngày 12 tháng 11 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định 219/1998/QĐ-TTg về Quy chế khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo[6]. Quy chế này được sửa đổi, bổ sung vào ngày 11 tháng 1 năm 2002 theo Quyết định số 08/2002/QĐ-TTg.[7]
Sau đó, ngày 12 tháng 1 năm 2005, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 11/2005/QĐ-TTg về Quy chế Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo.[8]
Thị trấn Lao Bảo có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: Nhà tù Lao Bảo, căn cứ Khe Sanh, căn cứ làng Vây, sân bay Tà Cơn, suối La La, sông Xê Pôn,... nhiều bản làng dân tộc, nơi hội tụ các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều cùng với cảnh quan thiên nhiên đẹp như: hồ Tân Độ, hồ Rào Quán, hồ Khe Sanh, hồ công viên Lao Bảo, suối La La, thác Ồ Ồ,...[2]