Lý Tòng Bá

Lý Tòng Bá
Chức vụ

Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh
Nhiệm kỳ11/1974 – 4/1975
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tư lệnh phó

Tham mưu trưởng
-Đại tá Trương Thắng Chức
-Đại tá Bùi Hữu Khiêm
Tiền nhiệm-Đại tá Nguyễn Hữu Toán
Kế nhiệm-Sau cùng
Vị tríQuân khu III

Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết Giáp
Nhiệm kỳ10/1972 – 11/1974
Cấp bậc-Chuẩn tướng
Tiền nhiệm-Đại tá Phan Hòa Hiệp
Kế nhiệm-Trung tướng Nguyễn Văn Toàn
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh
Nhiệm kỳ1/1972 – 10/1972
Cấp bậc-Đại tá
-Chuẩn tướng (5/1972)
Tiền nhiệm-Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh
Kế nhiệm-Đại tá Trần Văn Cẩm
Vị tríQuân khu II

Tư lệnh phó Quân đoàn II
Đặc trách Bình định và Phát triển
Nhiệm kỳ1/1971 – 1/1972
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríVùng 3 chiến thuật

Chánh sở Thanh tra
thuộc Tổng Thanh tra QLVNCH
tại Bộ Tổng Tham mưu
Nhiệm kỳ4/1968 – 1/1971
Cấp bậc-Đại tá
Vị tríBiệt khu Thủ đô

Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng
Tiểu khu Bình Dương
Nhiệm kỳ10/1965 – 4/1968
Cấp bậc-Trung tá
-Đại tá (11/1965)
Kế nhiệm-Trung tá Nguyễn Văn Tư
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Chỉ huy Trung đoàn 1 Thiết Giáp
Nhiệm kỳ10/1964 – 4/1968
Cấp bậc-Trung tá
Tiền nhiệm-Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp
Kế nhiệm-Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp
Vị tríVùng 3 chiến thuật
Chỉ huy Trung đoàn 2 Thiết Giáp
Nhiệm kỳ12/1961 – 10/1964
Cấp bậc-Thiếu tá (12/1961)
-Trung tá (10/1964)
Tiền nhiệm-Trung tá Lâm Quang Thơ
Vị tríVùng 4 chiến thuật
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Hoa Kỳ
 Việt Nam Cộng hòa
Sinh14 tháng 11 năm 1931
Long Xuyên, Việt Nam
Mất22 tháng 2 năm 2015 (84 tuổi)
Nevada, Hoa Kỳ
Nguyên nhân mấtTuổi già
Nơi ởLas Vegas, Nevada, Hoa Kỳ
Nghề nghiệpQuân nhân
Dân tộcKinh
VợChung Bạch Vân
Họ hàngChung Bá Vạng (ông nội của vợ)
Lý An Phước (anh)
Lý An Hải (anh)
Lý Thị Thọ (chị)
Lý Thị Dương (chị)
Lý An Lợi (em)
Lý An Lộc (em)
Lý Tòng Tâm (em)
Lý Tòng Tôn (em)
Lý Tòng Hiếu (em)
Lý Thị Kim Đính (em)
Con cái3 người con (2 trai, 1 gái)
Lý Tòng Tân
Lý Bạch Phượng
Lý Tòng Châu
Học vấnTú tài bán phần
Alma mater-Trường Thiếu sinh quân Đông Dương, Vũng Tàu
-Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt
-Trường Kỵ binh Saumur, Pháp
-Trường Lục quân Fort Knox, Hoa Kỳ.
Quê quánNam Kỳ
Binh nghiệp
Thuộc Quân lực VNCH
Phục vụ
Năm tại ngũ1951-1975
Cấp bậc Chuẩn tướng
Đơn vị Binh chủng Thiết giáp
Sư đoàn 23 Bộ binh
Sư đoàn 25 Bộ binh
Chỉ huy Quân đội Quốc gia
Quân lực VNCH
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởng B.quốc H.chương IV[1]

