Lê Văn Minh (thẩm phán)

Lê Văn Minh
Chức vụ
Nhiệm kỳ26 tháng 6 năm 2015 – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Nhiệm kỳ26 tháng 6 năm 2015 – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh30 tháng 11, 1964 (60 tuổi)
Nghề nghiệpthẩm phán
Học vấnThạc sĩ Luật học
Quê quánYên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Lê Văn Minh (sinh ngày 30 tháng 11 năm 1964)[1] là một thẩm phán người Việt Nam. Ông hiện là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao của Việt Nam, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Lê Văn Minh sinh ngày 30 tháng 11 năm 1964, quê quán tại xã Yên Thái, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.[2] Ông có trình độ Thạc sĩ Luật học.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4 năm 2010, ông được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.[4]

Từ tháng 4 năm 2010 đến ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông tham gia xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm án hành chính, dân sự, kinh tế được 30 vụ án, chủ tọa 6 vụ, và chưa tham gia xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm án hình sự, chưa có thời gian tham gia xét xử tại Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm.[4]

Chiều ngày 20 tháng 2 năm 2014, ông là một trong ba người được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đề cử làm thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (hai người kia là Lý Khánh HồngNguyễn Anh Tiến), nhưng bị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội bác với lí do ông chưa phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã được Quốc hội phê chuẩn.[4]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình về việc bổ nhiệm ông làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, với tỉ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn là 88,66% (470 phiếu hợp lệ - 2 phiếu không hợp lệ; 438 phiếu đồng ý – 32 phiếu không đồng ý[3]).[5] Lúc này ông đang là Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Khoa học xét xử Tòa án Nhân dân Tối cao.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Anh Chi (ngày 26 tháng 6 năm 2015). "Bổ nhiệm 15 Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao". Báo Nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ "Thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân TPHCM". Tòa án nhân dân TPHCM. ngày 29 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2019.
  3. ^ a b Ngọc Quang (ngày 26 tháng 6 năm 2015). "Công bố kết quả bầu Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao". Báo điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ a b c Thành Nam (ngày 21 tháng 2 năm 2014). "UB Tư pháp Quốc hội "bác" đề xuất của Chánh án TANDTC". Báo Infonet. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ V. V. Thành (ngày 26 tháng 6 năm 2015). "Quốc hội phê chuẩn 15 thẩm phán tòa án nhân dân tối cao". Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Một tip nhỏ về Q của Bennett và snapshot
Nhắc lại nếu có một vài bạn chưa biết, khái niệm "snapshot" dùng để chỉ một tính chất đặc biệt của kĩ năng trong game
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Ngoại trừ sự sống và cái chết, mọi thứ đều là phù du
Bạn có biết điều bất trắc là gì không ? điều bất trắc là một cuộc chia tay đã quá muộn để nói lời tạm biệt
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Nhân vật Manabu Horikita - Class room of the Elite
Manabu Horikita (堀ほり北きた 学まなぶ, Horikita Manabu) là một học sinh của Lớp 3-A và là cựu Hội trưởng Hội học sinh
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Yoimiya tệ hơn các bạn nghĩ - Genshin Impact
Để cân đo đong đếm ra 1 char 5* dps mà hệ hỏa thì yoi có thua thiệt