La Bằng

La Bằng
Xã La Bằng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Bắc Bộ
TỉnhThái Nguyên
HuyệnĐại Từ
Địa lý
Tọa độ: 21°37′34″B 105°32′10″Đ / 21,62611°B 105,53611°Đ / 21.62611; 105.53611
La Bằng trên bản đồ Việt Nam
La Bằng
La Bằng
Vị trí xã La Bằng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích17,95 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng3.562 người[1]
Mật độ198 người/km²
Khác
Mã hành chính05815[2]
Websitelabang.daitu.thainguyen.gov.vn

La Bằng là một thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã La Bằng thuộc vùng núi Tam Đảo, nằm ở phía tây huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35 km và cách thị trấn Hùng Sơn khoảng 4 km, có vị trí địa lý:

Xã La Bằng có diện tích 17,95 km², dân số năm 1999 là 3.562 người,[1] mật độ dân số đạt 198 người/km².

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau năm 1975, La Bằng là một xã thuộc huyện Đại Từ.

Đến năm 2019, xã La Bằng được chia thành 10 xóm: La Nạc, La Sau, La Bằng, Đồng Tiến, La Cút, Rừng Vần, Kẹm, Tiến Thành, Đồng Đình, Non Bẹo.

Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Tiến Thành và xóm Kẹm thành xóm Tân Sơn.[3]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã La Bằng được chia thành 9 xóm: Đồng Đình, Đồng Tiến, La Bằng, La Cút, La Nạc, Lau Sau, Non Bẹo, Rừng Vần, Tân Sơn.[3]

Trước đây, nền kinh tế của xã La Bằng chủ yếu dựa vào cây lúa và trồng màu, nhưng đã tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang cây chè, vốn là loại cây truyền thống tại địa phương.[4] Cây chè đã xuất hiện ở La Bằng từ cuối thế kỷ XIX.

Chợ chè La Bằng họp 12 phiên mỗi tháng và có cả chè từ những nơi khác đem đến. Trên khu đất thuộc Đèo Khế, núi Điệng của xã hiện còn có bãi chè cổ thụ, nhiều cây có đường kính rộng tới 50 cm.[5]

Đây cũng là xã nằm trong chương trình 135 của chính phủ Việt Nam.[6]

Đây là nơi thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên vào tháng 3 năm 1936 tại xóm Lau Sau, bao gồm có 4 đảng viên, đều là người dân tộc Nùng.

Ngày 15 tháng 9 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xã La Bằng thăm nơi ở và làm việc của cán bộ cao cấp Bộ Tổng tham mưu.[7]

Suối Tiên Sa chảy dọc theo chiều dài của xã và đổ vào sông Công, dòng suối là một địa điểm du lịch được đầu tư để chở thành khu du lịch sinh thái gắn liền với khu du lịch vùng Tam Đảo. Ngoài ra, trong khu vực còn có cách địa điểm tham quan khác như Kẹm La Bằng, suối Trơn, bàn Cờ Tiên, Vực Thẳm, Sạt Đèo Khế, Chuôm, Ngả Hai, Voi Dắt, Đá Ngầm, Đeo Tiều.[8]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ a b “Nghị quyết về việc sáp nhập, đổi tên các xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “La Bằng (Đại Từ): Cây chè khẳng định vị thế cây kinh tế mũi nhọn”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2021.
  5. ^ Hương chè La Bằng[liên kết hỏng], Báo Nhân dân
  6. ^ Đón Bằng công nhận 10 làng nghề chè truyền thống[liên kết hỏng]
  7. ^ "Bác Hồ với Thái Nguyên"
  8. ^ Thái Nguyên - Danh thắng và Du lịch.[liên kết hỏng]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Tiểu thuyết ma quái Ponyo: Liệu rằng tất cả mọi người đều đã biến mất
Ponyo thực chất là một bộ phim kể về chuyến phiêu lưu đến thế giới bên kia sau khi ch.ết của hai mẹ con Sosuke và Ponyo chính là tác nhân gây nên trận Tsunami hủy diệt ấy.
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Nhân vật Kakeru Ryūen trong Classroom of the Elite
Kakeru Ryūen (龍りゅう園えん 翔かける, Ryūen Kakeru) là lớp trưởng của Lớp 1-C và cũng là một học sinh cá biệt có tiếng
[Giả thuyết] Paimon là ai?
[Giả thuyết] Paimon là ai?
Trước tiên là về tên của cô ấy, tên các vị thần trong lục địa Teyvat điều được đặt theo tên các con quỷ trong Ars Goetia
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Sinh vật mà Sam đã chiến đấu trong đường hầm của Cirith Ungol kinh khủng hơn chúng ta nghĩ
Shelob tức Mụ Nhện là đứa con cuối cùng của Ungoliant - thực thể đen tối từ thời hồng hoang. Mụ Nhện đã sống từ tận Kỷ Đệ Nhất và đã ăn thịt vô số Con Người, Tiên, Orc