Lý Tòng Bá (1931 – 2015), nguyên là một tướng lĩnh gốc Kỵ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Chuẩn tướng. Ông xuất thân từ những khóa đầu ở trường Võ bị Quốc gia do Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra tại nam Cao nguyên Trung phần. Sau khi tốt nghiệp ông được chọn vào đơn vị Thiết giáp và ông đã phục vụ ở Binh chủng này lên đến chức vụ Chỉ huy trưởng. Trong thời gian tại ngũ, ông cũng được chuyển nhiệm vụ sang lĩnh vực Hành chánh (Tỉnh trưởng) kiêm Quân sự (Tiểu khu trưởng). Ông là Tư lệnh sau cùng của Sư đoàn 25 Bộ binh, đơn vị cuối cùng chiến đấu bảo vệ mặt phía bắc Sài Gòn trước khi thất thủ.

Tiểu sử & Binh nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 14 tháng 11 năm 1931 trong một gia đình khá giả ở quê ngoại tại làng Bình Đức, tỉnh Long Xuyên (nay thuộc tỉnh An Giang), miền Nam Việt Nam. Quê nội của ông ở quận Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Từ năm 1937, ông là học sinh trường Tiểu học Long Xuyên, rồi trường Trung học Collège Cần Thơ[2] theo chương trình Pháp. Năm 1947, ông tốt nghiệp với văn bằng Thành chung. Tháng 8 năm 1948, ông trúng tuyển theo học trường Thiếu sinh quân Đông Dương ở Cap Saint Jacques, Vũng Tàu. Ngoài chương trình quân sự học đường, ông còn được học chương trình phổ thông Trung học Đệ nhị cấp. Năm 1950, ông tốt nghiệp với chứng chỉ tương đương văn bằng Tú tài bán phần (Part I).

Quân đội Quốc gia Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1951, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, mang số quân: 51/121.307. Theo học khóa 6 Đinh Bộ Lĩnh tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt, khai giảng ngày 1 tháng 12 năm 1951. Ngày 1 tháng 10 năm 1952 mãn khóa tốt nghiệp Thủ khoa với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Ngay sau khi ra trường, ông được tuyển chọn vào Thiết giáp và theo học tiếp khóa căn bản Binh chủng tại Trung tâm Huấn luyện Thiết giáp Viễn Đông của Quân đội Pháp ở Vũng Tàu kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1952 đến ngày 1 tháng 4 năm 1953.[3] Sau khi mãn khóa căn bản Thiết giáp, ông được cử giữ chức Trung đội trưởng Trung đội Thám thính M.8 thuộc Tiểu đoàn 7 Thám thính ở Hà Đông, Bắc Việt. Đầu năm 1954, ông được chọn làm sĩ quan Tuỳ viên cho Trung tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia. Tháng 12 cùng năm ông được thăng cấp Trung úy tại nhiệm.

Quân đội Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu năm 1955, ông trở lại Binh chủng và được cử làm Đại đội trưởng Đại đội Thám thính. Sau khi Quân đội Quốc gia được đổi tên thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa, tháng 10 cùng năm ông được chọn đi du học khóa cao cấp Thiết giáp tại trường Kỵ binh Saumur ở Pháp,[4] đến đầu tháng 1 năm 1956 mãn khóa.

Ngay sau khi mãn khóa cao cấp Thiết giáp trở về nước, ông được cử làm Chi đoàn trưởng Chi đoàn chiến xa M.8 (sau đổi thành Chi đoàn chiến xa M.24) thuộc Trung đoàn 1 Thiết giáp đồn trú ở Gò Vấp, Gia Định do Thiếu tá Hoàng Xuân Lãm làm Trung đoàn trưởng. Đầu năm 1958, ông được thăng cấp Đại úy tại nhiệm. Tháng 12 cùng năm nhận lệnh bàn giao Chi đoàn M.24 lại cho Đại úy Kha Vãng Huy,[5] để đi du học khóa căn bản và cơ khí Thiết giáp tại trường Lục quân Fort Knox, Tiểu bang Kentucky, Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1959, mãn khóa học ông về nước phục vụ tại ban Tu thư, sau đó được giao chức vụ sĩ quan Phụ tá Tiếp vận của Bộ chỉ huy Thiết giáp tại trại Trần Hưng Đạo, Bộ Tổng tham mưu.

