Binh chủng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa

Binh chủng Thiết giáp
Việt Nam Cộng hòa
Quân kỳ
Hoạt động19561975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Phân loạiChủ lực quân
Bộ phận của Bộ Tổng Tham mưu
Tên khácThiết Kỵ
Khẩu hiệuMau - Mạnh
Tham chiến- Trận Mậu Thân
- Mùa hè đỏ lửa
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
- Phan Hòa Hiệp
- Vĩnh Lộc
- Lý Tòng Bá

Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa (1955-1975) (tiếng Anh: Vietnamese Armored Cavalry Corp, VNACC) - còn gọi là Thiết Kỵ - trực thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là lực lượng xung kích tác chiến và cơ động trên các chiến trường với hỏa lực mạnh. Thường xuyên phối hợp với các đơn vị Bộ binh, Nhảy dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt động quân để giải quyết nhanh chóng trận chiến theo chiến thuật "Bộ binh tùng Thiết". Luôn luôn là một trong các thành phần tham gia những cuộc hành quân quy mô lớn (trong đó bao gồm cả thành phần Hải, Lục, Không quân và Pháo binh).

  • Bài ca chính thức: Thiết giáp binh hành khúc.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1950, Chính phủ Quốc gia Việt Nam thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam. Đã được Quân đội Liên hiệp Pháp hỗ trợ để thành lập một đơn vị Thám thính xa. Khi hiệp định Genève được ký kết chia đôi đất nước vào ngày 20 tháng 7 năm 1954. Binh chủng Thiết giáp gồm 1 Liên đoàn Thủy xa và 4 Trung đoàn Biệt lập. Năm 1955, nền Đệ Nhất Cộng hòa hình thành thì Bộ chỉ huy Thiết giáp mới được chính thức thành lập.

Bộ chỉ huy Thiết Giáp được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1955 do Trung tá Dương Ngọc Lắm làm Chỉ huy trưởng đầu tiên.

Những chiến xa đầu tiên của binh chủng đều thuộc loại M-24 Chaffees hạng nhẹ và loại M-8 cháy bánh (Đều do Quân đội Pháp để lại). Đến năm 1956, Thiết Giáp Kỵ Binh được tổ chức tiêu chuẩn hơn gồm những Trung đoàn Kỵ binh, mỗi Trung đoàn có 2 Chi đoàn được trang bị xe tăng M-3, M-8, và M-24.

Thời gian từ năm 1957-1962, Thiết kỵ chỉ giữ một vai trò khiêm nhường trên chiến trường miền Nam, vì địa hình nhiều rừng rậm và sông rạch lầy lội không thích hợp với di chuyển của Chiến xa. Tuy nhiên với nhu cầu của chiến trường, những Thiết vận xa M-113 (còn gọi là xe tăng lội nước) được đem ra áp dụng và rất hữu hiệu với các mặt trận ở đồng bằng và các cuộc hành quân ở vùng 4 chiến thuật. Sau đó các Thiết vận xa M-113 được trang bị thêm lá chắn và hỏa lực mạnh hơn để trở thành loại Thiết xa đa dụng của Binh chủng Thiết giáp (cần phân biệt chiến xa hay xe tăng có nhiệm vụ chính là dùng hỏa lực tiêu diệt địch quân, còn thiết vận xa có mục đích nguyên thủy là dùng để chở quân đổ bộ vào mục tiêu).

Năm 1964, mẫu xe tăng M-24 cũ kỹ được thay thế bằng mẫu xe tăng M-41A3 (Walker Bulldog) tối tân hơn với hỏa lực chính là đại bác 76mm và đại liên 50 cal(Đạn cỡ 12,7mm, sau thay bằng đại liên M-60 nhẹ và tác xạ nhanh hơn) (Loại này tuy bị coi là nhỏ bé chật chội đối với người tây phương cồng kềnh, nhưng đối với người Việt Nam nhỏ tác thì lại rất vừa vặn và hữu hiệu). Có 5 Chi đoàn xe tăng M-41 chẳng bao lâu đã trở thành xương sống của Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh. Cũng trong năm này, Bộ chỉ huy Thiết kỵ được lệnh giải tán vào giữa tháng 11. Sau đó 5 tháng vào ngày 15 tháng 4 năm 1965 được tái lập và đặt Bộ chỉ huy tại trại Phù Đổng, Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Gia Định.

