Năm 1932, bà bắt đầu tham gia phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương[1], thường canh giữ cho cha trong các cuộc họp bí mật.[4] Tháng 3 năm 1938, bà theo bác gái Lê Thị Quế vào Huế gây dựng cơ sở hiệu buôn nước mắm An Long.[5] Tháng 5 năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi mới 17 tuổi.[6] Sau đó, bà trở về Quảng Trị hoạt động.[7][8][9][10]
Tháng 10 năm 1940, theo chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Trị, Phủ ủy Triệu Phong và Huyện ủy Cam Lộ tổ chức rải truyền đời kêu gọi người dân hưởng ứng khởi nghĩa Bắc Sơn, đánh đuổi phát xít Nhật và thực dân Pháp. Chính quyền thực dân tiến hành khủng bố trong ba tháng, phần lớn các cơ sở Đảng bị phá hủy, gần như tất cả các đồng chí trong Huyện ủy Cam Lộ đều bị bắt, chỉ có bà là chạy thoát. Để truy lùng tung tích của bà, thực dân Pháp đã tra tấn cha bà (đang bị đày ở nhà tù Lao Bảo) đến chết.[1][11]
Tháng 8 năm 1941, bà tham dự Hội nghị Tỉnh ủy ở làng An Nha (Gio Linh) với tư cách là cán bộ của Tỉnh ủy.[12] Trong hội nghị này, bà cùng Đặng Thí, Bùi Trung Lập được bổ sung vào Tỉnh ủy Quảng Trị, phụ trách địa bàn Hải Lăng.[1][13] Từ tháng 5 năm 1942, trước sự khủng bố, vây quét của chính quyền thực dân, Xứ ủy Trung Kỳ và nhiều cơ sở các cấp bị vỡ. Các thành viên trong Tỉnh ủy Quảng Trị là Trương An, Lê Chưởng, Trương Hoàn, Đặng Thí, Bùi Trung Lập, Trần Thị Biền lần lượt bị bắt, Trần Xuân Miên và Nguyễn Đức Thưởng chuyển sang địa bàn khác để tìm cách tái lập Xứ ủy. Tháng 8, Tỉnh ủy Quảng Trị được củng cố với các Tỉnh ủy viên Lê Thị Diệu Muội (Bí thư lâm thời), Cổ Văn Em, Thao, Hồ Văn Xích.[14] Bà trở thành Bí thư Tỉnh ủy khi mới hai mươi tuổi.
Ngày 21 tháng 11, bà bị bắt ở huyện Triệu Phong, tiếp đó là toàn bộ các Tỉnh ủy viên.[15] Cuối năm 1942, bà bị kết án 20 năm tù khổ sai, 20 năm quản thúc, lưu đày ở nhà tù Quy Nhơn.[1] Tháng 3 năm 1945, tận dụng thời điểm Nhật đảo chính Pháp, bà cùng nhiều đồng chí vượt ngục, trở về quê nhà tiếp tục hoạt động.[16]
Cách mạng Tháng Tám thành công, bà được cử làm Phó Chủ nhiệm Việt Minh tỉnh Quảng Trị.[1] Tháng 10 năm 1945, quân Pháp mở cuộc tấn công vào tỉnh Quảng Trị, bà là Trưởng đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Quảng Trị mang quà của người dân ra tiền tuyến để trao cho các chiến sĩ.[17] Tháng 12, bà được bầu làm Bí thư Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị (đến tháng 11 năm 1946),[18] Ủy viên Ban Cán sự Bình Trị Thiên của Xứ ủy.[19]
Chồng bà là Thiếu tướng Lê Chưởng (1914–1973), đồng hương và cũng là đồng chí ở Tỉnh ủy Quảng Trị từ trước năm 1945.[31][32] Ông Chưởng cũng từng làm Bí thư Tỉnh ủy và Thứ trưởng trong Chính phủ.[33][34]
^Nguyễn Trọng Tân (6 tháng 8 năm 2014). “Lê Thế Vỹ - Một tấm lòng son”. Tạp chí Cửa Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
^Nguyễn Thị Thu Hà (18 tháng 6 năm 2021). “Đồng chí Vũ Soạn - Người cộng sản mẫu mực”. Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Quảng Trị. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
^Luân Dũng (22 tháng 5 năm 2016). “Cử tri 107 tuổi đi bầu cử”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
^Trần Tiệu (13 tháng 5 năm 2011). “Chính ủy Lê Chưởng”. Báo Quân đội nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
^“Tin buồn”. Báo Quân đội nhân dân. 5 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2023.
Trong truyền thuyết trò chơi YGGDRASIL, Cây Thế giới từng được bao phủ bởi vô số chiếc lá, nhưng một ngày nọ, một con quái vật khổng lồ xuất hiện và ăn tươi nuốt sống những chiếc lá này