Đầu năm 1960, ông được cử giữ chức Chỉ huy phó trường Huấn luyện Thiết giáp ở Thủ Đức do Thiếu tá Vĩnh Lộc làm Chỉ huy trưởng. Tháng 6 cùng năm, ông được biệt phái sang lĩnh vực Hành chính giữ chức vụ Phó Tỉnh trưởng Nội an kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Phước Long. Cuối năm, Thiếu tá Đỗ Văn Diễn[6] Tỉnh trưởng Phước Long trả ông trở lại Quân đội vì bị nghi ngờ ủng hộ cuộc đảo chánh ngày 11 tháng 11 năm 1960 do Đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu. Ngay sau đó ông được cử đi làm Chỉ huy phó Trung tâm Huấn luyện Cơ giới Bảo an ở Vũng Tàu do Thiếu tá Lê Đức Đạt làm Chỉ huy trưởng. Đến giữa năm 1961, ông được cử làm Đại đội trưởng Đại đội 7 Cơ giới M.113 tân lập thuộc Sư đoàn 7 Bộ binh ở Mỹ Tho (ngày 1 tháng 11 năm 1962, đơn vị này được đổi tên thành Chi đoàn 4 Thiết vận xa thuộc Trung đoàn 2 Thiết giáp đặt binh sở tại Mỹ Tho). Tháng 12 cùng năm, ông được thăng cấp Thiếu tá và được cử giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 2 Thiết giáp thay thế Trung tá Lâm Quang Thơ.

Đầu tháng 12 năm 1963, một tháng sau cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy Chiến đoàn 6 Thiết vận xa tân lập tại Mỹ Tho. Trung tuần tháng 8 năm 1964, ông được thăng cấp Trung tá. Một tháng sau, ngày 13 tháng 9, ông tham gia cuộc biểu dương Lực lượng (thực ra là một vụ đảo chính) xuất phát từ Quân khu 4 do Trung tướng Dương Văn Đức Tư lệnh Quân đoàn IV cầm đầu. Đảo chính thất bại, ông bị bắt và giam giữ tại Quân lao Gò Vấp, sau đó chuyển sang Đề lao Chí Hòa. Tháng 10 cùng năm ông bị ra Tòa án binh và Hội đồng Kỷ luật Quân đội nhưng được tha bổng và phục hồi cấp bậc. Sau đó ông được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Thiết giáp thay thế Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp.[7] Tháng 10 năm 1965, ông nhận lệnh bàn giao Trung đoàn 1 Thiết giáp lại cho Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp[8] để đi nhận chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Dương. Ngày Quốc khánh Đệ Nhị Cộng hòa 1 tháng 11 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Đại tá tại nhiệm.

Tháng 4 năm 1968, rời khỏi chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Bình Dương, ông được chuyển về Trung ương giữ chức vụ Chánh sở Thanh tra thuộc Tổng nha Thanh tra Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đầu năm 1971, ông thuyên chuyển ra Quân khu 2 được cử vào chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn II kiêm Đặc trách Chương trình Bình định & Phát triển của Quân khu 2 tại Nha Trang.

Hạ tuần tháng 1 năm 1972, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh thay thế Chuẩn tướng Võ Văn Cảnh đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn kiêm Chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ. Tháng 5 cùng năm, ông được đặc cách thăng cấp Chuẩn tướng tại nhiệm ở mặt trận do chiến tích của Sư đoàn 23 đã lập được tại chiến trường Kontum trong "Mùa hè Đỏ lửa". Tháng 10 cùng năm, ông được lệnh bàn giao Sư đoàn 23 lại cho Đại tá Trần Văn Cẩm (nguyên Tham mưu trưởng Quân đoàn II). Cùng ngày đi nhận chức vụ Chỉ huy trưởng Thiết giáp Trung ương tại Trại Phù Đổng, Gò Vấp thay thế Đại tá Phan Hòa Hiệp. Giữa năm 1973, ông được cử làm sĩ quan Tuỳ viên cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trong chuyến công du thăm viếng các Quốc gia Hoa Kỳ, Ý, Anh, Trung Hoa Quốc gia và Đại Hàn với thời gian 2 tuần lễ.