Trong thập niên 1960, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa có ưu thế khá lớn vì quân Giải phóng miền Nam thời kỳ này chưa có xe tăng, xe thiết giáp. Đến đầu thập niên 1970, quân Giải phóng bắt đầu sử dụng các loại xe tăng T-54PT-76 (năm 1968, PT-76 xuất hiện tại Làng Vây và Khe Sanh) để yểm trợ cho bộ binh. Binh chủng Thiết giáp Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ canh tân qua chương trình Việt Nam hoá chiến tranh và được trang bị loại chiến xa tối tân hạng trung M48 Patton (trang bị hoả lực đại bác 90mm và có gắn máy ngắm hồng ngoại Xenon) để tương ứng đối đầu với xe tăng T-54 được trang bị đại bác 100mm của đối phương. Trong những cuộc hành quân lớn và quy mô như Vượt biên qua Campuchia năm 1970, Hạ Lào năm 1971 và trận chiến Mùa hè đỏ lửa năm 1972, lực lượng xe tăng và xe thiết giáp của Binh chủng Kỵ binh Việt Nam Cộng hòa đã bị thiệt hại đáng kể.

Tính đến năm 1975, lực lượng Thiết giáp Việt Nam Cộng hòa gồm có Bộ Chỉ Huy tại Trung ương và 4 Bộ Tư lệnh Lữ đoàn tại 4 Quân khu, trong đó gồm có: 3 Thiết đoàn Chiến xa M-48, 18 Thiết đoàn Kỵ binh M-113 và trong đó có 13 Chi đoàn Chiến xa M-41 được phối trí đều và thích ứng theo địa hình cho 4 vùng chiến thuật: Vùng 1, 2 và 4, mỗi vùng 5 Thiết đoàn, Vùng 3 có 6 Thiết đoàn. Ngoài ra phối trí cho các Tiểu khu, mỗi Tiểu khu có 1 Chi đội thám thính xa Cadillac Gage Commando Vehicle V-100 (di chuyển bằng bánh hơi, rất cơ động và nhanh lẹ). Một Chi đoàn gồm đủ các loại: xe tăng M-48, xe tăng M-41, xe thiết giáp M-113 và V-100 để cho khóa sinh tập huấn tại Trường huấn luyện Thiết giáp. Số còn lại thuộc dụng Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương. Tổng số là 21 Thiết đoàn, trang bị lên tới trên 2.000 xe tăng - xe thiết giáp các loại.

Sau năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu giữ được hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp của VNCH. Số xe này tiếp tục được sử dụng sau đó.

Bảng phối trí các Lữ đoàn

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Đơn vị Chủng loại Trực thuộc Họ và tên chỉ huy Cấp bậc Chú thích
Lữ đoàn 1
Quân khu 1
Nguyễn Xuân Hường[1]
Võ bị Địa phương
Trung Việt (Huế) K1[2]
Đại tá
Phối thuộc Quân đoàn I
1
Thiết đoàn 20
Chiến xa M.48
Lữ đoàn 1
Phan Công Tuấn
Trung tá
Cơ hữu Lữ đoàn
2
Thiết đoàn 17
Thiết vận xa
M.113
Chiến xa M.41
Nguyễn Viết Thạnh
3
Thiết đoàn 4
Trần Văn Minh
Thiếu tá
Phối thuộc SĐ 2 Bộ binh
4
Thiết đoàn 7
Hồ Đàn
Trung tá
Phối thuộc SĐ 1 Bộ binh
5
Thiết đoàn 11
Nguyễn Hữu Lý
Phối thuộc SĐ 3 Bộ binh
Lữ đoàn 2
Quân khu 2
Nguyễn Văn Đồng
Võ bị Đà Lạt
Đại tá
Phối thuộc Quân đoàn II
6
Thiết đoàn 21
Chiến xa M.48
Lữ đoàn 2
Nguyễn Cung Vinh
Võ bị Đà Lạt K18[3]


