Lương Ngọc Trâm

Lương Ngọc Trâm
Chức vụ
Nhiệm kỳ26 tháng 6 năm 2015 – nay
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Chánh tòa Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
Nhiệm kỳ11 tháng 3 năm 2015 – nay
Tiền nhiệmLê Bá Thân
Kế nhiệmđương nhiệm
Vị trí Việt Nam
Thông tin cá nhân
Sinh10 tháng 8, 1966 (58 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Học vấnThạc sĩ Luật

Lương Ngọc Trâm (sinh ngày 10 tháng 8 năm 1966) là một nữ thẩm phán người Việt Nam. Bà hiện là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam, Chánh tòa Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao.[1][2]

Xuất thân

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà sinh ngày 10 tháng 8 năm 1966, quê quán ở Hà Nội.[2]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Bà có bằng Thạc sĩ Luật.[2]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, bà là thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.[3]

Ngày 12 tháng 9 năm 2008, bà được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam bổ nhiệm làm Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kì 5 năm.[4]

Tháng 11 năm 2013, bà là Thẩm phán, Phó Chánh tòa Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao (công tác tại cơ quan thường trực phía Nam Việt Nam).[5]

Ngày 11 tháng 3 năm 2015, bà đang là Phó Chánh tòa phụ trách Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh tòa Tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao với thời hạn 5 năm.[6]

Ngày 26 tháng 6 năm 2015, Quốc hội Việt Nam khóa 13 đã bỏ phiếu phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình về việc bổ nhiệm bà làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, với tỉ lệ đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đồng ý phê chuẩn là 88,87%. Bà là người trẻ nhất trong số 15 Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được bổ nhiệm.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b V. V. Thành (ngày 26 tháng 6 năm 2015). "Quốc hội phê chuẩn 15 thẩm phán tòa án nhân dân tối cao". Báo Tuổi trẻ. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ a b c "THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO LƯƠNG NGỌC TRÂM". Tòa án nhân dân tối cao. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017. {{Chú thích web}}: |ngày lưu trữ= cần |url lưu trữ= (trợ giúp)[liên kết hỏng]
  3. ^ Xuân Hòa - Tố Bình (ngày 24 tháng 8 năm 2002). "Vụ án Năm Cam vào phiên tòa mẫu: Xét xử tranh tụng". Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ T. Tùng (ngày 13 tháng 9 năm 2008). "Tái bổ nhiệm, bổ nhiệm ba phó chánh tòa". Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. {{Chú thích web}}: |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp); |url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ "Hội nghị lấy ý kiến giới thiệu nhân sự bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao". Tòa án nhân dân tối cao. ngày 11 tháng 11 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ Tâm Lụa (ngày 11 tháng 3 năm 2015). "Ông Nguyễn Văn Hạnh làm Phó chánh án TAND tối cao". Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 22 tháng 9 năm 2017.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
[Zhihu] Điều gì khiến bạn từ bỏ một mối quan hệ
Khi nào ta nên từ bỏ một mối quan hệ
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Triết học thực hành: Những cuốn sách triết học bạn có thể thực sự ứng dụng trong cuộc sống
Suy Tưởng có lẽ là cuốn sách “độc nhất vô nhị” từng được thực hiện: nó bản chất là cuốn nhật ký viết về những suy nghĩ riêng tư của Marcus Aurelius
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
6 cách để giao tiếp cho người hướng nội
Dù quan điểm của bạn có dị đến đâu, khác biệt thế nào hay bạn nghĩ là nó dở như thế nào, cứ mạnh dạn chia sẻ nó ra. Vì chắc chắn mọi người xung quanh cũng sẽ muốn nghe quan điểm của bạn
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Download Princess Connect! Re:Dive Vietsub
Chuyển thể từ game đi động cùng tên là câu chuyện về một anh chàng tỉnh dậy ở thế giới phép thuật không có ký ức gì và Cuộc phiêu lưu của chàng trai ấy và các nữ pháp sư xinh đẹp bắt đầu