Ngày Quốc khánh 1 tháng 11 năm 1974, ông được lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Thiết giáp lại cho Trung tướng Nguyễn Văn Toàn. Sau đó đi đảm nhận chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh (bản doanh đặt tại Căn cứ Đồng Dù, Củ Chi, Hậu Nghĩa), thay thế Đại tá Nguyễn Hữu Toán[9] được cử đi làm Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam Sơn.

  • Sư đoàn 25 Bộ binh vào thời điểm tháng 4/1975, nhân sự của Bộ tư lệnh Sư đoàn được phân bổ như sau:

-Tư lệnh - Chuẩn tướng Lý Tòng Bá
-Tư lệnh phó - Đại tá Trương Thắng Chức[10]
-Tham mưu trưởng - Đại tá Bùi Hữu Khiêm[11]
-Chỉ huy Pháo binh - Trung tá Phạm Hữu Nghĩa[12]

Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông bị quân Giải phóng bắt tại làng Tân Thạnh Đông, quận Củ Chi.[13][14] Sau đó, bị tù lưu đày từ Nam ra Bắc qua các trại Quang Trung (Gia Định), Yên Bái (Hoàng Liên Sơn), Hà Nam (Hà Nam Ninh) cho đến ngày 13 tháng 2 năm 1988 mới được trả tự do.

Đầu năm 1990, ông xuất cảnh sang Mỹ theo chương trình "Ra đi có Trật tự" diện H.O do Chính phủ Hoa Kỳ bảo lãnh. Sau đó đoàn tụ với gia đình tại Las Vegas, Tiểu bang Nevada.

Ngày 22 tháng 3 năm 2015, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 84 tuổi.

Huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Huy chương Việt Nam Cộng hòa:
    – Bảo quốc Huân chương đệ tứ đẳng (ân thưởng)
    – Sáu Anh dũng Bội tinh với nhành dương liễu
    – Hai chiến thương Bội tinh.
  • Huy chương Đồng minh:
    – Huy chương Order of Sikatuva (Philippines)
    – Huy chương Silver Star with "V" Device (Hoa Kỳ)
    – Huy chương Croix de Guerre (Pháp).

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
-Tướng Lý Tòng Bá là con trai thứ 3 và người con thứ 5 trong gia đình có 11 anh chị em.
  • Bào huynh: Lý An Phước, Lý An Hải
  • Bào tỷ: Lý Thị Thọ, Lý Thị Dương
  • Bào đệ: Lý An Lợi, Lý An Lộc, Lý Tòng Tâm, Lý Tòng Tôn, Lý Tòng Hiếu
  • Bào muội: Lý thị Kim Đính
  • Phu nhân: Chung Bạch Vân (Cháu nội của cụ Chung Bá Vạng, quê ở Bạc Liêu)
  • Các con: Lý Tòng Tân, Lý Bạch Phượng và Lý Tòng Châu