Nguyễn Chinh Phu





Trung tá


Thiếu Tá

Cơ hữu Lữ đoàn
7
Thiết đoàn 3
Thiết vận xa
M.113
Chiến xa M.41
Nguyễn Văn Triết
Thiếu tá
8
Thiết đoàn 19
Hoàng Kiều
9
Thiết đoàn 8
Nguyễn Văn Đêm
Phối thuộc SĐ 23 Bộ binh
10
Thiết đoàn 14
Lương Chí[4]
Võ bị Đà Lạt K10
Kiêm Lữ đoàn phó
Đại tá
Phối thuộc SĐ 22 Bộ binh
Lữ đoàn 3
Quân khu 3
Trần Quang Khôi
Võ bị Đà Lạt K6
Chuẩn tướng
Phối thuộc Quân đoàn III
11
Thiết đoàn 22
Chiến xa M.48
Lữ đoàn 3
Nguyễn Văn Liên
Trung tá
Cơ hữu Lữ đoàn
12
Thiết đoàn 15
Thiết vận xa
M.113
Chiến xa M.41
Đỗ Đức Thảo
13
Thiết đoàn 18
Nguyễn Đức Dương
Võ khoa Thủ Đức K5p
(Khóa 11B Trừ bị Đà Lạt)
14
Thiết đoàn 1
Nguyễn Minh Tánh
Võ khoa Thủ Đức K5[5]
Phối thuộc SĐ 5 Bộ binh
15
Thiết đoàn 10
Huỳnh Kiêm Mậu
Phối thuộc SĐ 25 Bộ binh
16
Thiết đoàn 5
Trần Văn Nô
Phối thuộc SĐ 18 Bộ binh
Lữ đoàn 4
Quân khu 4
Trần Ngọc Trúc[6]
Võ khoa Thủ Đức K2
Đại tá
Phối thuộc Quân đoàn IV
17
Thiết đoàn 12
Thiết vận xa
M.113
Lữ đoàn 4
Phạm Hữu Tường
Trung tá
Cơ hữu Lữ đoàn
18
Thiết đoàn 16
Lê Văn Thành
19
Thiết đoàn 2
Nguyễn Văn Việt Tân
Phối thuộc SĐ 9 Bộ binh
20
Thiết đoàn 6
Ngô Đức Lâm
Thiếu tá
Phối thuộc SĐ 7 Bộ binh
21
Thiết đoàn 9
Trần Hữu Thành
Võ khoa Thủ Đức K10
Trung tá
Phối thuộc SĐ 21 Bộ binh

Bộ Chỉ huy Binh chủng Thiết giáp tháng 4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chức danh Chỉ huy và Tham mưu sau cùng
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Nguyễn Văn Toàn
Võ bị Đà Lạt K5
Trung tướng
Chỉ huy trưởng
Kiêm Tư lệnh Quân đoàn III
2
Thẩm Nghĩa Bôi[7]
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chỉ huy phó
3
Lương Bùi Tùng[8]
Võ khoa Nam Định[9]
Phụ tá Chỉ huy trưởng
4
Nguyễn Đức Dung
Võ khoa Thủ Đức K5
Tham mưu trưởng
5
Huỳnh Văn Tám
Chỉ huy trưởng
Trường Thiết giáp

Tư lệnh các Lữ đoàn Kỵ binh từ khi thành lập

[sửa | sửa mã nguồn]
Đơn vị Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại nhiệm Chú thích
Lữ đoàn 1
1
Phan Hòa Hiệp
Võ bị Địa phương
Trung Việt Huế K1
Chuẩn tướng
1971
Sau cùng là Chuẩn tướng Tổng trưởng Thông tin
2
Nguyễn Trọng Luật[10]
Võ khoa Thủ Đức K1
Đại tá
1971-1972
Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac
3
Trần Tín
1972
4
Vũ Quốc gia[11]
Võ khoa Thủ Đức
1972-1974
Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Phú Yên
5
Nguyễn Xuân Hường
1974-1975
Tư lệnh cuối cùng
Lữ đoàn 2
1
Nguyễn Đức Dung
Võ bị Đà Lạt K5
1971-1973
Năm 1973-1974, giữ chức vụ Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Pleiku. Năm 1974-1975, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương
2
Nguyễn Văn Đồng
1973-1975
Tư lệnh cuối cùng
Lữ đoàn 3
1
Trần Quang Khôi
1970-1971
Tư lệnh lần thứ nhất
2
Nguyễn Kim Định
Võ khoa Thủ Đức K5
1971-1973
3
Trần Quang Khôi
1973-1975
Tư lệnh lần thứ hai. Thăng cấp Chuẩn tướng năm 1974
Lữ đoàn 4
1
Vũ Quốc gia
1969-1972
2
Nguyễn Văn Của[12]
Võ khoa Thủ Đức K3
1972-1974
Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Bình Dương
3
Trần Ngọc Trúc
1974-1975
Tư lệnh cuối cùng

