Lê Thị Nguyệt

Lê Thị Nguyệt (sinh ngày 2 tháng 6 năm 1963) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà từng là Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phụ trách vấn đề kiến nghị của cử tri.

Bà từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 14, khóa 13, khóa 12, thuộc đoàn đại biểu Vĩnh Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 14, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa.[1]

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Thị Nguyệt sinh ngày 2 tháng 6 năm 1963, người dân tộc Kinh, không theo tôn giáo nào, quê quán tại xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Theo thông tin đại biểu Quốc hội khóa 12 thì bà có quê quán ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.

Lê Thị Nguyệt là Cử nhân Luật, Thạc sĩ Chính trị.

Lê Thị Nguyệt còn có bằng Cao đẳng sư phạm ngữ văn.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3 tháng 2 năm 1985, Lê Thị Nguyệt gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sau đó bà học tập và có bằng Cao cấp lý luận chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Lê Thị Nguyệt là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12 tỉnh Vĩnh Phúc, kiêm Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 12.[2]

Lê Thị Nguyệt là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 12, khóa 13 và khóa 14 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt Nam khóa 14, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Nicaragoa.

Ngày 24 tháng 9 năm 2021, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình đã trao Nghị quyết số 383/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều động bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội khóa XIV về nhận công tác tại Ban Dân nguyện, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.[3]

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, bà nghỉ hưu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Danh sách Đại biểu Quốc hội khóa XIII”. Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ a b “ĐBQH khóa 12 Lê Thị Nguyệt”. Đại biểu Quốc hội Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2019.
  3. ^ “Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều động, bổ nhiệm nhân sự mới”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Giả thuyết: Câu chuyện của Pierro - Quan chấp hành đầu tiên của Fatui
Nếu nhìn vào ngoại hình của Pierro, ta có thể thấy được rằng ông đeo trên mình chiếc mặt nạ có hình dạng giống với Mặt nạ sắt nhuốm máu
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Một số thông tin đáng lưu ý về tính chuẩn xác khi nói về Lôi Thần của Inazuma - Raiden Ei
Vị thần của vĩnh hằng tuy vô cùng nổi tiếng trong cộng đồng người chơi, nhưng sự nổi tiếng lại đi kèm tai tiếng
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Sự thật về Biểu tượng Ông Công, Ông Táo
Cứ mỗi năm nhằm ngày 23 tháng Chạp, những người con Việt lại sửa soạn mâm cơm "cúng ông Công, ông Táo"
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Download Atri - Những hồi ức thân thương của tôi Việt hóa
Ở một tương lai xa xăm, sự dâng lên đột ngột và không thể lí giải của mực nước biển đã nhấn chìm hầu hết nền văn minh của nhân loại xuống đáy biển sâu thẳm