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đệ tứ đẳng Huân chương Bảo quốc
  2. ^ Trường Trung học Collège Cần Thơ về sau đổi tên thành trường Trung học Phan Thanh Giản.
  3. ^ Cùng học khóa căn bản Thiết giáp với Thiếu úy Lý Tòng Bá, còn có các Thiếu úy có tên sau đây:
    Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Văn Toàn, Phan Hòa Hiệp, Trần Quang Khôi, Nguyễn Văn Tồn (Sinh năm 1923, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương) và Nhan Nhật Chương (Tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng An Xuyên).
  4. ^ Cùng đi tu nghiệp khóa Thiết giáp cao cấp tại Pháp với Trung uý Lý Tòng Bá còn có các Đại úy Nguyễn Duy HinhLê Đức Đạt, các Trung úy Trần Quang Khôi, Phan Hòa HiệpThẩm Nghĩa Bôi (Sinh năm 1923 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Đại tá Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương).
  5. ^ Đại uý Kha Vãng Huy sinh năm 1921 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Trưởng phòng Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương.
  6. ^ Thiếu tá Đỗ văn Diên tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Năm 1965 giải ngũ ở cấp Đại tá.
  7. ^ Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp sinh năm 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng Phong Dinh.
    Trong Quân lực VNCH có 2 sĩ quan cùng cấp Đại tá mang họ và tên giống nhau. Ngoài vị sĩ quan Thiết giáp nói trên, vị còn lại là sĩ quan Bộ binh Huỳnh Ngọc Diệp (Sinh năm 1930 tại Gia Định, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ).
  8. ^ Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp tái nhiệm lần thứ 2 chi huy Trung đoàn 1 Thiết giáp
  9. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định.
  10. ^ Đại tá Trương Thắng Chức (dân tộc Nùng), sinh năm 1928 tại Hải Ninh, tốt nghiệp trường Võ bị Móng Cái.
  11. ^ Đại tá Bùi Hữu Khiêm, tốt nghiệp khóa 3 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  12. ^ Trung tá Phạm Hữu Nghĩa, tốt nghiệp khóa 10 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.
  13. ^ Có nguồn dư luận cho rằng ngày 30 tháng 4, viên Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn "Tia chớp Nhiệt đới" (biệt danh của Sư đoàn 25 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa) đã cải trang thành một nhà thầu dân sự xây dựng doanh trại để lẩn ra đường cái bắt xe khách trốn về Sài Gòn. Dù vậy, ông ta vẫn bị một nữ du kích Củ Chi bắt sống khi đang nép người dưới ruộng lúa.
    Sự thật thì bà Lê Thị Sương (nguyên Chính trị viên của Đội nữ du kích Củ Chi). Bà thường được gọi là "dì Năm Sương" hoặc "dì Năm du kích". Bà Sương sống trong một ngôi nhà cấp bốn nằm phía sau ngôi chợ nhỏ có tên gọi là chợ Lô Sáu (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh) kể lại:
    - "Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh chính nghĩa, vì vậy ta phải ghi nhận lịch sử đúng và chính xác. Đúng là Lý Tòng Bá đã tháo chạy khỏi căn cứ trước áp lực quân sự của ta nhưng đích thân ông ta dẫn các sĩ quan thuộc quyền ra trình diện chứ không phải bị tôi bắt lúc lẩn trốn. Khi ra trình diện, ông ta vẫn mặc bộ quân phục nhưng đã tháo bỏ quân hàm. Khi tôi bàn giao ông ta cho bộ đội, ông ta vẫn mặc bộ đồ đó.
    Sáng sớm ngày 29 tháng 4, lực lượng Trung đoàn 48 của quân Giải phóng đánh vào sở chỉ huy của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá. Lý Tòng Bá lệnh cho thuộc hạ phản công quyết liệt. Tuy nhiên, đến trưa, không chịu nổi sức mạnh áp đảo của quân Bắc Việt, Lý Tòng Bá cùng thuộc hạ bỏ chạy khỏi sở chỉ huy. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương cùng đồng đội đã vào đến trung tâm huyện lị Củ Chi tiếp quản trụ sở hành chính của địch. Theo sự chỉ đạo từ trước, bà Năm Sương dùng xe Jeep tịch thu của chính quyền Việt Nam cộng hòa đi phát loa kêu gọi binh sĩ Việt Nam cộng hòa ra trình diện chính quyền cách mạng tại Rạp hát Củ Chi (nay là trụ sở Công an huyện Củ Chi).
    Khoảng 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, hàng trăm binh sĩ Việt Nam Cộng hòa vào rạp hát trình diện. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương trưng dụng xe quân sự vừa tịch thu của địch chở hết số sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 25 vào căn cứ Đồng Dù bàn giao cho Cục Chính trị Sư đoàn 320 của ta.
  14. ^ “Chuyện nữ du kích bắt sống Chuẩn tướng Lý Tòng Bá”..

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Hiệu ứng Brita và câu chuyện tự học
Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên "hiệu ứng Brita" chưa? Hôm nay tôi mới có dịp tiếp xúc với thuật ngữ này
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Cảm nhận về nhân vật Nico Robin
Đây là nhân vật mà tôi cảm thấy khó có thể tìm một lời bình thích hợp. Ban đầu khi tiếp cận với One Piece
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts
Neia và màn lột xác sau trận chiến bảo vệ thành Loyts, gián điệp do "Nazarick cộng" cài vào.