Chỉ huy trưởng Trường Thiết giáp qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại nhiệm Chú thích
1
Hoàng Đôn Thận
Võ bị Đà Lạt k5
Thiếu tá[13]
1955-1956
Giải ngủ ở cấp Thiếu tá
2
Trần Văn Ái
1956
Giải ngũ ở cấp Trung tá
3
Nguyễn Duy Hinh
Võ khoa Nam Định
Đại úy
1956-1957
Sau cụng là Thỉếu tướng
4
Lương Bùi Tùng
1957-1959
Sau cùng là Đại tá
5
Vĩnh Lộc
Võ bị Lục quân Pháp
Thiếu tá
1959-1961
Sau cùng là Trung tướng
6
Dương Văn Đô[14]
Võ khoa Nam Định
Đại úy
1961-1963
Sau cùng là Đại tá
7
Nguyễn Văn Toàn
Thiếu tá
1963-1964
Sau cùng là Trung tướng
8
Lâm Quang Thơ
Võ bị Đà Lạt K3
Trung tá
1964-1965
Sau cùng là Thiếu tướng
9
Nguyễn Tuấn[15]
Võ khoa Thủ Đức K1
1965-1968
Toàn gia đình Trung tá Nguyễn Tuấn bị VC sát hại ở Tết Mậu thân (trừ một người con trai), Trung tá Nguyễn Tuấn được truy thăng cấp Đại tá. Người con trai còn sống là Nguyễn Từ Huấn sau 1975 theo chú ruột là Đại tá Nguyễn Tú di tản sang Hoa Kỳ định cư, đến tuổi thành niên ông Nguyễn Từ Huấn gia nhập Quân chủng Hải quân Hoa Kỳ, năm 2019 được vinh thăng Phó Đề đốc (chuẩn tướng) Hải quân Hoa Kỳ.
10
Nguyễn Quang Nguyên[16]
Võ khoa Nam Định
1968-1969
Sau cùng là Trung tá
11
Trần Tín
1969-1972
Sau cùng là Đại tá
12
Trần Văn Tỷ[17]
Võ bị Đà Lạt K10
Đại tá
1972-1973
13
Huỳnh Văn Tám
1973-1975

Chỉ huy trưởng Binh chủng Thiết giáp qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Dương Ngọc Lắm
Võ bị Liên quân
Viễn Đông Đà Lạt
Trung tá[13]
03/1955-05/1957
Sau cùng là Thiếu tướng Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn. Giải ngũ năm 1964
2
Hoàng Xuân Lãm
Võ bị Đà Lạt K3
05/1957-06/1959
Sau cùng là Trung tướng Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
3
Nguyễn Văn Thiện
Võ khoa Thủ Đức K2
Thiếu tá
06/1959-12/1963
Sau cùng giữ chức vụ Tư lệnh Biệt khu Quảng-Đà (Quảng Nam và Đà Nẵng). Tử nạn mất tích trên phi cơ A.37 sau khi thăng cấp Chuẩn tướng được 2 ngày
4
Vĩnh Lộc
Đại tá
12/1963-02/1964
Sau cùng là Trung tướng Tổng tham mưu trưởng 1 ngày (28/4/1975)
5
Nguyễn Đình Bảng[18]
Võ bị Đà Lạt K5
Trung tá
02/1964-11/1964
Xử lý thường vụ đến ngày Bộ Tư lệnh Thiết giáp tạm giải tán 5 tháng. Sau cùng là Đại tá Thị trưởng Cam Ranh (Trước nhiệm kỳ của Đại tá Trần Công Liễu)
6
Lâm Quang Thơ
04/1965-09/1965
Khi Bộ Tư lệnh Thiết giáp tái thành lập. Sau cùng là Thiếu tướng CHT Trường Võ bị Đà lạt
7
Lương Bùi Tùng
09/1965-02/1969
Sau cùng là Đại tá.
8
Dương Văn Đô
Võ khoa Nam Định
02/1969-09/1969
Chỉ huy trưởng lần 1
9
Phan Hòa Hiệp
Đại tá
09/1969-02/1972
Sau cùng là Chuẩn tướng Trưởng ban Quân sự 2 bên
10
Nguyễn Văn Toàn
Thiếu tướng
02/1972-05/1972
Chỉ huy Trưởng lần 1
11
Dương Văn Đô
Đại tá
05/72-10/1972
Chỉ huy Trưởng Lần 2.
12
Lý Tòng Bá
Võ bị Đà Lạt K6
Chuẩn tướng
10/1972-11/1974
13
Nguyễn Văn Toàn
Trung tướng
11/1974-04/1975
Chỉ huy Trưởng lần 2
14 Nguyễn Chinh Phu Thiếu Tá 03/1975-04/1975 Chĩ huy Thiết đoàn 21

Tướng lãnh Xuất thân từ Binh chủng Thiết giáp

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ
sau cùng
Chú thích
1
Hoàng Xuân Lãm
Trung tướng
Phụ tá Tổng trưởng Quốc phòng
2
Vĩnh Lộc
Tổng Tham mưu trưởng
3
Nguyễn Văn Toàn
Tư lệnh Quân đoàn III
Kiêm Chỉ huy trưởng Thiết giáp
4
Nguyễn Duy Hinh
Thiếu tướng
Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh
5
Dương Ngọc Lắm
Phụ tá Đặc biệt Phủ Thủ tướng
6
Lâm Quang Thơ
Chỉ huy trưởng trường Võ bị Quốc gia
7
Lý Tòng Bá
Chuẩn tướng
Tư lệnh Sư đoàn 25 Bộ binh
8
Phan Hòa Hiệp
Tổng trưởng Thông tin Chiêu hồi
9
Trần Quang Khôi
Tư lệnh Lữ đoàn 3 Kỵ binh
10
Nguyễn Văn Thiện
Tư lệnh Biệt khu Quảng-Đà
11
Lê Đức Đạt
Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh
Nguyên Đại tá Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh. Mùa hè năm 1972 hy sinh tại mặt trận Dakto (Tân Cảnh), Kontum. Được truy thăng Chuẩn tướng.
12
Trương Hữu Đức
Võ bị Đà Lạt K10
Chiến đoàn trưởng
Chiến đoàn Đặc nhiệm
Nguyên Đại tá Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 5 kiêm Chiến đoàn trưởng Chiến đoàn Đặc nhiệm 52. Mùa hè năm 1972 tử trận tại mặt trận Chơn Thành, Bình Long. Được truy thăng Chuẩn tướng.

Chỉ huy nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trận đánh nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đại tá Nguyễn Xuân Hường, sinh năm 1929 tại Quảng Nam.
  2. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  3. ^ Trung tá Nguyễn Cung Vinh tử trận khi cùng đơn vị triệt thoái trên đường 7B (tại địa phận quận Sơn Hòa, Phú Yên) vào ngày 21 tháng 3 năm 1975, Thiếu tá Nguyễn Chinh Phu (Thiết đoàn phó) thay thế chỉ huy Thiết đoàn
  4. ^ Đại tá Lương Chí, sinh năm 1935 tại Thừa Thiên.
  5. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức
  6. ^ Đại tá Trần Ngọc Trúc, sinh năm 1929
  7. ^ Đại tá Thẩm Nghĩa Bôi, sinh năm 1923 tại Hà Nội.
  8. ^ Đại tá Lương Bùi Tùng, sinh năm 1930 tại Bắc Ninh.
  9. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  10. ^ Đại tá Nguyễn Trọng Luật, sinh năm 1929 tại Long Xuyên.
  11. ^ Đại tá Vũ Quốc gia, sinh năm 1930 tại Hà Nội.
  12. ^ Đại tá Nguyễn Văn Của, sinh năm 1931 tại Sài Gòn.
  13. ^ a b Cấp bậc khi nhậm chức
  14. ^ Đại tá Dương Văn Đô, sinh năm 1926 tại Sơn Tây.
  15. ^ Cố Đại tá Nguyễn Tuấn, sinh năm 1931 tại Nam Định.
  16. ^ Đại tá Nguyễn Quang Nguyên, sinh năm 1932 tại Thái Nguyên.
  17. ^ Đại tá Trần Văn Tỷ, sinh năm 1934 tại Tây Ninh.
  18. ^ Đại tá Nguyễn Đình Bảng, sinh năm 1928 tại Nam Định.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Ethereum, Cosmos, Polkadot và Solana, hệ sinh thái nhà phát triển của ai là hoạt động tích cực nhất?
Làm thế nào các nền tảng công nghệ có thể đạt được và tăng giá trị của nó trong dài hạn?
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Nhân vật Sakata Gintoki trong Gintama
Sakata Gintoki (坂田 銀時) là nhân vật chính trong bộ truyện tranh nổi tiếng Gintama ( 銀 魂 Ngân hồn )
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Ý Nghĩa Hình Xăm Bươm Bướm Trong Nevertheless
Bất kì một hình ảnh nào xuất hiện trong phim đều có dụng ý của biên kịch
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Nhân vật Epsilon: the Precision - The Eminence In Shadow
Epsilon (イプシロン, Ipushiron?) (Έψιλον) là thành viên thứ năm của Shadow Garden, là một trong "Seven Shadows" ban đầu.